MỤC LỤC
Tính tin cậy: cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của tất cả các thông tin được sủ dụng trong tổ chức, nhờ đó đảm bảo phối hợp tốt các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của tổ chức. Tính linh hoạt: Được coi là một hệ tĩnh, cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kì tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng như ngoài môi trường.
- Mức độ của việc kiểm soát và số cấp độ cần có trong công ty để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu một cách có hiệu quả. - Các thành viên trong ban lãnh đạo và yếu tố kỹ thuật cũng như các nhân viên có đủ năng lực và kỹ năng để hoàn thành vai trò được giao?.
Về cơ chế vận hành, chúng ta không những phải xét đến cơ chế vận hành trong nội bộ các đơn vị, mà còn phải xét đến cơchế vận hành lớn phục vụ cho toàn bộ doanh nghiệp, tức là vừa phải thiết kế cơ chế vận hành khuyến khích sự dị biệt, vừa phải thiết lập cơ chế vận hành tổng thể nhằm xúc tiến việc tổng hợp và điều hòa, phối hợp. Như vậy, viêc thiết kế cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với mô hình doanh nghiệp, với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, nhằm phát huy thế mạnh nội bộ của doanh nghiệp đó là mối liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để cùng hướng đến mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Với những kết quả đã đạt được, có thể nhận thấy rằng sự phát triển không ngừng của tập thể Vinatea trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chè, trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, đương đầu với khó khăn và thử thách bằng những thế mạnh và phát huy những cơ hội có được đã đạt được những thành thành quả to lớn, xứng đáng là đơn vị nòng cốt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Chè của cả nước. Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế lên lịch chi tiết cho khúa đào tạo nội bộ, trong lịch phải núi rừ: thời gian, địa điểm, thành phần học viên, giảng viên, trong trường hợp mời giáo viên bên ngoài đến đào tạo, Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế phải viết đề xuất trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Khi có nhu cầu về tuyển dụng nhân sự các bộ phận lập yêu cầu tuyển dụng của đơn vị mình và nộp cho cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế xem xét sơ bộ và trình Tổng Giám đốc phê duyệt theo mẫu PHIẾU ĐỀ XUẤT TUYỂN DỤNG.Tổng Giám đốc xem xét và phê duyệt đề xuất tuyển dụng này.Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế căn cứ vào trách nhiệm xác định các tiêu chuẩn để tuyển dụng liên hệ với các đơn vị cung cấp nhân lực hoặc đăng tin tuyển dụng.Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế trực tiếp hoặc phối hợp với các bộ phận và tổ chức thi tuyển, phỏng vấn tuyển dụng.Kết qủa tuyển dụng phòng Tổ chức Pháp chế trình Tổng Giám đốc xem xét, phê duyệt.Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế thực hiện các thủ tục cần thiết để nhận người mới vào thử việc.
Khi mới thành lập, TCT có 23 doanh nghiệp thành viên sản xuất chè và 6 đơn vị sự nghiệp (bao gồm: 01 Viện nghiên cứu chè; 01 Trung tâm điều dưỡng; 01 Trung tâm kiểm tra chất lượng chè và 03 bệnh viện). Sản lượng chè xuất khẩu hàng năm của TCT chiếm khoảng 30-40% tổng sản lượng chè xuất khẩu cả nước với khả năng xuất khẩu được 30.000 tấn chè thành phẩm/năm.
Diện tích chè do TCT trực tiếp quản lý và tổ chức sản xuất là 6.490 ha, tổng công suất chế biến đạt 400 tấn búp tươi/ngày. - Tiến hành một số công việc chuẩn bị để cổ phần hóa TCT- cty mẹ trong năm 2008 như: Xử lý tồn tại về tài chính, trong đó tồn tại lớn nhất là công nợ phải trả đầu tư các nhà máy chè từ nguồn ODA, công nợ phải thu hàng hợp tác Liên Xô – Ba Lan với các doanh nghiệp chè ở các địa phương.
Do vậy, viẹc đưa một số Cty sản xuất, chế biến chè với cơ cấu vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến vào trong cơ cấu của Cty mẹ sẽ tạo điều kiện tập trung được trí tuệ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nghệ có trình độ cao để giải quyết các vấn đề thay đổi giống chè mới, áp dụng phương pháp canh tác nông nghiệp tiên tiến, áp dụng quy trình chế biến chè an toàn, đào tạo đội ngũ cán bộ - công nhân lành nghề trong quản lý và sản xuất chè, cán bộ marketing hiện đại đang là đòi hỏi cấp thiết trong sản xuất và chế biến chè. Riêng phần lẻ của tổng số năm thực tế làm việc để tính chia số dư các quĩ nêu trên do DN tự quyết định người lao động được mua cổ phần ưu đãi theo qui định, trong các DN 100% vốn nhà nước khi tiến hành cổ phần hoá, bao gồm: Các chức danh quản lý DN không thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động: Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn (bao gồm cả người lao động tuyển dụng trước ngày 30/8/1990 mà chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động); Người đang làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn đủ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng; người lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo qui định của pháp luật, chờ việc theo quyết định của giám đốc DN.
Để xây dựng TCT Chè VN mạnh, đủ sức thực hiện mục tiêu đề ra, căn cứ vào tình hình thực tiễn và điểm a, mục 1, điều 37 của Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về tổ chức, quản lý TCT nhà nước và chuyển đổi TCT nhà nước, Cty nhà nước độc lập, Cty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức Cty mẹ - Cty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, TCT đề nghị Bộ và Chính phủ cho phép sáp nhập Cty TNHH Nhà nước 1 thành viên Chè Mộc Châu, Sông Cầu, và Cty chè Việt Cường vào Cty mẹ, sau đó tiến hành CPH Cty mẹ. Theo hướng thiết kế lại cơ cấu tổ chức theo mô hình TCT CP Chè Việt Nam trên, nhằm mục tiêu phát huy tối đa và phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban và quan trọng là sự sáp nhập 3 đơn vị sản xuất chè có vườn chè trực tiếp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liên kết sản xuất chế biến chè an toàn nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng Chè của TCT trên thị trường, xứng đáng vị trí then chốt của cả nước trong xuất khẩu chè. - Công ty mẹ được chủ động sử dụng vốn và tài sản Nhà nước giao; được tự chủ kinh doanh; được chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; như vậy là tính chủ động, tự chủ trong kinh doanh được đề cao đồng thời với đề cao trách nhiệm phải sử dụng có hiệu quả, phải bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao.
Việc điều chỉnh cơ cấu này không chỉ tăng thêm sức mạnh của công ty mẹ mà còn khai thác được tiềm năng, phát huy thế mạnh của các đơn vị thành viên, những đơn vị được trở thành các bộ phận hạch toán phụ thuộc công ty mẹ. Dựa vào sức mạnh của công ty mẹ về thương hiệu, thị trường, tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực, các đơn vị này sẽ có đủ điều kiện để phát triển trồng các giống chè mới có chất lượng cao trên quy mô lớn, đổi mới công nghệ, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của các nhà nhập khẩu, các nhóm tiêu dùng khác nhau trong xã hội, nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm, tạo thêm được việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.