MỤC LỤC
Thông qua hình thức FDI, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chiếm lĩnh thị trường, đẩy các doanh nghiệp trong nước vào một môi trường không cân sức giưa một bên là các công ty xuyên quốc gia luôn có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật, công nghệ với một bên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực thấp. Hoạt động FDI còn nhằm khai thác các nguồn tài nguyên mà nước đầu tư không có hay khan hiếm, cộng với sự quản lý lỏng lẻo về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường của nước chủ nhà sẽ dẫn đến việc khai thác một cách bừa bãi, làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, nguồn vốn ODA có chiều hướng giảm cả về quy mô và mức độ ưu đãi, nguồn vốn vay Thương mại để tự đầu tư không nhiều, phải chịu lãi suất cao, điều kiện vay khắt khe, chịu rủi ro của biến động tỷ giá. Do vậy, cũng như các nước đang phát triển khác, để tránh “cái vòng luẩn quẩn” về phát triển kinh tế, đòi hỏi Việt Nam phải có biện pháp thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, nhất là nguồn vốn FDI.
Rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua, các nước trong khu vực đều thừa nhận vai trò tích cực, tính an toàn của FDI so với vay nợ Thương mại và đầu tư gián tiếp, kể cả từ nguồn viện trợ tài chính khẩn cấp của IMF (chính Hàn Quốc và Thái Lan đã không cần giải ngân tiếp các khoản vay mà IMF cam kết, còn Malaysia thì thẳng thắn cự tuyệt những khoản vay đầy điều kiện ngặt nghèo này). Tóm lại, trong chiến lược lâu dài xây dựng và phát triển kinh tế đất nước theo đường lối đổi mới, đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, việc thu hút nguồn vốn đầu tư quan trọng này là tất yếu khách quan, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH nền kinh tế đất nước.
Các nước nhận FDI, đặc biệt là các nước vừa phục hồi sau khủng hoảng, các nền kinh tế đang chuyển đổi và các nước đang phát triển khác có xu hướng tập trung nỗ lực đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, mở cửa như hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, kích thích tiêu dùng nội địa, dỡ bỏ bớt những rào cản trong các lĩnh vực như bảo hiểm, viễn thông và năng lượng. Quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc giúp các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình khi tham gia đầu ra nước ngoài, đồng thời cũng được bổ sung các mặt hạn chế (nhất là về công nghệ và năng lực quản lý đối với các nước đang phát triển), làm tăng hiệu quả hoạt động kinh tế trong nước thông qua việc tiếp nhận FDI.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho kinh doanh: Singapore có hệ thống cơ sở hạ tầng liên hoàn và phát triển nhất Châu Á, có bến cảng hiện đại đứng thứ ba trên thế giới sau Nhật Bản và Hà Lan, đào tạo công nhân, liên kết xã hội với gia đình và giáo dục phổ thông. Miễn thuế lợi nhuận cổ phần đối với ngành công nghiệp mũi nhọn và giảm thuế trong 5 năm, xí nghiệp xuất khẩu được giảm thuế 8 năm (có nơi tới 15 năm) xí nghiệp thua lỗ không phải chịu thuế về chi phí sản xuất 3 năm và chuyển số lỗ vào thời gian sau khi xí nghiệp làm ăn có lãi, ưu đãi thuế về nhập khẩu thiết bị.
Tuy vậy, trong điều kiện ở giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá và với đặc trưng của nền kinh tế trong đó nông nghiệp nhiệt đới đang là một trong những thế mạnh của Việt Nam thì tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này như hiện nay là còn khoảng cách tương đối xa so với Việt Nam, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng mà chúng ta chưa có điều kiện để khai thác và từ đặc điểm phân bố dân cư, lao động, việc làm như hiện nay thì sự thành công trong phát triển nông thôn, nông nghiệp là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Lĩnh vực công nghiệp hoá chất: đến nay lĩnh vực này đã thu hút được 89 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1117 triệu USD (có 36 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 48 dự án liên doanh và 5 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh) trong số đó vốn thực hiện là 397,6 triệu US (bằng 35,65% vốn đăng ký) Lĩnh vực dệt may, giày dép: đây là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, suất đầu tư cho mỗi lao động thấp, triển khai sản xuất kinh doanh nhanh, đặc điểm này rất thích hợp với điều kiện kinh tế và thời kỳ đầu tiến hành CNH - HĐH ở nước ta.
Và đây cũng là ngành ngay từ đầu đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù số dự án và vốn đầu tư của ngành này có tỷ trọng chưa cao trong tổng số dự án cũng như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhưng cho đến hết năm 2000 cũng đã có 273 dự án với số vốn là 7585 triệu USD đầu tư vào xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, phát triển đô thị, trong đó đã có 33,66% số vốn đầu tư đã được thực hiện. Đối với ngành nông nghiệp, FDI với trên 200 dự án còn hiệu lực đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, sản.
Ngoài việc phần lớn các doanh nghiệp thua lỗ thực sự do môi trường kinh doanh khó khăn và nhiều rủi ro, cũng như nhiều doanh nghiệp đang trong thời kỳ “lỗ kế hoạch”, vì một mặt phải kinh doanh sau một số năm mới đạt điểm hoà vốn và sau đó có lãi, mặt khác cũng do một số tập đoàn lớn có tiềm năng kinh tế mạnh chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị trường lâu dài, cạnh tranh với các đối thủ khác. Một mặt, một số nhà đầu tư nước ngoài vì động cơ lợi nhuận đã áp dụng những hình thức bóc lột tinh vi trái với luật về lao động như tăng định mức lao động, tăng ca kíp, kéo dài thời giam làm việc, giảm thu nhập của người lao động kèm theo các biện pháp quản lý khắt khem đối xử trịnh thượng và thô bạo không phù hợp với phong tục tập quán, nếp văn hoá của người Việt Nam, xúc phạm nhân phẩm người lao động.
Thứ nhất, sự cần thiết của nguồn vốn FDI, vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI với tư cách là thành phần kinh tế tư bản Nhà nước đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng nhưng nhận thức, quan điểm đối với hàng loạt vấn đề FDI còn khác nhau như hiệu quả của FDI, tỷ lệ góp vốn của Việt Nam, việc lựa chọn và cho phép các hình thức đầu tư, về sử dụng máy móc đã qua sử dụng, về hướng phát triển các khu công nghiệp… ,do đó phương thức xử lý các vấn đề này còn thiếu nhất quán. Một mặt, do các văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài quá nhiều, được soạn thảo bởi nhiều cơ quan và ban hành ở những thời điểm khác nhau, trong khi việc hệ thống hoá các văn bản pháp luật làm chưa tốt, việc tuyên truyền, giải thích các văn bản không kịp thời nên cán bộ các cấp không nắm được đầy đủ và có tính hệ thống về pháp luật FDI, dẫn đến vận dụng, xử lý không đúng.
Tóm lại, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2005 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2005, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài phai phát triển ổn định hơn, đạt kết quả cao hơn đặc biệt là về chất lượng, so với thời kì trước để đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Vốn đăng ký của các dự án cấp giấy phép mới đạt khoảng 12 tỷ USD.
Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào việt nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến các công ty vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại.
- Chính sách đất đai: củ thể hoá việc cho thuê thế chấp chuyển nhượng đất đai hình thành bộ máy nhanh và hiệu quả (kết hợp giữa thuyết phục tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và cưỡng chế) giảm giá thuê đất công tác đo đạc chỉ nên tiến hành tối đa hai lần thủ tục đơn giản chi phí đền bù giản phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thoả thuật với người sử dụng đất. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quản lý FDI không chỉ nhằm cải thiện thủ tục hành chính để có giấy phép đầu tư mà trước hết là những thủ tục sau giấy phép đẻ dự án được triển khai nhanh chóng đồng thời tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư khi dự án đi vào vận hành , kiểm tra giám sát việc thực hiện có đúng tiến độ không và khi cần thiết có thể điều chỉnh ngay tránh phiền hà lãng phí.