MỤC LỤC
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sản xuất cây Cam và hiệu quả kinh tế của nó ở huyện Con Cuông. Đề tài tiến hành nghiên cứu thu thập số liệu và đánh giá tổng hợp số liệu trong thời gian thực tập tốt nghiệp từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 07 năm 2011 tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An.
Huyện có dòng Sông Lam chảy qua, có quốc lộ 7 chạy dọc từ đầu đến cuối huyện; đây là lợi thế cơ bản để phát triển kinh tế giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hoá với các vùng phụ cận. - Vùng hữu ngạn dòng Sông Lam: Gồm các xã Môn Sơn, xã Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông; địa hình vùng này có độ cao trung bình 150m so với mực nước biển; dãy núi Phù Chác cao nhất trong huyện có độ cao 1800m, địa hình thấp dần về phía Đông Nam. Nhìn chung địa hình phức tạp, có độ dốc lớn nên khả năng tập trung dòng chảy về mùa mưa rất nhanh vì vậy bảo vệ rừng đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất nông lâm nhiệp và đời sống của nhân dân.
Đất phù sa được bồi hàng năm diện tích 498 ha, loại đất này phân bố dọc hai bên bờ sông Lam; đất phù sa không được bồi hàng năm diện tích 1927 ha, phân bố hai bên bờ sông Lam có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho trồng màu và công. - Đất Feralit đỏ vàng có diện tích 40,790 ha, chiếm 23,46% so với diện tích đất tự nhiên, được hình thành trên diện tích đất đá vôi tạo thành những giải đất ở ngay dưới lèn đá vôi, đặc điểm đất có màu vàng, đỏ nâu, độ xốp cao, thích hợp cho sản xuất cây công nghiệp và trồng cây ăn quả. - Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét có diện tích 11.447 ha, chiếm 6,58% diện tích đất tự nhiên, có đặc điểm màu vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, đây là loại đất tương đối tốt phát triển cây nông nghiệp.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá kết có diện tích 24.862 ha, chiếm 14,30% so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất có màu vàng đỏ, thành phần cơ giới rời rạc, hút nước nhanh, đất chua, nghèo dinh dưỡng, loại đất này chủ yếu là trồng rừng. Diện tích 74435 ha chiếm 42,77% diện tích đất tự nhiên, thành phần cơ giới tầng canh tác mỏng, nghèo dinh dưỡng, bị rửa trôi mạnh, loại đất chủ yếu để phát triển lâm nghiệp. - Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính, gió mùa đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trưcớc đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh và có 01 hoặc 02 lần sương muối/năm; gió lào xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng và hạn hán; huyện ít bị ảnh hưởng của bão mà chỉ bị ảnh hưởng lốc cục bộ và mưa đá hàng năm.
Sông Cả, sông Giăng là hai con sông cung cấp nguồn chủ yếu cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; ngoài ra còn có một số các con suối lớn như Khe Diêm, Khe Chai, Khe Choăng, Khe Thơi, Khe Xì Vằng, Khe Khen Phèn, Khe Xan, Khe Chôm Lôm và nhiều suối nhỏ khác. Hệ thống sông suối đa dạng, địa hình phức tạp và lượng mưa phân bố không đều vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sinh soạt của nhân dân. Hiện tại hoạt động kinh tế của huyện tập trung vào 3 lĩnh vực chính được sắp xếp theo thứ tự đó là: Dịch vụ thương mại- Công nghiệp xây dựng- Nông nghiệp (Nông, Lâm, Thủy sản).
Số hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 290.000 đ/người/tháng (ngưỡng nghèo hiện tại theo quy định của Nhà nước) chiếm 28,4% tổng số hộ toàn huyện.
- Yên Khê huyện Con Cuông là xã có địa hình khá phức tạp, xung quanh là rừng núi, khe suối..người dân làm nông nghiệp là chủ yếu, đất đai khá thuận lợi cho việc trồng cam nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung. - Như chúng ta đã biết cam thuộc loại cây trồng khó tính, khó tính cả về thời tiết, chất đất, chế độ gió, chế độ nắng, độ ẩm không khí..Muốn có một vụ cam bội thu phải hội tụ đủ các yếu tố trên, tuy rằng Yên Khê là xã có chất đất phù hợp với việc trồng cam nhưng chỉ cần chế độ mưa không bình thường, nắng hạn lâu ngày cũng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây cam.Con Cuông là huyện có khí hậu khá khắc nhiệt, vừa qua trong huyện đã phải chịu thiên tai lũ lụt, đã làm cho cây cam ở xã Yên Khê nói riêng và toàn huyện nói chung bị ngập úng, gây thiệt hại lớn cho người dân. Khả năng đầu tư phân bón cho trồng cam trên địa bàn xã Yên Khê Hầu hết các loại đất có thể trồng cam là đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất phù sa có tầng đất dày 80 - 100cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, dễ thoát nước, mực nước ngầm trên 1m.Vùng đất trồng cam cần thoáng gió, cao ráo, thoát nước.
Nguồn: Thu thập từ số liệu điều tra Trong kỹ thuật trồng cam, chăm sóc vườn cây thực hiện qui trình bón phân hợp lý là rất quan trọng, lượng phân bón cũng tùy thuộc vào kinh tế của mỗi hộ gia đình mà không bón đúng theo yêu cầu của cây. Theo định mức KTKT của phòng nông nghiệp huyện Con Cuông thì tổng chi phí bình quân trên 1 ha cam thời kì kiến thiết cơ bản là 26.315 nghìn đồng, trong đó chi phí vật chất là 20.315 nghìn đồng/ha, chi phí lao động là 6.000 nghìn đồng/ha. Để có cách nhìn khái quát và toàn diện hơn nhằm đánh giá khách quan thực trạng phát triển sản xuất cam ở xã Yên Khê huyện Con Cuông, tôi muốn đề cập đến kết quả và hiệu quả sản xuất cam ở các hộ điều tra theo tình hình kinh tế hộ giàu khá, trung bình.
Nguyên nhân có thể là do nhóm hộ trung bình có trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm, mặt khác do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư so với nhóm hộ giàu, khá. Cần hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất và bố trí sản xuất cam: Phải tiến hành xây dựng quy hoạch cho cây cam nói chung và quy hoạch vùng phát triển cho từng giống cam trên phạm vi toàn huyện nói riêng. Yên Khê là xã tập trung chủ yếu là dân tộc ít người, ở đây phần lớn bà con còn rất nghèo, đời sống dân cư còn khó khăn, vì vậy họ thiếu vốn để sản xuất, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thị trường.
Cùng với các dự án đầu tư thì việc khuyến cáo hộ nông dân biết cách sử dụng vốn, tạo điều kiện cho họ dễ dàng tiếp cận với ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng chính sách, Nhà nước cần dành nguồn tín dụng ưu đãi cho vùng phát triển cam vay vốn đầu tư chăm sóc, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại. Đặc biệt nâng cấp tuyến giao thông vào vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện lớn vào tiêu thụ sản phẩm cho người dân; Xây dựng bến đỗ xe để các phương tiện đến vận chuyển, thu mua cam không phải đỗ ở ngoài đường, hạn chế gây ách tắc giao thông, đồng thời đảm bảo trật tự an toàn,an ninh, xã hội cho chủ phương tiện và chủ hàng. - Nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc: thông tin về giá cả thị trường ở địa phương, giới thiệu các hộ sản xuất đạt hiệu quả, điển hình, tiên tiến để người dân đến tham quan học hỏi.
- Tăng cường tập huấn giúp người dân nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc, bảo vệ thực vật trên cây vải, giúp người dân phát hiện và ngăn chặn sâu hại kịp thời. Tóm lại,qua nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cam trên địa bàn xã Yên Khê huyện Con Cuông cho thấy: Trong quá trình phát triển sản xuất cây cam người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn cơ bản nhất là vốn và thị trường tiêu thụ. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế cây cam ngoài việc cần sự hỗ trợ rất nhiều từ các chính sách của nhà nước, cua UBND huyện Con Cuông và tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ thì cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên.