Đánh giá năng lực tham gia thị trường nông nghiệp của người dân xã Hạnh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Với các phương pháp phân tổ, sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để so sánh và phân tích thấy được mối quan hệ của các hoạt động của từng loại thị trường… qua đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến từng nhóm hộ. Sử dụng phương pháp so sánh trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các công việc của lao động nông khi họ tham gia vào thị trường lao động, lựa chọn ngân hàng để vay vốn khi tham gia vào thị trường vốn, lựa chọn mua giống, phân bón, thuốc BVTV khi tham gia vào thị trường vật tư nông nghiệp; ưu tiên lựa chọn bán sản phẩm khi tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm, cũng như các giao dịch về đất đai khi tham gia thị trường QSDĐ. - So sánh ghép đôi: Sử dụng phương pháp so sánh ghép đôi trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các công việc làm thuê của lao động khi họ tham gia vào thị.

Để biết được ý kiến của người dân về các hoạt động mua/ bán vật tư nông nghiệp/ sản phẩm nông nghiệp, về tình hình vay vốn cũng như các họat động liên quan đến đất đai. Qua đó, đánh giá được thực trạng, nhu cầu tham gia các loại thị trường của hộ nông dân trong xã, căn cứ vào nhu cầu đó đề ra các giải pháp và đề xuất để nâng cao năng lực tham gia thị trường cho hộ nông dân trong xã.

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hiện nay, xã đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa của Đảng và Nhà nước đề ra, việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình canh tác, chuyển đôỉ cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hoá, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Nguyên nhân là do nhu cầu sống của xã hội ngày càng cao, để nâng cao thu nhập và có đời sống khá giả hơn thì các hộ bỏ ruộng chuyển sang làm các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp hoặc buôn bán để nâng cao thu nhập cho hộ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đặc biệt nhà máy chế biến chè xã Hạnh Lâm nâng cấp cở sở hạ tầng, công nghệ chế biến nên đã thu hút được nhiều lao động và do nhu cầu nâng cao đời sống, thu nhập và do chất lượng giáo dục ngày càng cao, lao động thoát ly sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.

Cơ sở hạ tầng là điều kiện đảm bảo cho phát triển kinh tế – xã hội, làm nền tảng tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi ngành nghề để sản xuất ra nhiều hàng hoá, mở rộng tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, nâng cao đời sống tinh thần của nông dân, nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo của xã và xây dựng nông thôn mới. Là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên do xã có trung tâm chợ Ngã Năm, với nhà máy chế biến chè đặt trên địa bàn xã nên giúp cho người dân tại địa phương có thêm việc làm, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Bảng 3.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Hạnh Lâm  qua 3 năm 2007 – 2009
Bảng 3.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Hạnh Lâm qua 3 năm 2007 – 2009

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân

Điều đó đòi hỏi người nông dân phải hiểu biết và sử dụng đúng các loại phân bón (liều lượng, thời điểm bón, cách phối hợp các loại phân..) cho từng loại cây trồng trên từng loại đất, đồng thời biết cách kết hợp tốt các loại thuốc BVTV thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được sản lượng và chất lượng nông sản, vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, vừa hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của các loại phân thuốc đối với môi trường. (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.2 ta thấy, đối với phân thuốc và thức ăn gia súc lý do nông hộ mua chủ yếu là do quen biết, thuận tiện gần nhà và có thể mua chịu, mặc dù chất lượng và giá cả quyết định trực tiếp đến năng suất và chi phí sản xuất nhưng do không có thông tin về chất lượng và giá cả, họ không thể nhận biết được hàng giả, hàng thật và không có quyền quyết định giá nên họ không quan tâm nhiều đến tiêu chí này khi mua vật tư. Trên thị trường thức ăn gia súc, gia cầm và thuốc thú y, thì số hộ thanh toán ngay là 100% trong tổng số hộ đi mua, số hộ thanh toán ngay khi mua thức ăn gia súc gia cầm ở đại lý chính thức của công ty là 52%, ở cửa hàng tư nhân là 14,67%, ở các hộ khác là 64%, đây cũng là những hộ có vốn, có điều kiện và mua với số lượng ít, ngoài ra khi mua một lượng nhỏ giống cây trồng, phân bón.

Nguyên nhân là do họ có ít sự lựa chọn, thiếu kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng và do thiếu thông tin về nơi cung cấp, chất lượng và tính năng của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mới (giống năng suất cao, kỹ thuật…). Vấn đề cần giải quyết là hỗ trợ vốn cho sản xuất, tránh hiện tượng ép giá, tránh hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng. Điều này, một mặt chứng tỏ người nông dân chưa thực sự chủ động trong việc tiếp cận với thị trường vật tư nông nghiệp, mặt khác cho thấy hiện tượng hoạt động thiếu hiệu quả của công tác khuyến nông và chính quyền địa phương trong việc nâng cao năng lực tham gia của các hộ nông dân với thị trường đặc biệt là với giống và tiến bộ kỹ thuật mới. Cần tăng cường hơn nữa hoạt động của HTX trong việc cung cấp vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trong xã. Thị trường vốn. Bên cạnh nguồn lực con người và nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính có vai trò quan trọng đối với sinh kế của người nông dân. Vì vậy việc đánh giá hoạt động của thị trường vốn và khả năng, cũng như mức độ tham gia của hộ nông dân cho phép chúng ta có được sự hiểu biết toàn diện về các mối quan hệ cung cầu và khó khăn của hộ nông dân trong thị trường, để từ đó có được những giải pháp tăng cường sự tham gia của hộ nông dân vào thị trường vốn tín dụng. a) Tình hình chung về thị trường vốn trên địa bàn xã. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng tham gia trong thị trường vốn tín dụng nông thôn bao gồm các tổ chức tín dụng chính thống (ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng CSXH, quỹ TDND, HTX nông nghiệp và các tổ chức đoàn thể quần chúng), các tổ chức tín dụng phi chính thống (tín dụng hụi, họ hay phường, tín dụng anh em, họ hàng, tín dụng tư thương, dịch vụ..), đây là các thành phần cung cấp vốn cho nông dân, còn chủ thể đi vay trong thị trường này là các hộ nông dân. Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN&PTNT giao dịch với các hộ dưới hình thức cho vay vốn, thông qua các tổ chức hội, đoàn thể như hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên cấp xã và cấp thôn, các tổ chức này đứng ra bảo lãnh tín chấp vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thống của Nhà nước cho hội viên phát triển kinh tế, với lãi suất cho hộ dân vay là 0,65%/tháng, lãi suất cho vay hỗ trợ sinh viên của ngân hàng CSXH là 0,5%/tháng.

Mục đích vay vốn của các hộ chủ yếu là đầu tư cho sản xuất nông nghiệp do số tiền cho vay nhỏ, cho vay trung hạn và thủ tục vay còn rườm rà, tuy nhiên đây là hai ngân hàng hoạt động mang tính chất hỗ trợ nông dân (lãi suất cho vay thấp), đáp ứng được nhu cầu vốn của hộ dân sản xuất nhỏ nên số lượng người dân vay từ hai ngân hàng này vẫn khá nhiều. Để hoạt động hiệu quả hơn các Ngân hàng cần mở phòng giao dịch tại xã, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đoàn thể ở địa phương và cần đơn giản hơn thủ tục vay vốn, cũng như cần gia tăng thời hạn cho vay và số lượng tiền cho vay đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sự phát triển kinh tế hộ, phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn. b) Thực trạng tham gia thị trường vốn của các hộ điều tra.

Sơ đồ 4.1: Kênh cung cấp vật tư nông nghiệp của các hộ điều tra
Sơ đồ 4.1: Kênh cung cấp vật tư nông nghiệp của các hộ điều tra