MỤC LỤC
Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan thuế đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế, nghĩa vụ đối với NSNN của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong các văn bản qui phạm pháp Luật về thuế và các quy định khác của pháp luật. Hoạt động thanh tra đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, mà còn giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý của mình đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống chưa, có khiếm khuyết, sơ hở gì dễ dẫn đến sự vi phạm để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở, khiếm khuyết đó.
+ Kiểm tra căn cứ tính thuế trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo, chứng từ, hoá đơn và các tài liệu có liên quan nhằm xác định chính xác số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn, giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của doanh nghiệp. + Thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế để xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế, nộp báo cáo của các luật thuế không, có chây ỳ nộp chậm tiền thuế để chiếm dụng NSNN không, có nợ đọng tiền thuế không. Như vậy, việc thanh tra doanh nghiệp có vốn ĐTNN là công việc mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi cán bộ thanh tra phải nắm vững các quy định của pháp luật thuế, thông thạo nghiệp vụ kế toán, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
Để đạt được yêu cầu trên, cần đối chiếu thời hạn phải nộp thuế theo quy định của các luật thuế với thời gian nộp thuế của doanh nghiệp qua các chứng từ nộp thuế như giấy nộp tiền vào kho bạc, biên lai thuế. Theo phương pháp này, việc kiểm tra được thực hiện từ kiểm tra từ số liệu tổng hợp đến số liệu chi tiết, tức là từ báo cáo tổng hợp (báo cáo tài chính và các báo cáo thuế khác) đến sổ sách kế toán (sổ tổng hợp), đến nhật ký chứng từ, sổ chi tiết và cuối cùng là chứng từ gốc. + Kiểm tra theo loại nghiệp vụ là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, như chứng từ thu, chi tiền mặt, chứng từ ngân hàng, chứng từ xuất nhập kho… Phương pháp này được áp dụng khi cần rút ra kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dung thanh tra.
+ Đăng ký kinh doanh: trên Giấy phép kinh doanh của người nộp thuế thể hiện các thông tin cơ bản của người nộp thuế như tên người nộp thuế, tên giao dịch, địa chỉ kinh doanh, địa chỉ nhà xưởng sản xuất, tên người đại diện theo pháp luật, quy mô dự án đầu tư, vốn điều lệ, vốn đầu tư, mục tiêu dự án đầu tư, ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạt động của dự án, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, các ưu đãi, miễn giảm thuế…. + Đăng ký thuế: mỗi người nộp thuế sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế gồm đăng ký thông tin người nộp thuế như tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên lạc, thời gian bắt đầu hoạt động, các loại thuế phải nộp, số tài khoản ngân hàng, đăng ký tên người đại diện theo pháp luật, tên kế toán trưởng, hình thức hạch toán kế toán (hạch toán độc lập hay phụ thuộc)… Mỗi khi có thay đổi về thông tin người nộp thuế (thay đổi trên Giấy phép kinh doanh, thay đổi kế toán trưởng, thay đổi tài khoản ngân. hàng…) thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký với cơ quan thuế quản lý trong vòng 10 ngày làm việc. Ngoài ra, theo Thông tư của Bộ Tài chính số 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, trường hợp người nộp thuế có thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
+ Tổng số thuế phát sinh là tổng trung bình cộng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh của 2 hoặc 3 năm. Tổng số thuế phát sinh được phân ngưỡng từ cao đến thấp với 4 miền giá trị và được gán điểm số lần lượt là 1,2,3,4 tương ứng với quy mô xếp loại Lớn, Vừa, Nhỏ và Rất nhỏ. Từ kết quả tính điểm, xếp loại quy mô doanh thu và thuế phát sinh trên, thực hiện cộng điểm số của doanh thu và thuế phát sinh để xếp loại quy mô của người nộp thu.
+ Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro về kê khai thuế GTGT và TTĐB thực hiện tổng hợp rủi ro về kê khai theo nguyên tắc nếu doanh nghiệp không phát sinh thuế TTĐB (hoặc GTGT) thì lấy điểm số theo kết quả đánh giá về GTGT (hoặc TTĐB); nếu doanh nghiệp phát sinh cả 2 loại thuế thì lấy điểm số thấp nhất. Tiêu thức này nhằm đánh giá các rủi ro thông qua đánh giá khả năng trong khâu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp: Tổng công ty, công ty có nhiều đơn vị thành viên, chi nhánh phụ thuộc; có công ty mẹ hoặc có chi nhánh ở nước ngoài… thì rủi ro kiểm soát nội bộ cao, khả năng xảy ra hiện tượng trốn thuế thông qua chuyển giá cao. Nguồn: Tổng cục thuế Ngoài việc phân tích rủi ro trên, công tác lập kế hoạch thanh tra còn dựa trên một số chỉ tiêu như: các khoản bất thường trong kê khai thuế của doanh nghiệp, tình hình và kết quả thanh tra, kiểm tra trước đây, các khoản giảm trừ và khấu trừ, doanh nghiệp lỗ liên tục trong nhiều năm, doanh nghiệp có lịch sử hành vi trốn thuế liên tiếp, doanh nghiệp có sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp đã thực hiện hoàn thuế GTGT….
Một trong những mục tiêu chính là xác định được các thay đổi cơ bản trong xu thế, mối quan hệ và việc điều tra các lý do có liên quan đến các thay đổi đó. Có thể nói kỹ thuật phân tích tài chính được sử dụng rộng rãi là phân tích các tỷ suất, phân tích mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều mục trong báo cáo tài chính. Tỷ suất thường được dùng rất hiệu quả khi so sánh chính doanh nghiệp này trong các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh cùng thời kỳ với các doanh nghiệp khác hoặc số liệu chuẩn của ngành.
Hoàn thiện thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN có nghĩa là làm cho công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN ngày càng tốt lên, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thanh tra thuế và hoàn thành được các mục tiêu: phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; phát hiện và xử lý. Đồng thời, nếu khoảng thời gian giữa 2 lần thanh tra thuế kéo dài hơn sẽ dẫn đến tình trạng các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp không được phát hiện và xử lý kịp thời, không có tác dụng phòng ngừa vi phạm trong các năm tài chính tiếp theo, doanh nghiệp dễ mắc lỗi hệ thống gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và nhà nước. Kế hoạch thanh tra được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro người nộp thuế và việc lập kế hoạch thanh tra chỉ có thể thực hiện một cách có hiệu quả khi cơ quan thuế xây dựng được một hệ thống thông tin về người nộp thuế đầy đủ, chính xác và kịp thời, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, của các phần mềm ứng dụng.
Ngược lại, người dõn sẽ khụng cú thỏi độ rừ ràng trước cỏc hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình, và trong việc kê khai, tính thuế, tự giác nộp thuế của mỗi ngưòi dân sẽ không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời.., sẽ dấn đến hậu quả là nguồn thu từ thuế khó tránh khỏi thất thu, không đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, công tác quản lý thuế kém hiệu quả. Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức với việc quản lý thu thuế chưa được qui định đầy đủ, rừ ràng trong cỏc văn bản phỏp luật húa sẽ dẫn đến tỡnh trạng các tổ chức, cá nhân này không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong điều tra xác định mức thuế, thực hiện cưỡng chế về thuế.
Thực hiện luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dừi, xử lý việc kờ khai thuế; Đụn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế. Luật quản lý thuế ra đời, hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế có sự tách biệt giữa các phòng thực hiện chức năng thanh tra thuế và kiểm tra thuế, tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục thuế TP Hà Nội bao gồm: Các phòng thanh tra (4 phòng) và các phòng kiểm tra thuế (6 phòng) thuộc khối văn phòng Cục thuế và các Đội kiểm tra thuế thuộc các Chi cục Thuế. Theo kế hoạch đã được lãnh đạo duyệt, bộ phận thanh tra phối hợp với các phòng chức năng của Cục, cũng như các cơ quan ban ngành tại địa phương để thực hiện việc thanh tra các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành nhằm tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra.