Khuyến khích xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản: Thực trạng và triển vọng

MỤC LỤC

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU RAU QUẢ Nắm vững được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói

Những nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu

Các chính sách đó là: chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, các chính sách khuyến khích xuất khẩu như giảm thuế xuất khẩu, cung cấp tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng rau quả, chính sách xúc tiến thương mại, chính sách đất đai, chính sách phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ sản xuất mới.v.v.Các chính sách trên được thực hiện sẽ tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh hoạt động. Lợi thế so sánh của một quốc gia là những điều kiện thuận lợi hơn mà quốc gia đó có được so với các quốc gia khác, đó là sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, giá nhân công rẻ.v.v.Những điều kiện thuận lợi này giúp cho sản phẩm xuất khẩu của quốc gia đó có chủng loại phong phú, chất lượng tốt, giá thành thấp so với các sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu khác.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Đặc điểm hàng rau quả và vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam

Vì vậy các nhà kinh doanh xuất khẩu rau quả nờn nắm rừ đặc điểm mang tớnh mựa vụ cao này để cú những biện pháp gia tăng sản xuất rau quả trái vụ, tăng cường làm rau quả chế biến đóng hộp để bảo quản lâu hơn, và từ đó hướng ra xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu cao về rau quả trái vụ trên nhiều thị trường nước ngoài. Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người nên loại hàng hoá này ít chịu sự tác động của lượng cung cũng như giá thành, nói cách khác khi lượng cung trên thị trường nhiều hơn và giá cả rẻ hơn thì nhu cầu tiêu dùng cũng không có sự biến động lớn. Và ngược lại, khi rau quả trở nên khan hiếm, giá cả cao hơn đối với những sản phẩm rau quả trái vụ hay những sản phẩm bị thiệt hại do thiên tai thì người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng những sản phẩm rau quả khác có khả năng thay thế vì chủng loại rau quả trên thị trường rất phong phú.

Theo tính toán, nếu bình quân thu nhập trồng một cây vải thiều đạt gần 20 triệu VNĐ/ha thì thu nhập từ các cây lương thực (khoai, sắn, gạo…) chỉ được khoảng 3 triệu VNĐ/ha, hiệu quả thu nhập 1 cây vải thiều 8 tuổi tương đương với thu nhập 3 sào lúa. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của hoạt động xuất khẩu rau quả đã góp phần đưa tên tuổi Việt Nam đến gần hơn với thế giới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.

Sự hấp dẫn của thị trường Nhật Bản đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam

Như vậy, kể từ ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973) cho đến nay, quan hệ kinh tế nói chung và thương mại nói riêng giữa hai nước ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, và một loạt những Hiệp định. Hàng năm Nhật Bản tiêu dùng khoảng 16 triệu tấn rau quả, trong đó tỷ lệ tự sản xuất và cung ứng trong nước chiếm khoảng 40% (năm 2007), 60% lượng tiêu thụ còn lại Nhật Bản phải nhập khẩu từ các nước khác, điều này có thể cho thấy mức độ rộng lớn của thị trường rau quả Nhật Bản. Mặt khác, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam ngày càng được mở rộng, Việt Nam ngày càng có nhiều bạn hàng lớn đã chứng tỏ hàng rau quả Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với mặt hàng rau quả của các quốc gia khác trên thị trường thế giới cũng như trên thị trường Nhật Bản.

Vì vậy, giải pháp trước mắt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả là cần tập trung vào những thị trường có vị trí địa lý gần Việt Nam để giảm thời gian vận chuyển nhằm đảm bảo được độ tươi ngon của rau quả, đồng thời giảm chi phí bảo quản và chi phí vận chuyển từ đó giảm giá thành của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam muốn tận dụng triệt để được những lợi thế đó, tăng cường xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản thì cần phải khắc phục những điểm còn hạn chế của mình như: chất lượng thấp, giá thành kém cạnh tranh, chưa có thương hiệu nổi bật, công tác xúc tiến thương mại còn nhiều bất cập.v.v.Có khắc phục được những hạn chế đó rau quả xuất khẩu của Việt Nam mới có được vị trí vững chắc trên thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường rau quả thế giới nói chung.

Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2001-2007
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2001-2007

NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY ĐỊNH CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI RAU QUẢ NHẬP KHẨU

    Đó là những đặc điểm về thị hiếu người tiêu dùng, những đặc điểm về thị trường, về hệ thống phõn phối rau quả.v.v.Hiểu rừ và nắm vững được những đặc điểm này của thị trường rau quả Nhật Bản, các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam sẽ có chiến lược sản xuất và cung ứng các loại rau quả phù hợp với nhu cầu của thị trường Nhật Bản cũng như có cách thức phân phối rau quả hiệu quả nhất đến tay người tiêu dùng. Người dân Nhật rất ưa chuộng những mặt hàng rau quả mới lạ từ các quốc gia khác như: dứa, xoài, thanh long, rau diếp, hẹ tây, tỏi tây, salat củ cải đường.v.v.Khai thác thị hiếu tiêu dùng phong phú của người tiêu dùng Nhật cũng là một biện pháp giúp các nhà xuất khẩu rau quả thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Vào mùa hè nóng ẩm, người Nhật thường thích dùng những loại rau quả có tác dụng làm mát như: súp lơ, các loại đậu, rau cải, rau đắng, bí ngô, dứa, chuối, xoài.v.v.Vào mùa đông lạnh khô là các loại nấm, khoai tây, các loại quả có múi.v.v.Mặt khác, người tiêu dùng Nhật Bản cũng đòi hỏi bao bì đóng gói phải bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

    Theo khảo sát, có 80% lượng rau quả tươi trên thị trường Nhật Bản được phân phối theo cách này, 20% còn lại được phân phối trực tiếp cho các công ty thương mại, hợp tác xã nông nghiệp, cửa hàng thực phẩm và những người mua với khối lượng lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, sau đó những người này sẽ cung cấp cho người tiêu dùng. Để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng của thị trường Nhật Bản, nhà sản xuất và xuất khẩu cần phải nghiên cứu các phương pháp trồng trọt phù hợp với các tiêu chuẩn Nhật Bản, kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ rau quả xuất khẩu. Theo Luật bảo vệ thực vật, để tránh tình trạng lây nhiễm các loại vi khuẩn, sâu bệnh.v.v.có khả năng gây tác hại cho cây trồng và mùa màng ở Nhật Bản thì các sản phẩm rau quả có nguy cơ chứa loài ruồi trái cây Địa Trung Hải, bọ cánh cứng vùng Colorado, cây trồng có rễ, cây trồng có đất.v.v.sẽ không được phép đưa vào thị trường Nhật Bản.

    Các bộ phận giám sát kiểm dịch thực phẩm tại các phòng thí nghiệm của Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, thành phần và dư lượng các chất hoá học, chất phụ gia và chất phóng xạ có trong rau quả nhập khẩu nói chung và cả khả năng nhiễm khuẩn, vi khuẩn coll đối với rau quả động lạnh nói riêng.

    Hình 2.1: Sơ đồ Kênh phân phối rau quả trên thị trường Nhật Bản
    Hình 2.1: Sơ đồ Kênh phân phối rau quả trên thị trường Nhật Bản

    TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA

      Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu rau quả trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004, nhưng nguyên nhân chính có thể kể đến là do sự thụt giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc - thị trường tiêu thụ rau quả xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Một nguyên nhân nữa khiến sản lượng rau quả Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn này giảm là do từ tháng 10/2003 Trung Quốc tiến hành mở cửa cho mặt hàng rau quả của Thái Lan, giảm thuế xuống còn 0% khiến rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc càng gặp nhiều khó khăn hơn. Như vậy, sự gia tăng không ngừng của kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây đã cho thấy sự phát triển tương đối ổn định của ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam, xứng đáng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của nước ta.

      Tuy sản phẩm rau của Việt Nam khá đa dạng, khoảng trên 70 loại nhưng sản phẩm rau xuất khẩu còn rất đơn điệu và nghèo về chủng loại, chỉ mới có khoảng 10 loại rau được xuất khẩu, như là cải bắp, đậu quả, hành, tỏi, khoai tây, khoai sọ, măng tre, nấm rơm, súp lơ và một số rau gia vị.v.v. Sản phẩm rau của Việt Nam chưa phát huy được tính đa dạng về sản phẩm trong xuất khẩu như vậy là bởi sản phẩm còn mang nặng tính “vườn tạp”, chưa có chủng loại nào có được khối lượng lớn đến hàng trăm ngàn tấn/năm.