Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cao Su Việt - Trung tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Quá trình huy động, tạo vốn trong doanh nghiệp

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp; Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần. Phân tích và lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp trong từng kỳ kế hoạch, cần phải xem xét các vấn đề sau: cơ cấu tài chính mà doanh nghiệp đã chọn; chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn huy động cụ thể; tình hình thị trường tài chính và các điều kiện để doanh nghiệp có thể huy động được vốn theo từng hình thức huy động; khả năng đáp ứng của mỗi nguồn vốn huy động cụ thể.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn

Chẳng hạn, chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, giá cả hàng hoá vì thế sẽ cao hơn, dẫn đến hàng hoá khó tiêu thụ hoặc thậm chí không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng chậm thu hồi, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn phấn đấu để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh, từ đó tăng vòng quay của vốn kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, nếu có phương pháp tổ chức huy động vốn kinh doanh hợp lý, luôn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, và với mức chi phí huy động hợp lí không những có tác dụng ổn định sản xuất, tránh tình trạng sản xuất bị đình trệ do.

Một quy trình sản xuất kinh doanh hợp lý, có hiệu quả sẽ hạn chế được sự chồng chéo các chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, tăng năng suất lao động, tiết kiệm được các nguồn lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn, từ đó hạn chế các chi phí bất hợp lý, các chi phí phát sinh không cần thiết, giảm thiểu sự lãng phí trong sử dụng vốn kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó mới làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Tất cả các khoản chi có liên quan đến sản xuất, kinh doanh ở năm i: chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý hành chính, chi phí khấu hao, chi phí trả lãi vốn vay, thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. Có thể là doanh thu thuần năm i; giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo qui định) và ở cuối đời dự án; vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án. Có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian; chi phí hàng năm của dự án (chi phí này không bao gồm khấu hao).

IRR ≥ r giới hạn thì dự án được chấp nhận và ngược lại, r giới hạn có thể là lãi suất đi vay, có thể là lợi nhuận định mức do Nhà nước qui định nếu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dựa án sử dụng vốn tự có để đầu tư.[23].

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP Cể VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)

Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước

Qua số liệu dẫn chứng, TS Bùi Văn Vần nhận xét: không khó nhận ra một thực tế là các doanh nghiệp nhà nước tuy có sự giảm nhanh về số lượng, nhưng tỷ trọng cỏc doanh nghiệp cú qui mụ vốn nhỏ giảm rừ rệt, đồng thời tỷ trọng các doanh nghiệp có qui mô vốn lớn tăng nhanh. Sự tăng trưởng qui mô kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước là khá nhanh, tính bình quân giai đoạn 2003 đến 2006 là 31,28%/ năm, còn tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu thuần bình quân của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ này là 24,65%/năm. Điều đáng nói ở đây là, trong khi tỷ lệ tăng trưởng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước rất cao, nhưng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước vừa rất thấp, vừa giảm nhanh qua các năm (xem chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh trong bảng).

Mặc dù xét theo mức tuyệt đối thì các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh và trên doanh thu thuần tăng lên qua các năm, song xét về tỷ lệ tăng trưởng của các chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm sút, đặc biệt nếu so sánh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [37].

Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Theo số liệu tổng hợp của 74 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước 3 năm 2005, 2006 và 2007 đó phản ảnh rừ một thực tế là: hiện nay nhiều Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thay vì mở rộng các hoạt động kinh doanh chính có tính chất thế mạnh của mình, thì họ tăng cường đầu tư vào các hoạt động tài chính- là lĩnh vực hoạt động có nguy cơ rủi ro cao nhất. Các tập đoàn, tổng công ty đã đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp với giá trị lên tới 116.768 tỷ đồng; trong đó có 28 tổng công ty tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm và đầu tư bất động sản với giá trị đầu tư lên tới 23.344 tỷ đồng, bằng 8% vốn chủ sở hữu. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản diễn biến phức tạp của những tháng cuối năm 2007 và năm 2008 vừa qua có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc thua lỗ, mất vốn đối với các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vốn vào lĩnh vực tài chính, bất động sản là điều khó tránh khỏi.

Từ sự phân tích trên đây cho thấy: mặc dầu hoạt động kinh doanh của cỏc doanh nghiệp nhà nước vẫn ngày càng được cải thiện rừ rệt, tài sản và vốn của Nhà nước giao vẫn được bảo toàn, phát triển, tuy nhiên tính bền vững trong sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước là không cao, thậm chí có những dấu hiệu cho thấy nguy cơ sa sút, thiếu ổn định ở không ít các doanh nghiệp nhà nước nếu không sớm có những giải pháp khắc phục kịp thời [37].

Bảng 1.3: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Bảng 1.3: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Giám đốc XDCB

Đặc điểm về sản phẩm và tổ chức kinh doanh của Công ty 1. Đặc điểm về sản phẩm

- Các đơn vị nằm trên địa bàn rộng phi tập trung hoá, trải đều trên vùng đất trung du Bố Trạch và còn mở rộng về cả Thành phố Đồng Hới, điều kiện giao thông đi lại khó khăn do vậy nếu quản lý tài sản, nhân lực không chặt chẽ năng suất lao động sẽ thấp, dễ thất thoát tài sản, vật tư và tiền vốn dẫn đến thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả. - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú Quí: (Khu công nghiệp Tây Đồng Hới) hiện nay một phần cây cao su có tuổi thọ cao không còn khả năng khai thác mủ cao su được nữa tuy nhiên nó vẫn có giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực đồ gỗ gia dụng, do vậy Công ty đã thành lập Nhà máy gỗ xuất khẩu một mặt tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có mặt khác tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập đáng kể cho Công ty. - Khách sạn Phú Quí: được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Công ty đã thành lập thêm khách sạn Phú Quý trước hết là để phục vụ phúc lợi cho cán bộ công nhân viên chức của công ty, bên cạnh đó đây cũng là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cho công ty.

Sản phẩm mủ khô (hay còn gọi là Cao su nguyên liệu) của công ty hiện nay là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy cao su trong nước như: Công ty chế biến Cao su Đà Nẵng, Công ty cao su Sao vàng Hà Nội, Xí nghiệp cao su Hải Phòng, Xí nghiệp giày Thượng Đình… Ngoài ra sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu đến một số nước trên thế giới như Mỹ, EU, Trung Quốc, các nước ASEAN….

Đặc điểm về lao động

+ Thời gian khai thác kinh doanh: giai đoạn này cây Cao su sung sức nhất và cho hàm lượng cũng như chất lượng mủ tốt nhất. + Thời gian khai thác tận thu: lúc này hàm lượng cũng như chất lượng mủ của cây không cao và đã cạn kiệt nên công nhân tiến hành khai thác tận dụng. - Giai đoạn Chế biến: Giai đoạn này được tiến hành song song với giai đoạn khai thác.

Tại nhà máy công nhân sẽ áp dụng quy trình kỹ thuật để đánh đông mủ nước sau đó cho qua cán, máy cắt, máy sấy để tạo ra sản phẩm mủ khô, cuối cùng là đóng gói thành kiện để đưa đi tiêu thụ.

Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2005-2007
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2005-2007