MỤC LỤC
Việc nghiên cứu chúng có ý nghĩa quan trọng trong cả công tác lập pháp và áp dụng trên thực tế: giúp chúng ta nhận thức một cách đầy đủ các nhiệm vụ của luật hình sự cũng như bản chất chống đối xã hội của tội phạm, phục vụ quá trình xây dựng các qui phạm hình sự, hệ thống hóa chúng, đặc biệt đối với các quy phạm trong phần các tội phạm (dựa vào khách thể, nhà làm luật sắp xếp các tội phạm có tính chất nguy hiểm tương đồng vào cùng một chương). Khách thể chung là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm, được nhà làm luật xác định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Vụ đánh bạc đã được người phạm tội lên kế hoạch thực hiện từ trước, do đó nó thường diễn ra với quy mô hơn mức bình thường, có sự sắp đặt chu đáo cho các con bạc sát phạt nhau (chuẩn bị địa điểm thuận lợi, các công cụ phương tiện cho việc đánh bạc), bố trí canh gác, lối tẩu thoát khi công an đến,… Xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội, sự chủ động, tích cực của chủ thể thực hiện, hành vi chủ mưu đều có mức độ cao hơn hẳn so với rủ rê, lôi kéo hay kích động người khác tham gia đỏnh bạc. Ngoài hành vi khách quan, mặt khách quan còn bao gồm các yếu tố như hậu quả, hoàn cảnh và thời gian phạm tội, thủ đoạn phạm tội,… Tuy vậy, đối với tội tổ chức đánh bạc, các dấu hiệu trên đều không mang tính bắt buộc trong cấu thành cơ bản (cấu thành tội phạm của tội tổ chức đánh bạc là cấu thành hình thức, không đòi hỏi dấu hiệu hậu quả khi định tội, yếu tố này và các yếu tố khác còn lại trong mặt khách quan chỉ mang ý nghĩa tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi định khung, quyết định hình phạt).
Theo tác giả Phạm Quang Huy trong luận án tiến sĩ “Ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm trong luật Hình sự Việt Nam”, cần phải xem xét tính chất và mức độ nguy hiểm của cả vi phạm đã bị xử lý và vi phạm mới, “trong trường hợp cả hai lần đều có tính chất nhỏ nhặt thì nên tiếp tục xử lý hành chính, coi đó là trường hợp tái phạm hành chính, trong trường hợp cả hai lần vi phạm hoặc vi phạm mới có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể (trong phạm vi của các vi phạm hành chính) thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự.” Những phân tích trên theo tôi là hoàn toàn xác đáng, và quan điểm thứ hai là hợp lý và nên áp dụng theo. Cũng do nguyên nhân này mà dù trên thực tiễn xét xử, các Tòa án vẫn áp dụng theo cách hiểu đúng thì xét về bản chất là hợp lý, hợp pháp, phù hợp với ý chí thực của nhà lập pháp, nhưng về hình thức lại là trái với biểu hiện chính thức của luật (về nội dung hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội cao, cần xử lý hình sự nhưng về hình thức nó lại không thỏa mãn tính trái pháp luật hình sự).
Ở đây, qua việc Trần Nam H bố trí cho T canh gác đã thể hiện rằng H nhận thức rừ sự nguy hại và tớnh trỏi phỏp luật của hành vi mà mỡnh thực hiện, nhận thức rừ hậu quả là vụ đỏnh bạc xảy ra sẽ gõy ảnh hưởng tới trật tự trị an, nên đã có ý thức bố trí địa điểm kín đáo, có canh gác nhằm che giấu hành vi và nếu bị phát hiện sẽ tiêu hủy vật chứng để chối tội (H thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp). Như vậy, qua phân tích các dấu hiệu pháp lí tội tổ chức đánh bạc xét trong bốn yếu tố hợp thành của tội phạm, ta thấy được tổ chức đánh bạc là loại tội phạm xâm phạm trực tiếp tới trật tự xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định (từ 16 tuổi trở lên đối với hành vi được qui định tại khoản một, từ 14 tuổi trở lên đối với hành vi qui định tại khoản hai) thực hiện việc thông qua các hành vi rủ rê, kích động, lôi kéo hay chủ mưu với lỗi cố ý trực tiếp.
Các nhầm lẫn thường gặp là giữa tội tổ chức đánh bạc với các tội cờ bạc khác (đánh bạc và gá bạc), với tội lừa đảo hoặc với trường hợp tổ chức đua xe trái phép có tổ chức cá cược, xuất hiện trên một số bài viết đăng trên các tạp chí pháp luật hoặc ở một số bản án của các tòa sơ thẩm cấp huyện. Để có cái nhìn toàn diện, cặn kẽ hơn, khóa luận đi vào phân biệt giữa tội tổ chức đánh bạc và các tội khác vừa được nói tới ở trên. mưu, bố trí, tạo sòng bạc thì hành vi tổ chức đánh bạc chỉ đóng vai trò tạo điều kiện, hoàn cảnh cho hành vi đánh bạc diễn ra). Nhưng do tính chất nguy hiểm cao của hành vi, nên để thực hiện mục đích phân hóa trách nhiệm hình sự nhà làm luật đã qui định chúng thành một tội danh riêng và đặt trong một Điều luật khác, kế tiếp sau Điều luật về tội danh đánh bạc (trước đó tội danh này và tội danh đánh bạc được qui định chung trong Điều 200 Bộ luật hình sự 1985).
“dịch vụ đi kèm” như cho trông giữ phương tiện, bán đồ ăn uống, cho vay lãi, thậm chí là bán dâm để các đối tượng “giải đen”,… Đối với loại tội phạm này dấu hiệu động cơ vụ lợi là bắt buộc, những trường hợp có hành vi cho người khác sử dụng địa điểm để đánh bạc mà không nhằm thu lời (nể nang, quen biết mà cho đánh nhờ) thì không bị xử lý theo tội danh gá bạc. Trong vụ án này, hành vi sử dụng địa điểm do mình quản lý là cửa hàng xe mỏy cho để cỏc đối tượng khỏc đỏnh bạc của T đó rừ ràng, giống với hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội gá bạc, T thực hiện nó với động cơ vụ lợi (do có được các lợi ích vật chất từ người thắng bạc mà cho sử dụng cửa hàng, hoàn toàn không phải do nể nang vì các đối tượng này T hoàn toàn không quen biết).
Về khách thể, tội tổ chức đánh bạc xâm phạm tới trật tự xã hội (tác động thông qua việc làm biến đổi xử sự bình thường của con người), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản (tác động thông qua việc làm thay đổi tình trạng bình thường của tài sản: chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân). Bên cạnh đó, theo hướng dẫn áp dụng một số qui định của Bộ luật hình sự của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đánh bạc được hiểu là nhiều người tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật, không qui định “có hành vi gian dối”.
Còn đối với các con bạc, việc tham gia đánh bạc là hoàn toàn dựa trên ý chí tự nguyện, do đó đối với các đối tượng này, họ là người có lỗi khi chuyển các tài sản từ dạng hợp pháp, được pháp luật bảo vệ sang dạng tài sản phục vụ cho hành vi vi phạm và không được pháp luật bảo vệ. Ở đây T và C đã có hành vi tổ chức cá cược, tiền và hiện vật được đưa vào đánh bạc là xe máy Wave của đối tượng Nguyễn Hữu Đức, 01 điện thoại Nokia 6230 và 2 triệu đồng tiền mặt, hình thức đánh bạc là đua xe, đối tượng đua của nhóm nào về đích trước thì nhóm đó thắng và được nhận 5 triệu đồng từ nhúm kia (nhúm thua cuộc).
Hai hình phạt này hoặc có thể được tòa tuyên đồng thời với một bị cáo về một hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc một trong hai, hoặc không tuyên, do đặc điểm của hình phạt bổ sung, có thể hoặc không được tuyên, và khi tuyên chỉ có thể tuyên kèm hình phạt chính đối với mỗi tội phạm. Điều này có thể hình dung một cách dễ hiểu là khi xem xét hai lợi ích, lợi ích thu được từ việc tổ chức đánh bạc và lợi ích bị sẽ mất đi khi phải chấp hành hỡnh phạt, người phạm tội phải thấy rừ được rằng những lợi ớch mất đi lớn hơn hẳn so với những gì mà họ có thể thu được khi phạm tội, từ đó loại bỏ lựa chọn bất hợp pháp.
Ngoài ra, đối với những hành vi tổ chức đánh bạc xét về các yếu tố hành vi khách quan, độ tuổi,… đều thỏa mãn nhưng chủ thể đã thực hiện nó trong khi mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của bản thân, Tòa án sẽ áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người này. Một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng tại Điều 46 và 48 Bộ luật hình sự.
Hoa qui định “người nào lấy việc tụ tập đánh bạc, mở sòng bạc làm mục đích kinh doanh kiếm lời, hoặc lấy việc đánh bạc làm nghiệp, thì bị phạt tù từ ba năm trở xuống, cải tạo, lao động, quản chế và bị phạt tiền”, Điều 185 Bộ luật hình sự Nhật Bản qui định “người nào đánh bạc hoặc cá cược trong đó tài sản được thắng hoặc thua do sự may rủi thì bị phạt tiền đến 500.000 yên hoặc bị phạt tiền về tội hình sự nhỏ” (tuy không chỉ ra một cách trực tiếp, nhưng qua việc qui định đánh bạc là tội phạm nhà làm luật Nhật Bản đã gián tiếp xác định tổ chức đánh bạc là tội phạm). Theo Bộ luật này “người nào thực hiện, cấp kinh phí, thực hiện việc giám sát, lãnh đạo hoặc quản lý toàn bộ hay một phần công việc bất hợp pháp liên quan đến cờ bạc, thì bị phạt đến 20.000 USD hoặc bị phạt tù đến năm năm, hoặc bị cả hai hình phạt đó”.