Giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

Quy trình thực hiện các nghiệp vụ bảo đảm tiền vay Quy trình bảo đảm tiền vay gồm 5 bước sau đây

Bộ phận tín dụng chủ động đề xuất việc định giá lại tài sản bảo đảm và kết hợp với bộ phận định giá thực hiện.Việc tái định giá tài sản phải được lập thành biên bản và biên bản định giá lại là một phụ kiện của biên bản định giá. Khi người vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, ngân hàng sẽ trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tài sản bảo đảm cho người vay đồng thời lập giấy xác nhận giải tỏa tài sản bảo đảm để gửi tới các đơn vị có liên quan, tiến hành thanh lý hợp đồng bảo đảm, đồng thời tiến hành thông báo giải chấp tới các phòng ban: phòng công chứng, phòng tài nguyên môi trường, trung tâm đăng ký giao dịch động sản. Riêng đối với tài sản bảo đảm cú thể xỏc định được giỏ cụ thể, rừ ràng trờn thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có).

Hoạt động này có thực hiện được tốt hay không chịu sự chi phối không nhỏ từ chính các ngân hàng, ví dụ như nhiều khi nhận định chưa đúng, chưa đầy đủ về khách hàng; việc mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng và tốc độ tăng trưởng quá nhanh, không tương xứng với việc nâng cao kiểm soát rủi ro; một số ngân hàng còn chấp hành quy chế cho vay, bảo lãnh chưa nghiêm túc, gia hạn nợ tùy tiện, làm trong sạch tài chính giả tạo, chạy theo thành tích, dẫn đến khách hàng lợi dụng gây ra việc thất thoát tài sản; một số ngân hàng quá chú trọng vào cho vay các dự án lớn, vào một nhóm khách hàng có liên quan với nhau, khi DN gặp khó khăn sẽ dẫn đến sự khó khăn cho ngân hàng; năng lực cán bộ còn yếu kém, đặc biệt ở khâu thẩm định cho vay. Bởi công tác thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định khách hàng..hết sức khó khăn, phức tạp với nhiều diễn biến khôn lường, nếu cán bộ không có sự kiến chuyên sâu, am hiểu thị trường, có óc phán đoán..thì không thể thực hiện tốt được công tác phân tích, định giá tài sản bảo đảm cũng như dễ bị khách hàng lừa đảo. Trong đó, có thể nói thẩm định là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định đến mức cho vay, phương thức vay, lãi suất, thời hạn, tài sản bảo đảm..Nếu không này thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động cho vay nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng.

Để cạnh tranh, các ngân hàng không ngừng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, gói sản phẩm mới..một trong số đó là chính sách về tài sản bảo đảm – ngày càng đa dạng, phong phú hơn, với chính sách linh hoạt, thông thoáng hơn, đồng nghĩa với đó yêu cầu việc định giá tài sản bảo đảm phải được tiến hành cẩn thận, chính xác hơn. Nếu định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực tế sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi phải xử lý tài sản bảo đảm, ngược lại đánh giá thấp tài sản bảo đảm sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc vay vốn, thậm chí là tâm lý e ngại không muốn vay vốn của khách hàng. Tài sản đảm bảo ngày càng đa dạng và phong phú, mỗi loại có những đặc thù riêng, những thay đổi nhỏ của các biến số kinh tế vĩ mô cũng như những thay đổi của trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể làm thay đổi giá trị của tài sản bảo đảm.

Vì vậy, để bảo đảm những tài sản luôn nằm trong tình trạng bình thường và phát hiện kịp thời những sự cố liên quan làm giảm giá trị tài sản bảo đảm so với định giá ban đầu, ngân hàng phải thực hiện tốt khâu quản lý tài sản bảo đảm. Phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, là điều không mong muốn đối với ngân hàng, song khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ trả nợ, buộc ngân hàng phải thực hiện biện pháp cuối cùng đó là xử lý tài sản bảo đảm. Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay nếu được thực hiện một cách đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu được nợ mà tiết kiệm được thời gian và chi phí và ngược lại, sẽ gây ra tranh chấp nếu việc xử lý tài sản không thỏa đáng cho các bên, thậm chí làm lãng phí thời gian, chi phí cho ngân hàng.

Bên cạnh các nhân tố chủ quan thì nhân tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến bảo đảm tiền vay mà trước hết phải nói đến đó là nhân tố khách hàng vì khách hàng là chủ thể vay vốn, là đối tượng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc bảo đảm khoản vay. Nếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay có sự thống nhất, hoàn thiện, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng sẽ là hành lang pháp lý không những đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà còn thỏa mãn được nhu cầu vốn của các chủ thể trong xã hội, qua đó có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế pháp triền. Song trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay của nước ta còn thiếu đồng bô, chồng chéo không phù hợp với thực tế, khiến cho việc thẩm định dự án, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn tạo ra những khe hở để khách hàng xấu lợi dụng lừa đảo ngân hàng.

Ngoài ra, hoạt động bảo đảm tiền vay còn chịu ảnh hưởng bởi các biến số khác của môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách thuế, lạm phát..đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một khoản cho vay có thể được bảo đảm rất an toàn trên sổ sách nhưng thực tế khi có những biến động bất thường xảy ra như lãi suất tăng cao hay thời kỳ kinh tế suy thoái làm cho doanh thu hay thu nhập của khách hàng giảm, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay.