MỤC LỤC
“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (Good Storage Practices, viết tắt: GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng. Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng… Và để đáp ứng được yêu cầu cho thiết kế, cần phải chú ý đến các điểm sau: địa điểm; thiết kế, xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc bảo quản, lấy mẫu nguyên liệu đảm bảo cung cấp hệ thống không khí sạch. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15- 25oC hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30oC.
•Trang bị các thiết bị, dụng cụ phù hợp: Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế…. Kho bảo quản thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt: Các biện pháp đặc biệt cần được thực hiện đối với việc bảo quản các chất độc, chất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…, chất có hoạt tính cao, và chất nguy hiểm, như: các chất lỏng, chất rắn cháy nổ, các khí nén, các chất gây nghiện và các chất tương tự, các chất có độc tính cao, các vật liệu phóng xạ, thuốc từ cây cỏ. Các thuốc đòi hỏi các điều kiện bảo quản đặc biệt, cần phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt được xây dựng và trang bị thích hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản theo yêu cầu và các quy định của pháp luật.
Đối với các chất lỏng rắn dễ cháy nổ, các khí nén… phải được bảo quản trong kho được thiết kế, xây dựng cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo qui định của pháp luật, phải xa các kho khác và xa khu vực nhà ở.
Những công việc ở trên sẽ được thực hiện trước và sẽ tác động đến tất cả các bậc ở phía dưới, càng những công việc cuối cùng càng phải chịu nhiều tác động và tuân thủ theo nguyên tắc của những việc ở trên. Nó bao gồm việc thu thâp thông tin của hệ thống và tổng hợp các yêu cầu một cách đầy đủ nhất để từ đó chuyển những dữ liệu đã thu được sang bước phân tích phía dưới. -Giai đoạn phân tích: đây là công việc thứ hai, công việc này sẽ nhận dữ liệu, thông tin từ việc thu thập thông tin ở phía trên để phân tích một cách sâu sắc nhất mọi gúc độ của vấn đề và xỏc định rừ mục tiờu của phầm mềm.
Bằng phương pháp phân tích hệ thống có cấu trúc bao gồm việc sử dụng các công cụ phân tích như: Sơ đồ chức năng nghiệp vụ (BFD), sơ đồ ngữ cảnh, sơ đồ luồng dữ liệu (DFD), sơ đồ luồng thông tin (IFD), ngôn ngữ có cấu trúc (SL). •Bảo trì hoàn thiện: là hoàn thiện phần mềm ở một mức nhất định nào đó theo yêu cầu của người sử dụng để phần mềm chính thức đi vào hoạt động lâu dài phục vụ cho hệ thống hoặc người sử dụng. Để có thể phát triển được một phần mềm tốt và phù hợp với nhu cầu cầu người sử dụng thì đòi hỏi người phát triển phần mềm phải có sự tìm hiểu và nắm vữn quy trình làm việc của người sử dụng để từ đó làm cơ sở để xây dựng được một phần mềm tốt.
Nếu tại quy trình này công tác tìm hiểu quy trình nhập, xuất, quản lý kho không đúng với thực tế tại đơn vị xây dựng phần mềm thì phần mềm sau này sẽ không có khả năng sử dụng được vì không phù hợp với nhu cầu của đơn vị. - Sau khi thực hiện quy trình đầu tiên người kỹ thuật viên phát triển phần mềm đã năm vững được quy trình công việc nhập, xuất, quản lý kho tại đơn vị xây dựng phần mềm từ cơ sở này người phát triển phần mềm sẽ xây dựng các bản sơ đồ để mô tả lại một cách tổng quát và chi tiết nhất quy trình tuyển và kết quả là ở quy trình này người kỹ thuật viên sẽ thiết kế dữ liệu, thiết kế thủ tục, thiết kế chức năng, thiết kế giao diện. - Ở quy trình này khi đã hoàn tất các công việc tìm hiểu và phân tích hệ thống quản lý kho người lập trình viên sẽ dựa trên cơ sở về hồ sơ của quy trình thiết kế, các lập trình viên sẽ lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp với yêu cầu của dự án và bắt đầu tiến hành coding theo thiết kế kiến trúc của phần mềm.
- Ở quy trình này kỹ thuật viên sẽ tiến hành test các các chức năng của phần mềm theo sơ đồ chức năng đã xây dựng ở quy trình 2 và so sánh đối chiếu với các bản cáo cáo đầu vào, đầu ra có đúng với yêu cầu của đơn vị sử dụng hay không. - Sau khi test xong các chức năng của phần mềm người kỹ thuật viên sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra chất lượng của phần mềm dựa trên các tiêu chí đánh giá phần mềm như ở mục 2.1.2 đã nêu. - Trong quá trình cài đặt và chạy thử nghiệm người kỹ thuật viên sẽ xem xét thông tin về thực trạng phần cứng của đơn vị sử dụng có đủ đáp ứng yêu cầu phần mềm hay không.
Nếu phần cứng tại đơn vị sử dụng cần hiệu chỉnh người kỹ thuật viên sẽ khuyến cáo đơn vị sử dụng đầu tư và lên kế hoạch phát triển phần cứng để phù hợp với phần mềm. - Tại quy trình này người kỹ thuật viên cũng đồng thời tiến hành đào tạo nhân viên đơn vị sử dụng có thể làm quen và sử dụng phần mềm phục vụ cho công tác quản lý kho.
Ở quy trình này người kỹ thuật viên sẽ tiên hành cài đặt phần mềm và bàn giao cho đơn vị sử dụng. Xây dựng sơ đồ luồng thông tin: kẻ bảng thành nhiều cột, xác định thời điểm mà thông tin xuất hiện, sau đó mô tả sự xử lý hoặc lưu chuyển của các tài liệu bằng các sơ đồ. Các phích vật lý giúp mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ.
Thực thể (Entity) là khái niệm dùng để biểu diễn các đối tượng trong thế giới thực cần lưu trữ thông tin. Theo nghĩa quản lý, thực thể là đối tượng mà nhà quản lý quan tâm tới khi phải ra một quyết định quản lý nào đó. -Nhóm thuốc: Thuốc bổ&vitamin; thuốc kháng sinh; thực phẩm chức năng -Sản phẩm thuốc: các loại dược phẩm.
-Một người dùng có thể tiến hành nhiều thao tác trên nhiều thực thể -Một nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều sản phẩm thuốc. Mô hình quan hệ thực thể ERD (Entitiy Relationship Diagram) biểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể, hình chữ nhật biểu diễn thực thể, hình thoi biểu diễn quan hệ. Số mức liên kết (Cardinal) thể hiện số lần xuất của thực thể này tương tác với mỗi lần xuất của thực thể kia và ngược lại.
Xác định các tệp CSDL trên cơ sở các thông tin đầu ra của hệ thống là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế CSDL. Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin như số hóa đơn, tên sản phẩm thuốc, đơn vị tính… được gọi là các thuộc tính. Xác định các thuộc tính khóa cho thông tin đầu ra, đánh dấu các thuộc tính lặp, thuộc tính thứ sinh, loại bỏ các thuộc tính lặp và thứ sinh.
-Thực hiện chuẩn hóa mức 2 (2NF): Trong mỗi danh sách, mỗi thuộc tính phải phục thuộc hàm toàn bộ vào khóa chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa. -Thực hiện chuẩn hóa mức 3 (3NF): Trong một danh sách không được phép có sự phục thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính.
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC ĐÔNG A