MỤC LỤC
Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu… để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước) [40]. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [40].
Theo trung tâm thông tin chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn: trong những năm qua, cùng với sự phát triển thành công về sản xuất nông nghiệp và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá sản xuất như: Philipin năm 1987-1992 chính phủ đã có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá cây trồng nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển; Thái Lan những năm 1982-1996 đã có những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp; Ấn Độ kể từ thập kỷ 80, khi sản xuất lương thực đã đủ đảm bảo an ninh lương thực thì các chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ cũng chuyển sang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá sản xuất, phát triển nhiều cây trồng ngoài lương thực. Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai năm 1993 sửa đổi, 1998, 2003 và hệ thống các văn bản dưới luật có liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai được quy định một cách thích hợp cho những đối tượng, những vùng khác nhau; các Nghị định 80/CP, 87/CP của Chính phủ về phương pháp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và khung giá của các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi.
Một đòi hỏi khác là cần mở rộng hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về phát triển bền vững; tham gia tích cực các hoạt động hợp tác nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu và khu vực cũng như nỗ lực thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính quốc tế nhằm mục đích phát triển bền vững và tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển bền vững. Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt.
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của các kiểu sử dụng đất trên 1 ha đất canh tác. + Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian trên 1 công lao động quy đổi. + Tổng quát sự phát triển sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất hiệu quả và có xu hướng phát triển.
Đây là vùng đất trong đê sông Hồng không được bồi hàng năm, phân bố ở 11 xó và 1 thị trấn bao gồm: thị trấn Phỳc Thọ, xó Vừng Xuyờn, Long Xuyên, Thượng Cốc, Thọ Lộc, Phúc Hoà, Ngọc Tảo, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. - Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm khai thác công trình thuỷ lợi huyện. * Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tham khảo thêm ý kiến của người có chuyên môn, cán bộ lãnh đạo và những người nông dân sản xuất giỏi trong huyện nhằm đưa ra những đánh giá chung về tình hình phát triển nông nghiệp cũng như tình hình sử dụng đất hiện nay.
Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm vào khoảng 15 - 25 m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt là các lợi thế của việc phát triển vùng thủ đô sẽ thúc đẩy mối giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, du lịch - thương mại, du lịch - văn hoá và khoa học - kỹ thuật của huyện với trung tâm thành phố Hà Nội nói riêng, vùng Đông Bắc bộ nói chung. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, đó cũng là xu hướng phát triển chung của thành phố Hà Nội cũng như cả nước là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp.
Qua việc nghiên cứu các kiểu sử dụng đất, kết quả điều tra vùng nghiên cứu, điều tra nông hộ và số liệu thống kê cho thấy: Hệ thống trồng trọt đa dạng với nhiều công thức luân canh khác nhau, các vùng có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng tương đối khác nhau. Từ thế mạnh của các vùng có thể nhận thấy, tiềm năng phát triển nông nghiệp của Phúc Thọ tập trung vào: phát triển mở rộng diện tích cây rau màu, tiếp tục chuyển diện tích canh tác không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, duy trì diện tích trồng lúa nhất định đảm bảo vấn đề an toàn lương thực, thực hiện chuyển đổi sang mô hình kinh tế trang trại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong khi công nghiệp dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường sinh thái của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu: mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường; nhận định chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đến đất. Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp tồn tại một số vấn đề như: tình hình sâu bệnh có diễn biến phức tạp do yếu tố thời tiết và do tình trạng quen thuốc dẫn đến lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều hơn so với trước kia, đặc biệt trên diện tích cây rau màu.
- Việc bố trí cây trồng có sự luôn chuyển thời vụ trong năm, giảm diện tích cây trồng chính vụ, mở rộng diện tích trồng trái vụ, như bắp cải (giảm diện tích trồng vụ đông, mở rộng diện tích trồng bắp cải sớm và bắp cải. muộn) như vậy điều tiết lượng hàng hóa nông sản, tăng hiệu quả cây trồng. Chính vì vậy, Nhà nước đề ra chương trình liên kết 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp nhằm tạo ra mối liên kết mật thiết nhằm giúp nông dân tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cả chất và lượng, để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. - Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, giao thông… Thủy lợi là biện pháp hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất.