Hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng: Thực trạng và Giải pháp phát triển

MỤC LỤC

TRẦN THỊ THANH LOAN

HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE

TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

LỜI MỞ ĐẦU

    Với đề tài: “Hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng”, học viên đã nghiên cứu Bancassurance và hoạt động Bancassurance dưới góc độ Ngân hàng thương mại; nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động Bancassurance của một số Ngân hàng thương mại trong nước; phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Trên cơ sởnghiên cứu những điều kiệnphát triển, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian tớinhằm đáp ứng đầy đủ những nhu cầu dịch vụ đa dạng của khách hàng, giảm thiểu sự tập trung nguồn thu nhập từ cho vay, tăng năng lực tài chính, nâng cao uy tín và thương hiệu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trên thị trường.

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ BANCASSURANCE

    Khái quát về Bancassurance

    Ngoài một số Ngân hàng góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như Vietcombank Cardif, BIDV Metlife và VietinBank Aviva, một số Ngân hàng khác cũng bắt đầu thực hiện phối hợp bán bảo hiểm qua Ngân hàng như Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm của DNBH Manulife, Generali Việt Nam; Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của DNBH Dai-ichi Việt Nam và DNBH Prudential Việt Nam;….Ước tính khoảng 30 Ngân hàng đã triển khai liên kết hợp tác với 11/16 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phân phối đa dạng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Ngân hàng đang từng bước thâm nhập vào các chức năng hoạt động của các tổ chức tài chính khác như cung cấp dịch vụ bảo hiểm, thành lập các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, công ty quản lý và khai thác nợ,…Ngược lại, các tổ chức phi tài chính Ngân hàng (gồm: công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ, công ty bảo hiểm,…) cũng đang từng bước thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.

    Hình 1.1: Mô hình liên kết đại lý phân phối
    Hình 1.1: Mô hình liên kết đại lý phân phối

    Nội dung hoạt động Bancassurance tại các Ngân hàng thương mại 1. Phát triển liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm

    Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, thúc đẩy phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm tích hợp - đây là những sản phẩm bảo hiểm chủ đạo, thiết kế riêng của kênh Bancassurance- để đáp ứng nhu cầu nhất định xuất phát từ các giao dịch Ngân hàng hoặc cải tiến sản phẩm để làm sản phẩm hấp dẫn hơn và tiện ích cho khách hàng hơn. Vì vậy, kênh phân phối có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của một sản phẩm Bancassurance, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển chung của Ngân hàng, của DNBHở môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa.

    Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Bancassurance tại các Ngân hàngthương mại cổ phần Việt Nam

    Để hoạt động Bancassurance đem lại hiệu quả, doanh thu cao cho NHTM thì trước tiên lực lượng bán hàng phải là những người am hiểu về đối tượng khách hàng của Ngân hàng hướng tới, có trình độ hiểu biết và sử dụng thành thạo internet, nắm vững sản phẩm Bancassurance,…. Kênh phân phối rộng rãi, phân bố phù hợp với những địa bàn hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Bancassurance phát triển, thúc đẩy phát triển các giao dịch, hợp đồng, hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng, đồng thời giảm thiểu được chi phí cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

    Phát triển hoạt động Bancassurance ở một số Ngân hàng TMCP Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

    Kế thừa thị trường khách hàng rộng và tiềm năng, là cổ đông góp vốn thành lập nhiều dự án và công trình trọng điểm cấp Nhà nước,….Cho thấy rằng việc lựa chọn mô hình sở hữu đơn nhất giúp BIDV thu được lợi nhuận tối đa từ dịch vụ bảo hiểm.Là mô hình Bancassurance ra đời sớm nhất ở Việt Nam, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) tiền thân là công ty liên doanh bảo hiểm Việt Úc, được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Tập đoàn bảo hiểm QBE của Australia. VietinAviva đã từng bước khẳng định vị trí của mình với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ tài chính cho cá nhân, doanh nghiệp thông qua chia sẻ và bù đắp rủi ro, thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhân thọ.Gồm các gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ: Bảo vệ - Tích lũy – Đầu tư dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

    Hình thức phân phối được thực hiện thông qua Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ BIDV MetLife ký hợp đồng đại lý với chi nhánh, PGD của BIDV
    Hình thức phân phối được thực hiện thông qua Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ BIDV MetLife ký hợp đồng đại lý với chi nhánh, PGD của BIDV

    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

    Khát quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

    Những thành tựu VPBank đạt được trong thời gian qua đã được các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận như: giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng Thương mại tốt nhất Việt Nam, Sản phẩm Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2014,…Những giải thưởng giá trị đó chứng tỏ hướng đi chuyển đổi toàn diện của VPBank đã mang lại kết quả và đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình. Để nhận được Giấy chứng nhận bảo hiểm, cán bộ bán hàng VPBank phải tập hợp các giấy tờ liên quan gồm: Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của khách hàng bản gốc; bản sao chứng minh nhân dân của khách hàng; ủy nhiệm chi/giấy nộp tiền phí bảo hiểm vào tài khoản chuyên thu của DNBH.Hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm sẽ bắt đầu từ 0h:00 ngày kế tiếp kể từthời điểm phíbảo hiểm của khách hàng được chuyển vào tài khoản của Bảo hiểm tại VPBank và nộp đầy đủ các giấy tờ liên quan theo quy định.

    Hình 2.1: Tổng tài sản VPBank từ năm 2010 đến năm 2014
    Hình 2.1: Tổng tài sản VPBank từ năm 2010 đến năm 2014

    Đánh giá hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

    Trước đây, DNBH liên kết bán chéo sản phẩm bảo hiểm qua Ngân hàng ở những cái tên như Bảo Minh, AAA, Bảo Việt thì trong năm 2013 VPBank đã mở rộng quan hệ liên kết với nhiều DNBH khác nữa như: Fubon, PTI, PVI, Liberty, Hùng Vương,…Song sự liên kết này mới chỉ dừng lại ở những đối tác DNBH trong nước và hình thức liên kết đơn giản. Ví dụ, khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm sức khỏe cho những người thân trong gia đình, một cán bộ bán hàng (giao dịch viên) giới thiệu khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm VP Medi Care của DNBH PVI; Một thời gian sau, khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô và bảo đảm bằng chính xe ô tô mới mua đó lại được một cán bộ bán hàng khác (cán bộ tín dụng) giới thiệu cho DNBH Bảo Minh mua bảo hiểm xe ô tô.

    Hình 2.10: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm so với doanh thu hoạt động dịch vụ tại VPBank giai đoạn 2010-2014
    Hình 2.10: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm so với doanh thu hoạt động dịch vụ tại VPBank giai đoạn 2010-2014

    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

    Điều kiện phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng

    Một là các Ngân hàng TMCP nhà nước: đối với các Ngân hàng TMCP Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thu được lợi nhuận ít và hệ số an toàn vốn thấp sẽ đồng bộ các Ngân hàng này thành các Ngân hàng TMCP đảm bảo hoạt động bền vững theo đinh hướng thị trường và có khả năng cạnh tranh công bằng với các Ngân hàng TMCP và các Ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, VPBank sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào hệ thống quản trị rủi ro, củng cố hệ thống phê duyệt, củng cố hệ thống quản lý, triển khai và hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức, hệ thống bán hàng và dịch vụ; phát triển nhân sự và tăng cường hệ thống công nghệ tiên tiến đảm bảo phục vụ tốt quá trình phát triển nhanh của các hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.

    Hình 3.1: Cơ cầu nền kinh tế theo GDP năm 2014
    Hình 3.1: Cơ cầu nền kinh tế theo GDP năm 2014

    Giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

    + Nhóm khách hàng có thu nhập trung bình - khá, số lượng khách hàng đông, hiểu biết về sản phẩm Ngân hàng – bảo hiểm có hạn chế nhất định, có nhiều nhu cầu về dịch vụ tài chính: sản phẩm bảo hiểm bổ trợ cho sản phẩm Ngân hàng (bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm khoản vay,…), tích hợp sản phẩm với công nghệ thông tin (Ngân hàng điện tử, ATM, POS,…), phát triển sản phẩm bảo hiểm theo nhóm,sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (vừa mang đặc tính sản phẩm bảo hiểm vừa mang đặc tính sản phẩm Ngân hàng)…. Định kỳ ra các chương trình đố vui có thưởng với nội dung câu hỏi về sản phẩm bảo hiểm và hoạt động Bancassurance; giải thưởng là những món quà nhỏ liên quan đến sản phẩm Bancassurance như cẩm nang Bancassurance, ly uống nước có logo Bancassurance,…Hoặc mỗi câu hỏi của chương trình tương ứng với một số điểm nhất định, giải thưởng sẽ đưa ra cho các mức số điểm tích lũy tương ứng trong khoảng thời gian định sẵn, phần thưởng đưa ra là khóa đào tạo chuyên sâu về Bancassurance, chuyến đi trải nghiệm hoạt động Bancassurance tại các NHTM khác,….

    Hình 3.5: Chỉ tiêu KPIhàng tháng của Chuyên viênQuan hệ khách hàng VPBank
    Hình 3.5: Chỉ tiêu KPIhàng tháng của Chuyên viênQuan hệ khách hàng VPBank