MỤC LỤC
Với nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật kinh tế trong hệ thống các hoạt động QLNN về kinh tế, trước hết làm cơ sở cho mọi công dân Việt Nam (và cả các nhà đầu tư nước ngoài) yên tâm, có lòng tin để làm kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam (và một phần cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài) khi Đảng cầm quyền cú đường lối chớnh trị - kinh tế rừ ràng, cỏc điều kiện tối thiểu để cho một hoạt động kinh tế - xã hội của mọi thành phần kinh tế đã được thể chế hoá, trong đó nội dung chủ yếu là xây dựng pháp luật. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quyền sở hữu: Trong các luật đã ban hành, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luật Đất đai,… phải tiếp tục hoàn thiện bằng cách thay bằng bộ luật mới, như đang cố gắng để kỳ họp cuối năm 2005 có thể trình Quốc hội xin ý kiến, như Luật Doanh nghiệp (áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế), Luật Đầu tư (áp dụng cho đầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước), Luật Đấu thầu, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đăng ký bất động sản, Luật Nhà ở,…; với các tài sản thuộc về sở hữu toàn dân cũng cần nghiên cứ bổ sung và xây dựng mới liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước, đến đất đai, đến tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường,….
Các nước công nghiệp phát triển trong 3 thập kỷ đã chuyển dịch nhanh chóng, thập kỷ đầu xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, thập kỷ tiếp theo công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và vốn cao, thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 thực hiện công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao có sức cạnh tranh lớn. Có khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Singapore, Hàn Quốc… phối hợp với các doanh nghiệp trong nước để đầu tư xây dựng các chung cư cao tầng, cao cấp, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam thu được lợi nhuận thì đầu tư vào địa ốc, như RRE đầu tư tòa nhà E-town, Công ty điện tử Biên Hòa đầu tư vào cao ốc Belco, Vitek VTB cũng đang xây dựng cao ốc 10 tầng.
Đối với các dự án còn phải phê duyệt, cấp phép đầu tư, cần có quy chế phân cấp hợp lý cho chính quyền các địa phương theo nguyên tắc phân quyền gắn với trách nhiệm, mở rộng phân cấp gắn với tăng cường kiểm tra giám sát của cấp trên đối với việc thi hành luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch chung của cấp dưới…. Để đạt được mục tiêu đó, mọi nỗ lực của Đảng và Nhà nước phải tập trung theo hướng tiếp tục xây dựng hoàn thiện luật pháp về kinh tế nhằm tạo dựng cho được mụi trường kinh tế vĩ mụ, mụi trường kinh doanh thuận lợi, rừ ràng, an toàn, và dự báo trước được cho người dân và các loại hình doanh nghiệp; phải áp dụng đồng bộ các chính sách, biện pháp để phát triển các loại hình doanh nghiệp, các loại thị trường; đồng thời phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế; đổi mới vai trò chức năng của Nhà nước và QLNN về kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật, nguyên tắc, cơ chế của thị trường, và áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo định hướng XHCN cho sự phát triển của nền kinh tế.
Quốc hội ban hành Hiến pháp, các luật có liên quan đến doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật DNNN, Luật HTX, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư trong nước (trong tương lai là Luật Doanh nghiệp chung, Luật Đầu tư chung). Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, Quyết định. Chính phủ ban hành các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết.. Thủ tướng chính phủ ban hành các Quyết định, Chỉ thị. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành các Quyết định, Thông tư. UBND các tỉnh, thành phố ban hành các Quyết định, Thông tư, Chỉ thị.. b) Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh, bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước ủy quyền (cho phép) Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Chính phủ để Quốc hội thông qua. Mặt khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án thành lập và hoạt động các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn, với vốn đầu tư trên 40 triệu USD, có diện tích sử dụng đất trên 100 ha. Bộ cũng hướng dẫn các Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đăng ký kinh doanh và theo dừi cỏc hoạt động kinh doanh trờn địa bàn quản lý của cỏc địa phương đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham mưu cho các UBND các địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội. c) Tổ chức thực hiện và quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho người QLDN, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ QLNN đối với doanh nghiệp, đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
Các trường học, nhất là các trường dạy nghề, chuyên nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học cần trang bị cho học viên những tư duy lý luận, những kiến thức và kĩ năng cần thiết về kinh doanh và quản trị kinh doanh để đại bộ phận khi tốt nghiệp ra trường có thể trở thành những người chủ kinh doanh, chứ không phải chỉ để trở thành công chức nhà nước hay đi làm thuê cho các DN như lâu nay. - Chính sách về lao động, đào tạo nghề: Tăng cường hệ thống các trường dạy nghề ở Trung ương và các địa phương, khuyến khích các trường, cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học tăng cường hợp tác với các DN đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho công nhân viên, nghiên cứu theo hợp đồng về các đề tài phục vụ sản xuất - kinh doanh và quản lý, gắn giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học với sản xuất - kinh doanh.
- Tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường, tiếp tục phát triển các loại thị trường như thị trường hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, dịch vụ cho sản xuất, dịch vụ cho đời sống), thị trường sức lao động, thị trường vốn (cả vốn ngắn hạn và vốn dài hạn), thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, thông tin, sở hữu trí tuệ,. - Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia; cải cách hệ thống thuế để vừa đảm bảo chống thất thu thuế vừa có tác dụng nuôi dưỡng nguồn thu, vừa kích thích sự phát triển của các chủ thể tham gia thị trường; sử dụng linh hoạt, có hiệu quả, các công cụ chính sách tiền tệ như: tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc của thị trường; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng tiện lợi, thông thoáng đến các doanh nghiệp và mọi người dân có nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, chú trọng khu vực nông nghiệp và nông thôn, đồng thời có những biện pháp hạn chế và khắc phục những rủi ro trong kinh doanh.
Cần xây dựng và thực hiện một chiến lược mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động HNKTQT với định tớnh và định lượng rừ ràng, đủ tầm nhỡn xa, rộng và tính thiết thực, trong đó có chủ trương với từng đối tác, đặc biệt là những đối tác lớn, từng lĩnh vực hội nhập, từng vấn đề phải xử lý, từng cam kết phải thực hiện, từng cơ hội phải tận dụng, từng trở ngại phải vượt qua…, có lộ trình xác định đúng ưu tiờn, những bước đi và biện phỏp thực hiện, vạch rừ cỏc tỏc nhõn theo một sự phõn cộng hợp lý, các phương tiện và cách thức thi hành, bao gồm cả cách thức kiểm tra và đánh giá kết quả. Cần đổi mới hệ thống thể chế để không bảo hộ quá đáng các DNNN, không dung dưỡng độc quyền và bao cấp có hại; cần mở rộng sự tham gia cho khu vực tư nhân, đối xử thỏa đáng với hoạt động đầu tư kinh doanh của người nước ngoài tại Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi cho HNKTQT đúng đắn; tiến hành những cuộc đàm phán và ký kết về hội nhập kinh tế song phương và đa phương, tổ chức chỉ đạo cuộc HNKTQT của cả nước, phấn đấu giành thành quả cao nhất, bảo đảm định hướng và các nguyên tắc của chế độ, bảo vệ lợi ích của Việt Nam.
- Nhanh chóng thành lập Cơ quan thông tin tiếp thị hàng hoá xuất khẩu làm nhiệm vụ theo dừi sỏt diễn biến tỡnh hỡnh thị trường thế giới, thụng tin cho Chớnh phủ, cỏc bộ, ngành, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh xuất khẩu… để kịp thời xử lý những tình huống phức tạp nảy sinh; dự báo chính xác được cung - cầu hàng hoá trên thị trường thế giới ở từng thời điểm nhất định; thương lượng với các tổ chức quốc tế, quốc gia nhằm loại bỏ những hàng rào kỹ thuật và phi thuế quan bất hợp lý đối với hàng xuất khẩu của nước ta. - Hiệp hội sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng hoá Việt Nam cần hướng dẫn và tổ chức các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng hoá tham gia tích cực vào thực hiện chương trình phát triển xuất khẩu đến năm 2005; thường xuyên kết hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức tốt thông tin thị trường, giới thiệu khách hàng cho doanh nghiệp, tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, EU để làm đầu mối giao dịch và xúc tiến thương mại.
Nhà nước cần trợ giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ; hiện đại hoá sản xuất; tạo nên các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao hơn; trợ giá hoặc miễn thuế trong một số năm đầu cho các sản phẩm thâm nhập thị trường mới; kịp thời thay đổi chính sách phù hợp khi có sự thay đổi về luật pháp của các nước nhập khẩu hoặc có những biến động lớn về thị trường. - Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh cả theo chiều dọc (từ tạo nguồn nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu) lẫn chiều ngang (phối hợp mở rộng thị trường), nhằm giảm sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường trong nước và tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
Mục tiêu của quản lý NSNN là “để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại”. Do đó, bội chi ngân sách với tỷ lệ cao diễn ra liên tục từ năm này đến năm khác, buộc Nhà nước phải phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, dẫn tới “lạm phát phi mã” đã xảy ra trong suốt một thời gian dài, gây nên một sự mất cân đối nghiêm trọng các chỉ số kinh tế vĩ mô.
Trong hoạch định, quản lý và điều hành thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, có thành tựu nổi bật là động viên, phân bổ nguồn lực tài chính - tiền tệ tương đối bài bản, thông qua một hệ thống công cụ tài chính và các kênh của nó, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, hoàn thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong suốt những năm đổi mới, tạo được dự trữ tài chính nhà nước từ không đến có và đang tăng lên một mức độ đáng kể. Riêng thành tựu về hoạch định, quản lý và điều hành chính sách tiền tệ trong những năm đổi mới thể hiện rừ nhất là đó chủ động sử dụng một số cụng cụ của chớnh sỏch tiền tệ để tác động vào hệ thống tín dụng, đưa lãi suất tín dụng chuyển dần từ lãi suất âm sang lãi suất dương vào giữa thập niên 90 của thế kỷ 20.
Chuyển từ công cụ điều hành trực tiếp sang công cụ gián tiếp, điều hành thị trường tiền tệ đảm bảo cung ứng tốt phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân, kiềm chế được lạm phát, ổn định được giá trị đồng tiền Việt Nam (VNĐ) qua nhiều năm. Trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam thì chỉ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn pháp định cao nhất là 5.000 tỷ VNĐ; các ngân hàng khác ở mức trung bình; Ngân hàng Công thương Việt Nam thì chỉ có 2.500 tỷ VNĐ.
Điều đáng tiếc là do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề quan trọng là công tác QLNN về đất đai chưa đúng tầm, chưa tương xứng với nguồn vốn vô cùng lớn lao đó, cộng với việc chưa làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; một số quan điểm, chính sách, nhận thức chưa thống nhất và thụng suốt, nờn cỏc chớnh sỏch về đất đai khụng rừ ràng, dứt khoát; việc tổ chức thực hiện kém hiệu quả; sự buông lỏng, tùy tiện trong quản lý làm cho sự vận động của đất đai càng trở nên phức tạp và rối ren với nhiều biểu hiện tiêu cực, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước. Trước đây trong chế độ cũ, cán bộ chủ sự quản thủ ruộng đất được đào tạo không chỉ cơ bản mà rất cụ thể về nghiệp vụ, “phải tổ chức mọi công việc thật cụ thể, với ít thể thức nhất và tránh cho các sở hữu chủ và các chức dịch phải đi lại nhiều lần…”, “các chủ sự hoàn toàn chịu trách nhiệm về các hậu quả do công việc mình đã làm”(1); “những sổ ruộng đất và những sổ sách khác dùng trong phòng quản thủ ruộng đất đều phải giữ gìn không tẩy xóa viết đè lên chữ hay viết vào giữa dòng, xóa chữ nào phải gạch một nét nhỏ bằng mực và phải thừa nhận ở bên lề hoặc ở cuối văn bản.
Về cải cách doanh nghiệp nhà nước, Trung Quốc coi việc giảm tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong GDP và trong giá trị tổng sản phẩm công nghiệp nhưng vẫn giữ được vị trí chi phối các ngành công nghiệp nặng, khoa học kỹ thuật mũi nhọn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ then chốt của nền kinh tế là một thành tựu trong điều chỉnh cơ cấu chiến lược của cải cách doanh nghiệp nhà nước phù hợp với đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường mang đặc sắc Trung Quốc. Hiệp hội doanh nghiệp phát triển đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và Nhà nước, nó tạo diễn đàn có tổ chức cho các doanh nghiệp nói lên tiếng nói của mình và Nhà nước cũng hiểu các doanh nghiệp hơn, cập nhật thông tin trực tiếp từ các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng nảy sinh giữa các doanh nghiệp và Nhà nước, tạo điều kiện hợp tác chặt chẽ hơn và quan trọng là hình thành giới chủ doanh nghiệp có trình độ và có văn hoá kinh doanh.