Nghiên cứu đa dạng các loài song mây tại vùng sinh thái hồ Truồi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

NTbcây/bui=n

Thông tin tổng quan xã Lộc Hòa 1. Điều kiện tự nhiên

- Thủy văn: Là một xã miền núi có địa hình tương đối phức tạp cùng với lượng mưa trung bình hàng năm lớn nên lượng nước ở đây trở nên dư thừa vào mùa mưa, gây ra lũ quét với lưu lượng dòng chảy mạnh dễ phá hỏng các công trình giao thông, thủy lợi và các công trình công cộng khác trên địa bàn xã. Nguồn nước ngầm theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy tầng nước ngầm của xã tương đối phong phú, nước ngầm ở khu vực trung tâm xã phong phú hơn vùng cao, mực nước dao động từ 5 – 6m, nguồn nước có đều quanh năm và phân bố trên diện rộng là nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt chủ yếu của người dân. Quá trình sản xuất nông, lâm, tuy sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nhưng cũng không ảnh hưởng lớn đến môi trường đất, môi trường nước.Về nguồn nước sinh hoạt, đa số dân sử dụng nước tự chảy, nước giếng, nước mưa, nước ao hồ, nước sông chưa qua xử lý nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Rừng trồng đã chuyển biến mạnh mẽ, khai thác có hiệu quả thế mạnh của một xã thuộc vùng gò đồi, trồng rừng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực phát triển kinh tế của địa phương, công tác trồng rừng không chỉ phủ xanh đất trống đồi núi trọc mà trở thành trồng rừng kinh tế, kinh doanh nghề rừng với bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy trong điều kiện khi ngành nông nghiệp mà đặc biệt là ngành trồng rừng vẫn là ngành kinh tế chiếm vai trò chủ đạo thì việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, đồng thời mở rộng phát triển các ngành nghề khác sẽ là vấn đề then chốt, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.Thu nhập của người dân Lộc Hòa vẫn còn ở mức thấp.

Đánh giá tính đa dạng Song Mây tại khu vực nghiên cứu 1. Đa dạng thành phần loài Song Mây ở Lộc Hòa

Dựa vào các đặc điểm hình thái quan trọng để nhận biết được loài Song Mây như bẹ lá (gai bẹ lá, hình dạng gai và cách sắp xếp gai, màu sắc gai …), cơ quan leo (roi hay tua cuốn), lá (hình dạng, kích thước lá, cách sắp xếp của lá trên sống lá, gai trên lá,…), dạng cụm hoa, quả (hình dạng, màu sắc, cách sắp xếp vảy quả, kích thước quả,…), chúng tôi đã xác định được 12 loài Song Mây, các loài này hầu hết thuộc 5 chi Calamus, chi Deamonorops, chi Plectocomia, chi Plectocomiopsis và chi Korthalsia. Hầu hết số lượng loài Song Mây ở đây chủ yếu là Mây nước mỡ (Deamonorops poilanei I. Dransf.) và Mây nước nghé (Daemonorops jenkinsiana (Griff.) Mart.) phân bố rộng khắp tiểu khu 209, đa phần chúng chỉ mọc ở những nơi có ánh sáng, độ tàn che ít, địa hình thấp, gần sông suối và mọc. Gồm có các loài thuộc chi Calamus như: Mây tôm (Calamus crispus Henderson, N. Dung.), Mây tre (Calamus flagellum Griff.), Mây song (Calamus palustris Griff.), Mây hèo (Calamus rhabdocladus Burret.), Mây đắng (Calamus walker Hance.), Mây cun (Calamus bousigonii Becc.) và chi Korthalsia như loài Mây rả (Korthalsia laciniosa (Griff.) Mart.) những loài này mặc dù có giá trị cao nhưng lượng sinh khối nhỏ nên không được khai thác và bảo vệ một cách chặt chẽ.

Theo điều tra phỏng vấn những hộ đi mây, thì có một loài mây những năm trước kia, chúng được tận dụng khai thác song những năm trở lại đây do yêu cầu của thương lái, chất lượng loài này không còn giá trị nữa (thân xốp) nên người dân đã không khai thác, lâu ngày phát triển thành những cụm lớn. Các mẫu có chỉ số lớn hơn chỉ số đa dạng trung bình là 11 mẫu, chiếm 36,67% trong tổng số mẫu điều tra, qua đó cho thấy số lượng các quần xã có chỉ số đa dạng Simpson tại khu vực điều tra thấp hơn chỉ số trung bình, như vậy mức độ ưu thế giữa các loài trong quần xã OTC là khác nhau. - Các quần xã thực vật Song Mây có chỉ số đa dạng ở mức độ tương đối, điều này phản ánh đúng tình trạng rừng đang trong giai đoạn phục hồi sinh thái sau tác động, dẫn đến nhiều loài thực vật vốn có trước đây đã bị mất đi hoặc giảm đáng kể và ngày nay đang từng bước được phục hồi, phát triển, ngay cả song mõy cũng vậy.

- Trong quá trình thu thập số liệu trong các ô chỉ thu thập thành phần Song Mây (cả cây lớn và cây tái sinh) mà không thu thập thành phần thực vật gồm các loài cây gỗ lớn, cây bụi, hạ mộc, thảm tươi; nên số liệu các ô tiêu chuẩn chưa phản ánh hết tính đa dạng của thành phần thực vật tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 1.7. Thành phần loài Song Mây ở rừng tự nhiên xã Lộc Hòa – Phú Lộc
Bảng 1.7. Thành phần loài Song Mây ở rừng tự nhiên xã Lộc Hòa – Phú Lộc

Hiện trạng tài nguyên Song Mây ở xã Lộc Hòa 1. Mật độ trữ lượng Song Mây ngoài tự nhiên

Qua đó thấy được trữ lượng mây ở đây chênh lệch rất lớn, các loài Mây nước mỡ (Deamonorops poilanei I. Dransf.), Mây nước nghé (Daemonorops jenkinsiana (Griff.) Mart.) và Mây cám tre (Calamus bachmaensis Henderson, N. Dung.) rất nhiều và chiếm ưu thế trong khi đó các loài khác có trữ lượng ít hơn hẳn như Mây voi (Plectocomia elongate Mart. & Blume.), Mây rút (Plectocomiopsis songthanhensis Henderson & N. Dung.), Mây đắng (Calamus walker Hance.). Tái sinh rừng là một quá trình phức tạp, nghiên cứu nó là cần thiết, vừa có ý nghĩa cả về lý luận và cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh rừng theo hướng sử dụng rừng bền vững. Trong đó sự phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng có ý nghĩa rất quan trọng cho việc đánh giá khả năng hình thành rừng trong tương lai, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của từng loài cây,vv….

Tỷ lệ chất lượng tái sinh đạt tiêu chuẩn với số lượng cây tốt chiếm 68,92%, trung bình chiếm 21,26% còn lại là cây đạt chất lượng kém.Tuy cây tái sinh chiếm mật độ tương đối ít nhưng qua phân cấp đánh giá chất lượng tái sinh ta thấy tỷ lệ cây tái sinh ở trạng thái tốt và trung bình của các loài gấp gần 3 lần so với cây xấu, điều này cho thấy tiềm năng cây tái sinh và khả năng phát triển của chúng trong tương lai và trở thành rừng phát triển tốt, có giá trị. Quy luật tái sinh rừng tự nhiên rất phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố, mỗi một trạng thái rừng khác nhau thì quy luật tái sinh rừng là không giống nhau, vì vậy cần phải có các nghiên cứu đầy đủ và tiến hành trong một thời gian tương đối dài mới có thể tìm ra những quy luật của tái sinh rừng, từ đó áp dụng để phục vụ cho công tác xúc tiến tái sinh rừng, làm giàu rừng,.

Bảng 1.10. Số lượng cây tái sinh tính trên 1ha rừng tại khu vực nghiên cứu
Bảng 1.10. Số lượng cây tái sinh tính trên 1ha rừng tại khu vực nghiên cứu

Vấn đề khai thác sử dụng nguồn tài nguyên Song Mây

Do đặc tính thích nghi cao với điều kiện ở tiểu khu 209 nên Mây nước mỡ (Deamonorops poilanei I. Dransf.) dù bị khai thác nhiều nhưng chiếm phần lớn diện tích. Ở đây đa phần khai thác một loại mây chủ yếu đó là Mây nước mỡ (Deamonorops poilanei I. Dransf.), mấy năm trước Mây rút (Plectocomiopsis songthanhensis Henderson & N. Dung.) thường được khai thác nhiều để đan lát, phục vụ mục đích gia đình nhưng do loại mây này có ruột rỗng nên ngày nay hầu như không khai thác. Như vậy, một người có thể thu nhập khoảng 175.000 – 200.000 đồng/ngày từ việc khai thác mây, điều đó cho thấy được việc khai thác mây là nguồn thu nhập chính giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

Được biết chính quyền địa phương hay cán bộ Kiểm Lâm chưa có chế tài quy định cụ thể đối với trường hợp những người đi lấy mây, nên việc muốn khai thác lâu dài cũng tùy thuộc vào người dân. Theo kết quả phỏng vấn, những người lấy mây chủ yếu chỉ thu hoạch những cây mây dài 5m trở lên còn dưới 5m được giữ lại để lần sau khai thác; từ đời này qua đời khác lâu ngày cũng thành quy luật.

Đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên Song Mây ở khu vực nghiên cứu

Tức là nhân giống những loài mây có giá trị cho người dân đi trồng dưới rừng tràm của họ, một mặt mây có thể bảo vệ cho cây tràm giảm bớt sự phá hại của động vật hoặc con người, mặt khác khi đến chiều dài nhất định có thể khai thác nhằm tăng thêm thu nhập. - Đối với những loài mây có mật độ ít, nên khuyến khích người dân trồng dặm và khoanh nuôi, bổ sung thêm cá thể cho loài, như vậy khi mây có đủ trữ lượng thì người dân có thể khai thác tăng thu nhập cho gia đình. Qua điều tra ban đầu chúng tôi đã xác định được 12 loài thuộc 5 chi: Clamus L., Plectocomia Mart.ex Blume., Korthalsia Blume., Daemonorops Blume, Plectocomiopsis (chiếm 19,44% tổng số loài Song Mây trong danh lục các loài thực vật Việt Nam 2003) trong đó, chi Calamus L.

Mặc dù, số lượng mây tái sinh tương đối thấp 11cây/ha nhưng do các cấp sợi mây gần như bằng nhau và trữ lượng ở mức trung bình, nên khả năng tự phục hồi của loài mây ở đây tương đối cao, nó có tiềm năng để phục vụ mục đích khai thác. Theo kết quả phỏng vấn, người đi mây ở khu vực này chủ yếu chỉ lấy những loài như Mây nước mỡ (Deamonorops poilanei I. Dransf.), Mây nước nghé (Daemonorops jenkinsiana (Griff.) Mart.), Mây song (Calamus palustris Griff.) để bán như một nguồn thu nhập thường xuyên của họ.

Tồn tại

Kiến nghị