Đánh giá thực trạng và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả XK

Chính trị ổn định thì việc kinh doanh sẽ giảm bớt được rủi ro, có thể dự báo trước những rủi ro, thực tế những kế hoạch kinh doanh dài hạn do nhu cầu của khách hàng thay đổi từ từ, có thể dự báo được. Trước khi thực hiện hợp đồng, chỉ đánh giá xem xét một cách tương đối để quyết định xem hợp đồng có khả thi không, sau khi thực hiện hợp đồng cần đánh giá lại để xem xét hiệu quả thực tế của phương vụ.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỐM SỨ, HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA

  • Quá trình hình thành và phát triển của CTy TNHH SoVina
    • Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
      • Hoạt động giao dịch ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng
        • Thực trạng hoạt động XK gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản
          • Ưu, nhược điểm

            Khi hợp đồng được kí kết giữa hai bên, bên cạnh việc tập trung chuẩn bị, kiểm tra hàng hóa, công ty còn phải thực hiện các hoạt động để có thể xuất, nhập khẩu hàng hóa như xin giấy phép xuất nhập khẩu, mở L/C, kiểm tra L/C, làm thủ tục hải quan, thuê các phương tiện vận chuyển hàng, mua bảo hiểm hàng hóa, chuẩn bị các chứng từ liên quan…. Hoạt động của công ty phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở, vào nguồn hàng, khách hàng… khi có đơn hàng lớn, công ty phải huy động hàng từ nhiều cơ sở khác nhau, do đó không tránh khỏi sự chênh lệch về thời gian xuất, chất lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa trong khi người Nhật luôn yêu cầu phải đúng thời gian và chất lượng sản phẩm phải cao.

            Bảng 1 : Thu nhập bình quân của nhân viên công ty qua các năm.
            Bảng 1 : Thu nhập bình quân của nhân viên công ty qua các năm.

            CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỐM SỨ, HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT

            Thực trạng XK gốm sứ, hàng TCMN của Việt Nam những năm qua

              Đáng chú ý là một số thị trường XK hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN chủ lực của Việt Nam và kim ngạch XK vào các thị trường này trong năm 2005 tăng mạnh, thì trong năm 2006, kim ngạch XK hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, hàng TCMN của Việt Nam vào các thị trường này đều giảm sút như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Đài Loan…. Hiện nay, các mặt hàng gốm sứ xuất vào thị trường Mỹ lại tương đối phong phú, trong đó có một số mặt hàng đang rất được ưa chuộng như: bình gốm; chậu gốm các loại, trong đó chậu hoa ngoài trời được tiêu thụ khá mạnh; các loại tượng người và tượng động vật bằng gốm dùng để trang trí; ly, tô, thố bằng gốm sứ….

              Bảng 5: Kim ngạch XK hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ gia dụng và hàng  TCMN  sang một số thị trường.
              Bảng 5: Kim ngạch XK hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ gia dụng và hàng TCMN sang một số thị trường.

              125 Anh Bình

              • Giải pháp

                Từ năm 1996 trở lại đây Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu mây tre đan lớn nhất của Việt Nam. Mây tre đan Việt Nam XK vào Nhật liên tục tăng với nhịp độ cao, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng từ 30-35% năm trong giai đoạn từ 1996 đến nay. Tuy từ năm 1997 đến nay, nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào Nhật Bản tăng nhưng XK mặt hàng này từ Việt Nam sang Nhật Bản tăng thất thường và đang có chiều hướng chững lại. Các yếu tố tác động đến kết quả XK hàng TCMN sang Nhật Bản: cung, cầu, gía cả cạnh tranh và các yếu tố khác. Hàng TCMN của Việt Nam thường không tập trung mà nằm rải rác ở rất nhiều làng nghề trong cả nước. Vì vậy, vấn đề về thu gom hàng hóa rất khó khăn nếu được đặt hàng với nhu cầu lớn. Hàng TCMN của Việt Nam so với hàng Trung Quốc còn kém mẫu mã, chủng loại…. Nhu cầu của người Nhật về hàng TCMN rất đa dạng, thay đổi nhanh theo mùa. Vòng đời của một sản phẩm rất ngắn nên đòi hỏi các nước XK phải rất nhanh nhạy mới có thể đáp ứng những yêu cầu đó. Tuy nhiên, hàng TCMN của Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá do hàng TCMN Việt Nam được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong. nước, cơ sở sản xuất được bố trí gần nguồn nguyên liệu. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phụ cho sản xuất khá nhỏ. Nguồn lao động cho sản xuất mặt hàng này khá dồi dào, và chi phí lao động thấp. Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhìn chung không lớn. Những vấn đề lớn đang đặt ra trong XK hàng TCMN sang Nhật Bản:. Trong 8 năm vừa qua, XK hàng TCMN Việt Nam vào Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch XK chung sang thị trường này. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra cho việc XK hàng TCMN vào thị trường Nhật Bản. Tỷ trọng hàng TCMN của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản nói chung còn nhỏ bé so với tiềm năng thực tế. Nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản về hàng TCMN của các nước châu Á ngày một tăng, trong đó có hàng TCMN của Việt Nam do đáp ứng được một số yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản. Luật lệ, thủ tục nhập khẩu của Nhật Bản rất rườm rà phức tạp và ngày càng cao, do đó các doanh nghiệp cần phải có chiến lược nhằm đáp ứng những yêu cầu này. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chủ động và có chiến lược phát triển lâu dài trên thị trường này. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp vẫn làm việc theo kiểu phi vụ hợp đồng theo chuyến hàng nên tính ổn định trong XK thấp. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ. hàng TCMN của Việt Nam còn thấp hơn các nước trong khu vực như Trung Quốc, Philippin, Đài Loan…. do chất lượng hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường còn yếu. Định hướng phát triển:. Sản phẩm TCMN là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng TCMN ở nước ta ngày càng được mở rộng, ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan.. Hiện hàng TCMN Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đây cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn. Do công nghiệp hoá, hiện đại hoá, định hướng phát triển TCMN gắn liền với phát triển các ngành kinh tế khác nên các doanh nghiệp hoạt động trong ngành TCMN trong chiến lược phát triển của mình cần xác định hướng phát triển là gắn với sự phát triển của ngành nông-lâm nghiệp. Ngoài ra sự phát triển của TCMN còn gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như hoá chất, dệt, thuốc nhuôm… Bên cạnh đó,. định hướng phát triển TCMN còn theo hướng tinh xảo, đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong các nước nhập khẩu hàng TCMN của Việt Nam, Nhật Bản hiện là thị trường chiếm đến gần 30%. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, những năm gần đây, Nhật Bản mỗi năm nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, nhưng Việt Nam chỉ khiêm tốn chiếm 1,7% kim ngạch nhập khẩu đó, do vậy mục tiêu trong năm 2010 sẽ phải đưa lên con số đó lên đến trên 4% với kim ngạch khoảng 150 triệu USD trên tổng số 1.5tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Đối với các sản phẩm gốm sứ và mặt hàng TCMN của Việt Nam, Nhật Bản luôn là thị trường NK lớn, chiếm từ 10-29% tổng kim ngạch XK mặt hàng này của Việt Nam từ trước tới nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, con số trên vẫn chưa xứng với tiềm năng về nguyên liệu và lực lượng lao động hơn 10triệu người của ngành này, mà nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, thiếu thông tin hỗ trợ thị trường. Đối với một sản phẩm TCMN, người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: thứ nhất, sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì; thứ hai, nhà sản xuất sử dụng phương pháp gì để tạo ra sản phẩm và thứ ba, sản phẩm thể hiện. tính truyền thống như thế nào. Trong đó, yếu tố thứ3 là quan trọng nhất, được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có. “hồn”, thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động và mang nét độc đáo riêng. Vì vậy, để có thể chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hóa sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hóa sảm phẩm bằng cách đa dạng hóa chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng như cầu của đông đảo người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất TCMN cần lưu ý: phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm, bởi người Nhật quan niệm. “hàng rẻ là hàng kém chất lượng”. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sảm phẩm chất lượng tốt. Thông thường trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến những khách hàng lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên nản lòng khi khách hàng Nhật chỉ mua một lượng hàng rất nhỏ vì nhiều khi chỉ từ một lượng hàng nhỏ cũng có thể hình thành cả một trào lưu tiêu thụ hàng TCMN Việt Nam thông qua sự giới thiệu của khách hàng đó với người thân, bạn bè. Các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN của Việt Nam muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản cần lưu ý một số điểm quan trọng, đó là thiết kế phải chuyên nghiệp hơn, sử dụng thích hợp các chất liệu, vật liệu sản xuất sản phẩm, có kèm theo thông tin hướng dẫn cụ thể về tính năng, công dụng,. cách sử dụng sản phẩm, sản phẩm phải hài hoà với nhu cầu sử dụng của người Nhật. Thêm vào đó, các vấn đề về giải quyết nguyên liệu thô cho sản xuất, đào tạo lao động, tiếp cận thị trường, giảm thuế giá trị gia tăng, áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất cũng là những vấn đề hết sức quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng TCMN. Các giải pháp cụ thể như sau:. nhóm hàng TCMN) hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính như gỗ, tre, trúc, sáo, giang… đang dần cạn kiệt. - Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực: mặc dù có trên 200 làng nghề, 1.4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ, quy mô sản xuất còn manh mún, nhà xưởng sản xuất còn thiếu, máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, từ đó dẫn đến chất lượng hàng hóa không ổ định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời hạn hợp đồng.