MỤC LỤC
Đối với các doanh nghiệp xây lắp do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, đặc trưng kỹ thuật thi công, tổ chức sản xuất phức tạp, quá trình thi công chia làm nhiều giai đoạn nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng. Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan.
Sau khi đã xác định được đối tượng tính giá thành sản phẩm , kế toán phải lựa chọn và xây dựng được phương pháp tính giá thành cho phù hợp để không những đảm bảo xác định đúng đắn giá thành sản phẩm mà còn đảm bảo công tác tính giá thành sản phẩm được đơn giản, thuận lợi trên cơ sở phù hợp với đối tượng tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (theo công việc) Theo phương pháp này, chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, khi hoàn thành công trình theo đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của sản phẩm theo đơn đặt hàng đó.
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động quản lí đội xây dựng như chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện nước điện thoại các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kĩ thuật bằng sáng chế…không thuộc TSCĐ được tính theo phương pháp phân bổ dần vào các chi phí của đội, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (chi phí không gồm thuế GTGT đầu vào nếu được khấu trừ). Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì bao gồm: tiền lương của nhân viên quản lí đội, tiền ăn ca của nhân viên quản lí đội, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân vận hành máy thi công, nhân viên quản lí đội, chi phí khấu hao, các chi phí bằng tiền khác….
Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi CT hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã trích trước với CP thực tế phát sinh. Nếu CP trích trước lớn hơn CP thực tế phát sinh thì cần lập bút toán hoàn nhập số chênh lệch.
Căn cứ vào các bản dự toán công trình thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang để đối chiếu so sánh với dự toán, từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất để mức phí thực tế không lớn hơn dự toán. Vì vậy các chi phí như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến công trình nào thì được tập hợp cho công trình đó. Để thấy rừ cụng tỏc tập hợp chi phớ và tớnh giỏ thành sản phẩm xõy lắp tại Cụng ty chỳng ta sẽ đi vào theo dừi việc hạch toỏn tại cụng trỡnh " Cầu Bến Thủy 2".
Ta có thể thấy chi phí NVL trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành của sản phẩm xây lắp, vì vậy việc hạch toán chính xác đầy đủ chi phí NVL trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định mức tiêu hao vật chất trong thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dung. Căn cứ vào khối lượng công việc được giao, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao NVL, từng đội công trình sẽ xác định số NVL cần mua rồi lập “Giấy yêu cầu vật tư” để xin cấp vật liệu.
Trường hợp này công ty rất hay sử dụng, công ty vẫn tiến hành lập phiêu nhập, phiếu xuất mà khi vật liệu về tới nơi thi công, thì thủ kho, đội trưởng và phụ trách cung tiêu ký vào mặt sau của hóa đươn do bên bán giao cho. Hóa đơn đó được chuyển về quản lý VT - TB làm thủ tục nhập xuất kèm theo hóa đơn chuyển cho phòng Tài chính - kế toán và ở đội đưa vào quyết toán cho từng đối tượng sử dụng như vật tư mua nhập kho công ty. Các loại vật liệu phụ như: cọc tre, các chất phụ gia, củi đốt, biển báo,… các loại công cụ sản xuất có giá trị nhỏ như: cuốc, xẻng, xà beng, búa,… khi mua một phần hạch toán trực tiếp vào TK 621 hoặc TK 627 ( nếu mua tại chân công trình ), một phần nhập kho rồi mới xuất cho công trình sử dụng ( nếu được mua tại công ty ).
Đồng thời, công ty áp dụng 2 hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là : trả lương sản phẩm theo tập thể tổ, và trả lương theo thời gian với những với những công việc không thực hiện khoán được. Từ đó cán bộ kỹ thuật lập báo cáo nghiệm thu, sau đó gửi về phòng KT - KH: căn cứ vào giá giao khoán tính ra tổng giá trị lương sản phẩm chuyển về đội và tổ, căn cứ vào bảng tính công, bình công bậc lương để chia lương theo đúng chế độ chia lương sản phẩm tập thể.
Xác định được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cần nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý nội bộ trong doanh nghiệp và đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại Công ty Cổ phần XDCTGT 419 được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban chức năng đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô chú, anh chị ở phòng kế toán của Công ty đã giúp em có điều kiện tiếp xúc với thực tế để nghiên cứu và củng cố thêm kiến thức đã học. Công ty và yêu cầu thực tế của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện nay, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện việc tổ chức công tác kế toán ở Công ty nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng.
- Công ty đã tổ chức hạch toán, tập hợp chi phí sản xuất từng công trình, hạng mục công trình theo từng quý là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty trên cơ sở đó xác định đúng giá thành sản xuất khối lượng hoàn thành bàn giao. Những ưu điểm về quản lý và tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm xây lắp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, để đảm bảo tính chính xác giá thành và thuận lợi cho việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công trình, hạng mục công trình công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn đối với TSCĐ và máy thi công. Công ty hiện đang sử dụng rất nhiều mã đối tượng, gồm có: mã đối tượng pháp nhân, mã khoản mục chi phí, mã đối tượng tập hợp, mã hàng hoá… Tuy nhiên, việc sử dụng mã như hiện nay còn chưa hợp lý và không khoa học. Mặc dù các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, song rất ít xuất hiện các nghiệp vụ mới mà chủ yếu là lặp đi lặp lại, do vậy Công ty cần kết hợp với nhà cung cấp phần mềm kế toán để tạo ra các định khoản mặc định sẵn trong chương trình, nhằm giảm bớt thao tác nhập liệu nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao.
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất là nhằm hạn chế tối đa sự thất thoát chi phí trong quá trình sản xuất và nhằm đảm bảo việc đánh giá chính xác chi phí trong giá thành sản phẩm. Từ yêu cầu khách quan đó, công ty cần có kế hoạch phõn tớch tỡnh hỡnh quản lý và sử dụng chi phớ sản xuất rừ ràng hơn nhằm đem lại hiệu quả lớn hơn trong việc ra các quyết định kinh doanh.