Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tập hợp, phân loại tài liệu, nghiên cứu các tri thức khoa học có trong các tài liệu văn bản của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo dục và các tài liệu khoa học có liên quan.

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Các nghiên cứu ở trong nước

Từ sự phân tích khoa học thực trạng đạo đức của học sinh, sinh viên hiện nay, ông đã nêu 6 giải pháp ở tầm vĩ mô về giáo dục - đào tạo con người Việt Nam theo định hướng trên: “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức GDĐĐ trong các trường học; củng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho mọi người; kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật;. Tác giả Huỳnh Khải Vinh đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội; mối quan hệ giữa lối sống, đạo đức với phát triển văn hoá và con người, sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội tới lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội truyền thống và cách mạng; những kinh nghiệm và bài học về xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội của một số nước; thực trạng, phương hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống đạo đức, chuẩn giá trị trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một số khái niệm của đề tài

- Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội) như: xây dựng hạnh phúc gia đình, tự giác, quan tâm, tham gia giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xây dựng xã hội dân chủ, bình đẳng, văn minh, bảo vệ hoà bình, chống hành vi khủng bố chống những hành vi gây tác hại đến con người (tệ nạn xã hội, bệnh tật, đói nghèo), bảo vệ và phát huy truyền thống di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.[ 15 tr 290]. * Việc kiểm tra đánh giá phải mang tính chất quá trình, đánh giá kết quả GDĐĐ phải thể hiện được sự tiếp nối giữa những chuẩn mực cũ – mới và sự vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của HS để xử lý các tình huống đạo đức, đặc biệt là kinh nghiệm ứng xử, hành động trong cuộc sống của học sinh, nhờ đó GV hình dung được quá trình học tập, rèn luyện của học sinh trong và ngoài giờ học để có biện pháp điều chỉnh, giúp học sinh tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra ưu, nhược điểm của bản thân, phấn đấu tự hoàn thiện.

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy THCS không chỉ nhằm mục tiêu học lên THPT mà còn chuẩn bị cho sự phân luồng sau THCS, học sinh THCS phải có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thức phổ thông cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người, gắn bó với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS

- Chỉ đạo: Để công tác GDĐĐ thực sự được triển khai theo đúng quy trình sư phạm, đạt yêu cầu của kế hoạch đề ra, người CBQL cần hướng dẫn các tổ chức trong và ngoài nhà trường, CB - GV - NV trong nhà trường cách thức thực thi kế hoạch, đặc biệt chú trọng việc GDĐĐ tích hợp với các môn học khác, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá…. Chớ Minh chỳ ý GDĐĐ qua theo dừi nề nếp kỉ luật và học tập hàng ngày, qua các phong trào thi đua; GVCN là những đóng vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ cho học sinh, GVCN là người gần gũi với học sinh nhất, là cầu nối tích cực với các giáo viên bộ môn, với Ban giám hiệu nhà trường, với cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể khác… Vì vậy cần thiết phải có sự liên kết gắn bó và thống nhất hữu cơ với nhau để cùng giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng và triển khai mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung, hoạt động GDĐĐ nói riêng.

Các yếu tố tác động đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Người CBQL cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội để có sự quản lý đúng đắn và linh hoạt bởi lẽ quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung, phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị nói riêng luôn bị chế ước bởi những điều kiện khách quan và chủ quan tác động. Với định hướng mục tiêu giáo dục theo những chuẩn mực đạo đức đúng đắn cộng với cơ sở vật chất đầy đủ, hệ thống chương trình khoa học, sách giáo khoa, tài liệu đọc thêm, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại là yếu tố có tính hỗ trợ cao trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Hiện nay có một số tổ chức xã hội, cán bộ quản lý một số ban ngành (kể cả một số thầy cô giáo), đứng ngoài cuộc để trách cứ học sinh là hư hỏng, phê phán nhà trường chưa chú ý đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh để đạo đức học sinh xuống cấp. Họ chưa biết tự hỏi "Mình đã và sẽ làm gì để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ?" vì thế việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh cần xác định trách nhiệm cho mọi người (thế hệ lớn tuổi).

Chủ chương đổi mới công tác GDĐĐ cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay

Các nội dung GDĐĐ phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động qua các hoạt động: Xây dựng tình huống pháp luật, phân tích, xử lý các tình huống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và nhũng người khác đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một số hiện tượng trong đời sống thực tiễn của lớp, của xã hội. Vai trò quan trọng nhất của việc quản lý GDĐĐ là làm cho quá trình GDĐĐ tác động đến mọi người, mọi tổ chức, đoàn thể, đặc biệt đến các em học sinh, từ đó hình thành cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và quan trọng nhất là tạo lập thói quen, hành vi đạo đức thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá, giáo dục của huyện Thanh Trì

Giáo dục Thanh Trì vinh dự được Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương lao động, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo tặng thưởng 6 bằng khen, Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng 4 bằng khen, Chi bộ phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thanh Trì nhiều năm liền được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn ngành Giáo dục & Đào tạo luôn được công nhận là công đoàn vững mạnh xuất sắc. Ban giám hiệu và đội ngũ quản lý của các nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, luôn tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ giáo viên nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy; nhiều nhà trường mạnh dạn đổi mới biện pháp quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục.

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh.
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường THCS huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội

Có những phẩm chất được quy định phải giảng dạy trong chương trình đã được các nhà giáo dục nghiên cứu cho phù hợp với đối tượng học sinh và cũng rất sát với yêu cầu về đạo đức con người mới như lòng trung thành, lòng tự trọng, lòng dũng cảm, ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của, tính khiêm tốn, tính tự giác, tự lực … song lại không được đánh giá cao. Nhận xét: Qua phân tích thực tế và các mẫu phiếu điều tra chúng tôi thấy rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh chủ yếu thông qua giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân (100%), hình thức này đứng ở vị trí số 1 cũng là điều dễ hiểu vì môn GDCD là bộ môn khoa học chuyên sâu về giáo dục đạo đức cho học sinh, những năm gần đây Sở GD&ĐT Hà Nội thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên đề GDCD vào khoảng tháng 11.

Bảng 2.3: Những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh THCS huyện Thanh Trì trong 5 năm từ 2006- 2011
Bảng 2.3: Những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh THCS huyện Thanh Trì trong 5 năm từ 2006- 2011

Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS huyện Thanh Trì

Tìm hiểu thêm về giáo viên thông qua các kênh phản biện khác như học sinh, phụ huynh học sinh, nhân dân quanh khu vực trường học, chúng tôi thấy còn một số vấn đề nổi cộm đó là: việc ra vào lớp của giáo viên đôi khi không đúng giờ, cách ăn mặc, đầu tóc chưa thật phù hợp với việc lên lớp, việc sử dụng đồ dùng khi giảng dạy chỉ được thực hiện trong các tiết học có người dự giờ. Trong nhận thức của các đồng chí là cán bộ quản lý giáo dục các trường THCS huyện Thanh Trì thì việc phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết song thực tế việc tổ chức, sắp xếp, điều khiển sự kết hợp này còn rất nhiều hạn chế: các biện pháp phối kết hợp chưa chặt chẽ, chưa linh hoạt, cách tổ chức còn rườm rà, không trọng tâm, các cá nhân trong các tổ chức ngoài nhà trường chưa thật quan tâm đến vấn đề GDĐĐ cho học sinh, họ cho rằng đây là công việc của nhà trường phải làm.

Bảng 2.8.  Kế hoạch hoá hoạt động GDĐĐ  (Khảo sát 80 giáo  viên và 20 CBQL)
Bảng 2.8. Kế hoạch hoá hoạt động GDĐĐ (Khảo sát 80 giáo viên và 20 CBQL)

Những yếu tố tác động đến giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Thanh Trì

Trường THCS Thị trấn Văn Điển và trường THCS Tứ Hiệp ở khu trung tâm và đô thị hoá cao, tỉ lệ học sinh mắc lỗi cũng cao song theo các đồng chí hiệu trưởng báo cáo thì nhân dân thuộc hai khu vực này có trình độ dân trí khá cao, rất quan tâm đến việc học hành của con em mình, do vậy tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá vẫn duy trì tốt. Hoạt động GDĐĐ và quản lý GDĐĐ trong các trường THCS huyện Thanh Trì đã đạt dược một số thành tích cơ bản, những năm gần đây đạo đức của học sinh ở các trường THCS đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt là nhận thức của CBQL, giáo viên và các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường trong việc GDĐĐ và.

Yêu cầu của việc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THCS

Các chủ thể tham gia công tác GDĐĐ cho HS đó là cán bộ quản lý, GVCN, giáo viên bộ môn, nhân viên nhà trường, Đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh, cơ quan đoàn thể địa phương, HS… Mỗi chủ thể giáo dục có vai trò tích cực khác nhau trong quá trình giáo dục. Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo tính toàn diện, sự thống nhất giữa các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phõn cụng rừ ràng, tạo được ý thức tự giỏc, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia công tác GDĐĐ, tạo điều kiện cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức ở các trường THCS huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội

Nhằm làm cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh thông qua các chủ trương, biện pháp và hành động cụ thể, thiết thực từ đó đạt tới mục đích cuối cùng là đào tạo con người Việt Nam mới phù hợp với công cuộc CNH - HĐH đất nước và xu thế toàn cầu hoá của thế giới. + Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình học tập, ý thức kỉ luật của học sinh, giáo viên và CBQL nhà trường cần nhắc nhở gia đình về những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, tránh những hiện tượng người lớn luôn yêu cầu con em mình cư xử như những người trưởng thành (đây là điều khó có thể thực hiện vì các em cần được sống đúng là các em với lứa tuổi hồn nhiên của mình).

Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp “Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh từ đầu năm học và lồng ghép vào kế hoạch chung của nhà trường” là biện pháp có ý nghĩa then chốt vì mọi công việc nếu không được hoạch định cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng gấp gáp, vội vàng, khó kiểm soát và xử lý. Bên cạnh đó, các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh nêu trên có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, do vậy việc thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ có tác động tích cực, nâng cao chất lượng cho công tác GDĐĐ và quản lý GDĐĐ trong các nhà trường THCS trong giai đoạn hiện nay.

Thử nghiệm tính khả thi của một số biện pháp QLGDĐĐ

Vì vậy các biện pháp 3, 4, 5, 6 cũng rất quan trọng vì chúng mang tác dụng bổ trợ cao, nếu không thực hiện các biện pháp này thì việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ rất hạn chế, thậm chí không mang lại kết quả gì. Để kiểm chứng các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm, cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương và cá nhân học sinh về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu.

Bảng 3.2. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp  QLGDĐĐ
Bảng 3.2. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QLGDĐĐ