MỤC LỤC
Trước đây Công ty gộp chung phòng KCS với phòng Kỹ thuật, nhưng trước sự thay đổi của điều kiện mới thì 2 phòng được tách ra nhằm thực hiện đúng chức năng của từng phòng. Các thông tin, số liệu từ cấp dưới đã được đáp ứng kịp thời tới cấp lãnh đạo cao nhất của Công ty, vì vậy, Giám đốc và các Phó giám đốc có thể chỉ thị,điều hành, kiểm tra công việc một cách nhanh chóng.
- Xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý và sử dụng lao động và trình giám đốc duyệt ban hành, xây dựng và ban hành nội quy, quy chế tiền lương, thu nhập, chế độ bảo hiểm xã hội, thực hiện chính sách cho người lao động đúng quy định. - Quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, tiêu thụ các phế liệu, công tác nhập khẩu máy móc thiết bị và các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu ( bao gồm cả xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác).
Với đội ngũ quản lý có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề cao, cán bộ kĩ thuật được đào tạo cơ bản với tinh thần trách nhiệm cao, trang thiết bị máy may và thêu hiện đại, Công ty luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về các mặt hàng may mặcxuất khẩu. Hoạt động trong lĩnh vực gia công sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc với mục đích đẩy mạnh sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế, Công ty may Minh Trí đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu đã đảm bảo đúng quy trình nhưng đôi khi vẫn có những thiếu sót trong khâu chuẩn bị kho bãi, nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn chất lượng vẫn được nhập kho do công nghệ, trang thiết bị tiếp nhận cung ứng nguyên vật liệu còn lạc hậu dẫn đến sai lệch trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, hiện nay, Công ty đã xác định cho mình phương hướng, chiến lược dài hạn, tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm bạn hàng trực tiếp chứ không chỉ nhận đặt hàng qua trung gian (văn phòng bên Trung Quốc) như trước đây. - Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu một cách khoa học, đảm đảm bảo tiến độ sản xuất và giao hàng đúng thời gian và địa điểm, đáp ứng đầy đủ yêu cầu các đơn hàng cả về số lượng và chất lượng.
- Giảm 70% các khuyết điểm nghiêm trọng của Công ty: công nhân làm việc 62giờ/tuần( vượt quá quy định), không tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân; giảm số lần khiếu nại của khách hàng xuống còn dưới 1,2% so với tổng đầu mối khách hàng. Công ty cần hoàn thiện và đồng bộ dây chuyền sản xuất, hệ thống máy may, máy thêu, máy cắt,… để tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty trên thị trường khu vực và quốc tế. Về vấn đề chất lượng sản phẩm C Chất lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của Công ty, vì vậy, chất lượng sản phẩm phải được quan tâm hàng đầu ngay từ khâu đầu vào: cung cấp nguyên liệu, tuyển dụng lao động, trang thiết bị,….
Tích cực nghiên cứu, tìm kiếm và lựa chọn các phương án tối ưu về thiết kế của sản phẩm( hình dáng, kết cấu, kích cỡ,…) với các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng với định mức tiêu hao vật tư thấp hơn, góp phần giảm giá thành sản phẩm. Xây dựng hệ thống kênh phân phối và xử lý thông tin nhanh, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: nghiên cứu nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh,… để đưa ra những chính sách tiêu thụ hiệu quả.
Do đặc thù ngành nên nguyên vật liệu trong Công ty đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã,… Vì thế, khi mua sắm nguyên vật liệu, các bộ phận cần chú ý kiểm tra cẩn thận chất lượng từng lô hàng, đảm bảo hàng nhập về đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, khụng nhập hàng kộm phẩm chất. Đối với nguyên vật liệu loại C, mặc dù chiếm tỷ lệ phần trăm mặt hàng lớn nhưng giá trị của chúng lại tương đối thấp nên ảnh hưởng của chúng đến chi phí sản xuất kinh doanh không nhiều, Công ty không cần tập trung nhiều vào việc quản trị nguyên vật liệu loại này. Công ty cần thận trọng hơn nữa trong quá trình đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng và thiết lập mối quan hệ bền chặt với các nhà cung ứng, tiến hành các biện pháp marketing với họ nhằm làm cho họ thường xuyên cấp hàng cho Công ty với độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.
Công ty cần liên tục nghiên cứu, cải tiến công tác định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, dựa trên thực tế tình hình sản xuất kinh doanh mà nghiên cứu xây dựng những định mức hợp lý hơn, đảm bảo cung cấp sản phẩm đạt yêu cầu với mức sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm nhất. Vấn đề giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần đảm bảo giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm lượng nguyên vật liệu kết tinh trong sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm tới mức tối thiểu, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Trong quỏ trỡnh sản xuất, cỏn bộ định mức cần thường xuyờn theo dừi, đỏnh giá quá trình thực hiện định mức đối với từng công đoạn, từng phân xưởng sản xuất để phát hiện những tiêu cực còn tồn tại và nguyên nhân, từ đó có các giải pháp khắc phục, đồng thời phát huy các thành tích đạt được.
Để hoàn thiện công tác vận chuyển, Công ty cần chú trọng hơn nữa vấn đề quản trị vận chuyển bao gồm: định hướng, tổ chức và kiểm tra quá trình vận chuyển nhằm vận chuyển toàn bộ nguyên vật liệu từ nơi cần chuyển đến mục tiêu cần chuyển đảm bảo thời gian, chất lượng và hiệu quả. Để sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu đòi hỏi cán bộ lập kế hoạch, cán bộ vật tư có kỹ năng, trình độ, sự sáng tạo để có thể xây dựng kế hoạch cấp phát khoa học, kịp thời, xây dựng định mức hợp lý,… Công ty cần có các kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc.
Trong những năm qua, kim ngạch ngành dệt may liên tục tăng nhưng mới chỉ phát triển ở khâu gia công và chế biến sản phẩm chứ chưa phát triển nguồn nguyên vật liệu cho ngành nên hầu hết nguyên vật liệu của ngành là phải nhập khẩu. Để phát triển ngành dệt may, Nhà nước cần có những biện pháp phát triển nguồn nguyên phụ liệu tại chỗ cho ngành: đầu tư phát triển cây bông và các nhà máy sản xuất xơ nhân tạo nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho dệt may, cần sớm quy hoạch tổng thể vùng bông, đưa bông vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Chỉ khi có nguồn nguyên vật liệu rẻ thì các doanh nghiệp mới có điều kiện hạ giá thành sản xuất, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tiết kiệm ngoại tệ thay vì nhập khẩu nguyên liệu.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, để các doanh nghiệp dệt may nắm lấy các cơ hội phát triển thì việc phát triển lực lượng lao động giỏi, tay nghề cao cần được chú trọng, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Vì thế, Nhà Nước nên có các chính sách hỗ trợ: cấp kinh phí cho các trường đào tạo và dạy nghề để đào tạo miễn phí cho lực lượng lao động ở những vùng nông thôn khó khăn, nhưng chấp nhận học nghề may công nghiệp để vào làm việc tại các doanh nghiệp may. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu mốt, gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu với việc triển khai sản xuất ở các doanh nghiệp.
Nhà nước cần có các chính sách hỗ đầu tư đào tạo, phát triển đội ngũ các nhà tạo mẫu có trình độ nhằm tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo và hợp thời trang. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, Công ty TNHH Minh Trí cần phải cố gắng hơn nữa, không ngừng hoàn thiện chính mình.