Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam: Cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng

MỤC LỤC

Cơ sở của quyền khởi kiện

Riêng đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất thì cần phải xác định được bản chất của quan hệ pháp luật tranh chấp là tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất (thực chất là tranh chấp quyền sử dụng đất hay cụ thể hơn là kiện đòi đất đang bị người khác chiếm giữ, tranh chấp mốc giới) hay tranh chấp về các hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất để xác định cụ thể việc khởi kiện có thể thực hiện được đối với chủ thể nào. Có thể nhận thấy đối với các loại tranh chấp này, người có hành vi xâm phạm đến quyền của chủ sử dụng đất như lấn chiếm đất trái phép, vi phạm nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng về quyền sử dụng đất như không thực hiện đúng các quy định pháp luật về hình thức, không thanh toán tiền đúng hạn, không chuyển giao tài sản… đều có thể trở thành chủ thể bị kiện nếu người sử dụng đất hợp pháp thực hiện quyền khởi kiện của họ.

Các bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự

Việc nghiên cứu các loại việc được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự cho thấy rằng, đối với các việc mà bản chất là không có tranh chấp về quyền, lợi ích hợp pháp giữa các bên do tính chất đặc thù của loại việc và chỉ một bên đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết như yêu cầu xác định tình trạng cá nhân do sự vắng mặt của họ tại nơi cư trú hoặc yêu cầu xác định năng lực hành vi dân sự của một cá nhân, yêu cầu Tòa án hỗ trợ cho việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong quá trình Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp… thì bản chất của những loại việc này không thay đổi trong suốt quá trình Tòa án giải quyết. Vấn đề chuyển hóa giữa việc dân sự sang VADS chỉ đặt ra đối với các việc mà bản chất là không có tranh chấp về quyền, lợi ích hợp pháp giữa các bên do các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về các tình tiết của sự việc cũng như những quyền và lợi ích giữa các bên và các bên cùng yêu cầu Tòa án công nhận làm cơ sở cho việc thi hành án sau này như yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con… Bởi lẽ, trong quá trình Tòa án thụ lý, giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự, trên cơ sở nguyên tắc quyền định đoạt các bên đương sự có thể thay đổi yêu cầu của mình [55, tr.13-14].

Lược sử các quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Ngay sau khi kháng chiến thắng lợi Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định các nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, Điều 22 Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận nguyờn tắc “ Công dân nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trớc pháp. Tuy nhiên, theo Điều 28 PLTTQGCTCLĐ 1996 thì “đối với những vi phạm pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là người chưa thành niên, người tàn tật và các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác, nếu không có ai khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố”. Có thể nói pháp luật tố tụng thời gian này với ba pháp lệnh riêng rẽ với các thủ tục khác nhau, đã gây rất nhiều khó khăn cho các chủ thể khi thực hiện quyền khởi kiện bởi người dân vốn hạn chế về kiến thức pháp luật nay lại phải chịu sự phức tạp của các quy định nên việc khởi kiện hạn chế.

Các quy định của pháp luật về quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự 1. Quy định về chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự

Mục đích phản tố của bị đơn là để nhằm bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn như trường hợp bị đơn cũng có nghĩa vụ với nguyên đơn và nguyên đơn cũng có nghĩa vụ với bị đơn; bị đơn phản tố để khấu trừ việc thực hiện nghĩa vụ, bị đơn cũng có thể phản tố để loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình cho nguyên đơn. Theo quy định này thì yêu cầu độc lập của họ phải thỏa mãn điều kiện là việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Chủ thể có thể bị kiện là các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung như quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động..bị cho rằng đã có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hoặc tranh chấp với nguyên đơn.

Các quy định pháp luật về bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự 1. Các quy định về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và vấn đề bảo đảm

* Đối với yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, theo quy định tại khoản 4, Điều 56 BLTTDS thì “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này, bảo đảm quyền khởi kiện của họ pháp luật đã quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra các sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; người khởi kiện chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diện bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì những lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện (Điều 161 BLDS). Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTPTANDTC đã hướng dẫn quy định tại Điều 218 BLTTDS theo hướng “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Bảo đảm quyền khởi kiện thông qua các quy định về hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng

Theo đó, cơ chế giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự được quy định thông qua nhiều phương thức khác nhau như kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các VADS của Tòa án, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự…Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của VKS trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Tòa án căn cứ vào yêu cầu của đương sự xác định tiền tạm ứng án phí theo Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12 về án phí lệ phí Tòa án, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện, trong phiếu báo phải ấn định thời hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí người khởi kiện phải nộp tiền án phí tại Cơ quan thi hành án cùng cấp. Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện.

Thực tiễn thực hiện các quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện

Nhìn chung, trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự các Tòa án đã có nhiều biện pháp hỗ trợ bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền khởi kiện của mình như niêm yết mẫu đơn khởi kiện công khai tại trụ sở Tòa án, hướng dẫn về cách thức, trình tự viết đơn và thông báo về việc giao nộp các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện đối với từng vụ việc cụ thể, thực hiện việc giải thớch rừ quyền, nghĩa vụ của đương sự, tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thực hiện tốt quyền khởi kiện của mình. Về cơ bản việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện của đương sự được dựa trên những căn cứ do luật định như thời hiệu khởi kiện đã hết, sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không đáp ứng được các điều kiện khởi kiện luật định, không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật hay không cung cấp được những chứng cứ, tài liệu cần thiết..v.v. Bởi vì, theo quy định tại Khoản 1 Điều 193 BLTTDS về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án thì “Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại các điểm c,e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Kiến nghị về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện