Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ thông tin - Đại học quốc gia TP.HCM

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    + Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động cho họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu với việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến” [17]. Bởi lẽ nhà quản lý bình thường hay sử dụng quyền lực hành chính (quyền lực gán) để điều khiển và kiểm sóat đối tượng quản lý, còn nhà lãnh đạo hay người quản lý giỏi thường sử dụng quyền lực cá nhân (uy tín cá nhân) để gây ảnh hưởng tới đối tượng một cách tự nhiên, làm cho đối tượng tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ đó hệ quản lý có thể đạt được mục tiêu quản lý một cách lý tưởng nhất.

    Sơ đồ 2: Quan hệ của các chức năng quản lý
    Sơ đồ 2: Quan hệ của các chức năng quản lý

    CÔNG TÁC QLSV TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG

      Vì vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm biện pháp quản lý là những định hướng quan điểm cho công tác quản lý ở một lĩnh vực nào đó, nó là cách thức, con đường, cách làm cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao nhất của quá trình quản lý nhằm tiết kiệm thời gian và vật lực của các thành phần tham gia quản lý. + Trên cương vị công tác của mình người cán bộ quản lý trường học là người đảm bảo cho bộ máy nhà trường, các bộ phận chức năng trong hoạt động quản lý thực hiện có hiệu quả, quá trình quản lý cần biết thiết kế, biết gắn kết các mối quan hệ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trở thành cơ cấu thống nhất, hợp lý, chính nhờ sự thống nhất hợp lý đó mà tạo ra hiệu quả quản lý, sức mạnh quản lý, phát huy được tiềm năng, năng lực của tập thể, cá nhân với mức cao nhất.

      Sơ đồ 3: Vị trí, vai trò của HSSV trong quá trình đào tạo
      Sơ đồ 3: Vị trí, vai trò của HSSV trong quá trình đào tạo

      NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ SINH VIÊN 1. Nguyên tắc giáo dục

        Bất kỳ hoạt động quản lý nào đều cần phải đảm bảo tính khoa học, xây dựng trên cơ sở tính khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của các khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, tổ chức lao động khoa học. Do vậy, đòi hỏi trong quản lý HSSV người quản lý phải nắm bắt thông tin cụ thể, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và đề ra các biện pháp xử lý và giải quyết đúng đắn, phù hợp cụ thể thiết thực các vấn đề mà trong thực tiễn nảy sinh.

        ĐẶC ĐIỂM SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐH 1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi SV

          Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách, theo các nhà tâm lý học cho rằng nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội- lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người. Có những SV không chịu tích luỹ kiến thức, rèn luyện nhân cách, lại đua đòi, ăn chơi, buông mình cho lối sống thực dụng, mắc vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, say rượu, ma tuý, tiêu cực trong học tập, thi cử, sống và yêu bất chấp dư luận… Dù trong bất cứ hoàn cảnh hay điều kiện nào thì họ cũng cần được sự giúp đỡ, giáo dục để tiến bộ và có thể lấy lại được vị trí xứng đáng của mình trong nhà trường, trong xã hội.

          TÍNH CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP QLSV TRONG TRƯỜNG ĐH Công tác quản lý HSSV các trường Cao đẳng - Đại học nói chung được

          Hệ thống tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền các quy trình tổ chức thực hiện hoạt động tổ chức công tác GD & ĐT được quán triệt đến mọi người thông qua các nghị quyết của Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý GD & ĐT và quản lý HSSV trong các trường một cách đắc lực đạt hiệu quả, động viên được tinh thần say mê nhiệt tình cộng tác của tất cả mọi người ở các vị trí khác nhau. Là các phương pháp mà chủ thể quản lý tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến thái độ, nhận thức hành vi, nhằm tạo ra hiệu quả của hoạt động tổ chức, của cá nhân thông qua việc học tập chính trị, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, nề nếp thực hiện kỷ luật lao động, tạo thói quen, giáo dục cá biệt, giao tiếp cá nhân, nêu gương tốt, khen thưởng những nhân tố điển hình tiên tiến, dùng uy tín cảm hóa họ, thuyết phục họ hành động đúng hướng.

          THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG

          QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

            Nhiều hoạt động phối hợp giữa chính quyền và Công đoàn trong thực hiện phúc lợi tập thể, bảo quyền lợi của người lao động có hiệu quả như việc kiểm tra giám sát thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động của Ban thanh tra nhân dân, cử đại diện BCH Công đoàn tham gia các hội đồng, các ban có liên quan đến sự phát triển của Trường cũng như quyền và lợi ích chính đáng của CBCNV như: Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng xét nâng bậc lương. Công đoàn Trường đã tổ chức nhiều hoạt động tập thể phong phú chăm lo đảm bảo quyền lợi vật chất, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động như: Tổ chức tham quan du lịch, thi cắm hoa, thi văn nghệ, thể thao … Các hoạt động của Công đoàn đã có tác dụng tích cực góp phần thúc đẩy toàn diện các hoạt động giáo dục trong Trường, động viên đội ngũ CBCNV thực hiện nhiệm vụ, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

            Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà trường.
            Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà trường.

            THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLSV TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐHCNTT

              - Ngay từ đầu năm học, phòng CTSV phối hợp BCH Đoàn TN và Hội SV lên kế hoạch tuần Sinh hoạt công dân- HSSV phổ biến tình hình thời sự về biển, đảo, thông tin kinh tế, chính trị xã hội của thế giới, đất nước và địa phương trong thời gian qua; phổ biến các nội dung về giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục an ninh, trật tự trong trường học; giới thiệu một số điều của Luật giáo dục, các quy chế, quy định về đào tạo và về công tác HSSV. Với tuần Sinh hoạt Công dân – HSSV, Trường đã phổ biến các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; báo cáo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế; phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phổ biến các nội quy, quy chế, chương trình đào tạo của Trường; công tác đảm bảo an ninh và an toàn xã hội;… Kết thúc đợt sinh hoạt, SV viết bài thu hoạch và có đánh giá kết quả, từ đó SV có hướng học tập, rèn luyện cụ thể cho quá trình học tập và rèn luyện của mình.

              NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG

                Để khuyến khích NCKH trong giảng viên và SV, Trường đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động KHCN, Quy định tạm thời về NCKH của SV Trường ĐHCNTT giúp giảng viên, SV nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tham gia NCKH và biết các thủ tục cần thiết khi tham gia NCKH. Bên cạnh đó, hầu hết SV của nhà trường có nhận thức chính trị tốt, đặc biệt là nhưng chủ trương chính sách của ngành giáo dục, nghiêm chỉnh và gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước và biết vượt lên mọi khó khăn để học tập và rèn luyện.

                Yếu tố quyết định để tác động chính là cán bộ làm công tác quản lý học sinh sinh viên, nhờ thực hiện nhiều biện pháp phù hợp, nên công tác

                Đa số HSSV có độ tuổi còn rất trẻ, nông nổi, thiếu chín chắn lại sống xa gia đình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường tác động trực tiếp đến tư tưởng, thái độ, sinh hoạt. Những mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý SV của nhà trường.

                Sự đồng tình ủng hộ của các đơn vị phòng, khoa, sự hưởng ứng nhiệt tình trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên cùng tham gia công tác

                Trong khi đó các thế lực thù địch tìm mọi cách thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, tiến hành chiến tranh tâm lý thông qua Internet, các trang web đen mà HSSV là đối tượng chính kẻ thù nhằm vào để tác động. Bằng việc phõn tớch làm rừ những nguyờn nhõn của thực trạng, những thuận lợi, khú khăn, mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý HSSV của nhà trường nhằm tìm ra những yếu tố làm hạn chế đến công tác quản lý HSSV trong thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tốt hơn công tác quản lý HSSV trong thời gian tới.

                MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,

                MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

                + Lắng nghe: Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau, phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. + Thảo luận: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi trong thảo luận, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ. + Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra, đồng thời mỗi thanh viên tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. + Tạo lập ý tưởng: Việc tạo lập ý tưởng tốt sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của nhóm. - Đối với giáo viên, cần hướng sinh viên phải tự tìm tòi cách giải quyết vấn đề. Việc tự tìm tòi giải quyết vấn đề là một quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Giáo viên phải giao nhiệm vụ cho sinh viên các nội dung tự học, tự nghiên cứu, yêu cầu sinh viên phải tự hoàn thành trước và sau giờ lên lớp. Giáo viên gia hạn thời gian thực hiện nhiệm vụ tự học và yêu cầu sinh viên nộp sản phẩm cụ thể. Giáo viên cần có những khuyến khích, động viên cũng như cần thiết phải gây áp lực đúng lúc, đúng chỗ để đốc thúc quá trình tự học của sinh viên, phát huy tính tự giác học tập của sinh viên. Giáo viên quản lý hoạt động tự học của sinh viên thông qua nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau: trả lời câu hỏi, thực hiện bài tập, kiểm tra bài cũ, viết báo cáo trước khi tiến hành bài mới, viết thu hoạch sau khi học trên lớp, giao bài tập về nhà, seminar theo từng đơn vị kiến thức, trình bày thuyết trình, trắc nghiệm, tự luận… theo định kỳ hay đột xuất. Tăng cường cho sinh viên làm bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận. Trước khi tiến hành giảng dạy, giáo viên cần công bố lịch trình, chương trình dạy học của môn học để giúp sinh viên dễ dàng định hướng trong quá trình tự học. Đặc biệt, việc giáo viên công bố công khai trước đề cương chi tiết môn học sẽ giúp sinh viên chủ động trong việc phân bổ thời gian và sắp xếp nội dung tự học. Song song với việc công bố chương trình dạy học, giáo viên cần giới thiệu nguồn tài liệu liên quan đến nội dung môn học, đặc biệt là liên quan đến nội dung tự học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giúp sinh viên thấy được sự cần thiết của việc tham khảo tài liệu, hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm, khai thác các nguồn tài liệu cũng như phương pháp nghiên cứu tài liệu một cách hiệu quả. - Cần tăng cường các sinh hoạt học thuật trong sinh viên theo chuyên ngành hoặc theo các chủ đề. Việc tổ chức các sinh hoạt, câu lạc bộ học thuật do các khoa, các tổ bộ môn tiến hành. Trước khi tổ chức, đơn vị tổ chức cần thông báo rộng rãi qua. các phương triện thông tin về mục đích, nội dung, hình thức, thể lệ, yêu cầu cũng như quyền và lợi ích của người tham gia. Việc thông báo đến tổ chức cần phải có thời gian để sinh viên tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin, bắt tay nghiên cứu, tìm tòi. Nội dung của hoạt động cần gắn chặt hoặc bổ trợ trực tiếp cho nội dung sinh viên đang học…. Tự học là một hoạt động tất yếu của sinh viên, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Tự học là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hoá của nhân loại, là một phương pháp học tập đúng đắn cần được phát huy không chỉ trong các nhà trường mà còn rất cần thiết trong cả cuộc đời của mỗi con người. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác QLSV a) Mục tiêu của biện pháp. Để quản lý tốt sinh viên, CNTT phải đi trước một bước. Việc ứng dụng những phát triển CNTT được xem là một công cụ và động lực quan trọng trong việc đổi mới nội dung phương pháp, phương thức dạy - học đại học. Vai trò CNTT không thể thiếu trong việc đổi mới quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, không thể giải quyết các công việc của đào tạo theo hệ thống tín chỉ bằng phương pháp thủ công truyền thống. Vì vậy, nhà trường cần phải đẩy mạnh việc áp dụng CNTT lên tất cả các lĩnh vực hoạt động của mình. b) Nội dung của biện pháp. Các phần mềm cần xây dựng chủ yếu gồm các lĩnh vực: tuyển sinh, quản lý sinh viên trên lớp, tạm trú, quản lý đào tạo, đăng ký lịch học, quản lý điểm, chương trỡnh phần mềm học bổng, học phớ, theo dừi khen thưởng, kỷ luật sinh viên… Nếu xây dựng và vận hành có hiệu quả các phần mềm này, hiệu quả quản lý của nhà trường sẽ rất lớn, giúp trường quản lý sinh viên và quản lý quá trình học tập của sinh viên một cách xuyên suốt từ lúc bắt đầu tuyển sinh đến lỳc tốt nghiệp. Thậm chớ quản lý dữ liệu và theo dừi cụng việc của sinh viên sau khi ra trường. c) Cách thức thực hiện biện pháp. Tóm lại, các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác QLSV của trường ĐH CNTT mà tác giả đề xuất và được các ý kiến của CBQL, GV, SV cho ý kiến đánh giá và cho rằng các biện pháp nêu trên đều có tính cần thiết và có khả năng thực hiện, các biện pháp đề xuất có tính thuyết phục, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, phù hợp với nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, trong đó có tiêu chí về công tác quản lý nói chung của nhà trường.

                Kiến nghị

                Kết quả đánh giá thực trạng chưa sâu, chưa đề cập hết các khía cạnh của HSSV, việc khảo sát còn nằm trong phạm vi hẹp nên việc áp dụng rộng rãi đề tài nghiên cứu sẽ có những hạn chế nhất định, trong quá trình phát triển cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung. Những hạn chế trên chúng tôi hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện có hiệu quả trong việc quản lý HSSV của nhà trường đạt kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.