Thực trạng và giải pháp phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam: hạn chế cạnh tranh trùng lặp

MỤC LỤC

Những mặt hạn chế

Khu công nghiệp được xây dựng ở các địa phương có nội dung hoạt động, lĩnh vực ngành nghề thu hút đầu tư gần giống nhau (chế biến nông sản, may mặc, cơ khí, điện tử,…), cho nên khi đi vào sản xuất, chắc chắn có những sản phẩm giống nhau, dẫn đến những sự cạnh tranh gay gắt không cần thiết, có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, làm nản lòng các nhà đầu tư. Một số khu công nghiệp triển khai chậm, thu hút đầu tư thấp, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai chậm và gặp nhiều khó khăn, suất đầu tư quá cao, chồng chéo về quy hoạch hoặc cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp chưa phát triển như KCN Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCN Sài Đồng A (Hà Nội), KCN Đình Vũ, Hải Phòng 96 (Hải Phòng), KCN Bắc Phú Cát (Hà Tây), KCN Kim Hoa (Vĩnh Phúc), KCN Cái Lai IV (Thành phố Hồ Chí Minh),…Tại một số địa phương như Long An, Tây Ninh,… trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, do sự chậm trễ trong việc phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới người dân, dẫn đến những khiếu kiện, tranh chấp về đất đai ảnh hưởng tới tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và tiến độ chung của dự án. Hiện chỉ có 33 khu công nghiệp đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 khu công nghiệp đang xây dựng, còn lại các khu công nghiệp khác đều trực tiếp thải ra sông, biển đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh, nhất là những khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp dệt, thuộc da, hoá chất,… có lượng nước thải ra với khối lượng lớn và có tính độc hại cao.

Hiện nay các khu công nghiệp hoạt động trên cơ sở Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 04 năm 1997 của Chính phủ, nhưng những năm vừa qua, nhiều văn bản mới đã được ban hành và áp dụng trong thực tế, nhiều điều khoản trong Nghị định 36/CP đã bộc lộ những bất cấp, chưa được đổi mới phù hợp với các quy định hiện hành. Trong thẩm định dự án thành lập khu công nghiệp chưa thực sự chú trọng đến phương án đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi; việc phối hợp giữa chính quyền địa phương với chủ đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và người dân còn chưa chặt chẽ, dẫn đến người dân bị thu hồi đất chưa được đền bù thoả đáng, gây khiếu kiện kéo dài; chính sách về việc làm, ổn định đời sống, xây dựng khu tái định cư cho người dân còn chậm thiếu thống nhất, gây khó khăn cho dân. Vậy trong quá trình phát triển khu công nghiệp cũng đặt ra cho các cơ quản lý nhà nước những mục tiêu khắc phục yếu kém, hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả và vai trò của khu công nghiệp trong giai đoạn tới, góp phần tích cực hơn nữa vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 1. Bài học kinh nghiệm

Định hướng và mục tiêu

Bệnh thành tích chạy theo phát triển số lượng ở các cấp đã che tầm nhìn những vấn đề mang tính quy luật phát triển kinh tế nói chung và phát triển khu công nghiệp nói riêng trong những năm đầu thế kỷ XXI, làm cho nước ta ngày càng tụt hậu hơn so với khu vực thế giới, mà mức độ tụt hậu này đang là một sức ép khụng nhỏ trước Đại hội X của Đảng. Cả Mác, Ăngghen và Lênin đều nhấn mạnh phải làm sao nắm bắt được các thành tựu tiên tiến về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục của CNTB như một trong điều kiện chủ yếu để xây dựng CNXH, nhưng Liên Xô và các nước XHCN đã không làm được nên suy thoái dần. Công tác tổ chức và cơ chế quản lý không theo kịp yêu cầu phát triển khu công nghiệp là một nhân tố chủ yếu tạo nên thực trạng kinh tế và xã hội trong các khu công nghiệp hiện nay, gây nên những thua thiệt về phía Việt Nam và thiếu sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tầm cỡ lớn.

Trong tình hình hiện nay, khi nạn tham nhũng khá nặng nề, khi tổng số nợ đã tới con số 20 tỷ USD vốn viện trợ đầu tư phát triển và mỗi năm nước ta phải có 2 tỷ USD trả nợ nước ngoài (theo Bộ Tài chính) thì vấn đề cải cách về tổ chức và cơ chế quản lý đầu tư có ý nghĩa quan trọng và rất cấp bách. Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp; đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên lên khoảng 39 – 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo; tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào giai đoạn tiếp theo. Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong các khu công nghiệp theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp bền vững.

Một số giải pháp

- Xây dựng phát triển khu công nghiệp phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt và gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực; việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp phải đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển. Hiện nay, Bộ Xây Dựng đang nghiên cứu cơ chế xây dựng nhà ở cho công nhân theo hướng: huy động tổng hợp các nguồn lực để đầu tư nhà ở; dành một phần tỷ lệ vốn ngân sách, các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, huy động tiềm lực của dân doanh dưới sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước và áp dụng mức ưu đãi ở mức cao nhất về thuế, đất đai,. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp cần: nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp, phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước, vùng lãnh thổ để bảo đảm hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường; kết hợp chặt chẽ với công tác phổ biến, rà soát, điều chỉnh quy hoạch và phát triển chính sách đất đai phù hợp với từng giai đoạn.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát việc thực hiện Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 6/1/2006 của Chính phủ, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động; thường xuyên rà soát điều chỉnh các quy định về tiền lương tối thiểu phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội cơ sở trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” cần đẩy mạnh phân cấp, gắn với nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghiệp, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tại các Ban quản lý cũng là vấn đề cần triển khai để các Ban quản lý đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới. Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng và khẩn trương hơn đặt Việt Nam trước nhiều thử thách, nhất là trong bối cảnh đất nước có điểm xuất phát là một nước nông nghiệp với hơn 60% lao động và 70% dân số sống ở nông thôn, cùng với những yếu kém trong công tác quản lý, còn tồn tại bắt nguồn từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung.