MỤC LỤC
Thực tế gần 50 năm qua, nhân dân ta, Đảng ta và Hồ chủ tịch đã đào tạo, xây dựng nên một đội ngũ cán bộ đông đảo trung thành với sự nghiệp cách mạng, nhiệt tình năng động và sáng tạo trong công việc. Song trong giai đoạn hiện tại - giai đoạn vật lộn với cơ chế kinh tế thị trường để đưa nền kinh tế hiện vật, tự cung tự cấp thành một nền kinh tế hàng hoá phát triển có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN - lại càng cần có những cán bộ có năng lực, có trình độ và phẩm chất cách mạng vững vàng để tổ chức, quản lý nền kinh tế phát triển theo nguyện vọng của nhân dân và định hướng lâu dài Đảng. Trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai, cán bộ này thường bố trí ở cấp Trung ương như Tổng cục Địa chính để dự thảo và ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước.
- Thứ hai, cán bộ là người quản lý, điều hành các đơn vị, tổ chức và cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công để đạt mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra trong từng thời kỳ. Cơ sở để họ thực hiện vai trò trên đây là đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, hướng dẫn các cơ quan quản lý cấp trên và các yếu tố cấu thành tổ chức. Như vậy là cán bộ phải là người có kiến thức, có năng lực, phẩm chất để tự quản lý mình, quản lý xã hội và quản lý nhà nước, các cán bộ công chức còn được sử dụng quyền lực công để thực thi nhiệm vụ như quy định tại Pháp lệnh cán bộ công chức được ban hành ngày 26-2-1998.
Theo tinh thần các văn bản pháp quy của Nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức được đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chúng ta phấn đấu mỗi năm có 20% cán bộ, công chức được bồi dưỡng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước. - Nhằm làm cho cán bộ, công chức nhà nước đạt đủ các tiêu chuẩn quy định đối với các ngạch bậc công chức, với các chức danh quản lý theo “Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức viên chức nhà nước” đã được Nhà nước ban hành cho các ngành. Để đạt được các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như trên, ngành Địa chính cần phải dự kiến được những nội dung, chương trình đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế từ sơ cấp đến sau đại học để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mặc dù có tính chất xã hội hoá giáo dục mà hệ thống đào tạo, bồi dưỡng hiện nay của ta rất phong phú, đa dạng song hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước cho các ngành trong đó có ngành Địa chính là những cơ sở thống nhất theo chương trình quốc gia. + Bồi dưỡng kiến thức theo mảng chương trình được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dành cho cán bộ đương chức để bổ sung, hoàn thiện những kiến thức về quản lý kinh tế, chính trị, kỹ thuật phục vụ cho công việc mà họ đang thực thi. + Đào tạo từ xa: là hình thức đào tạo không tập trung, các học viên ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi nơi có cầu đào tạo về một chương trình nào đó, họ có thể tự nguyện đăng ký dự học, mua tài liệu (gồm sách, băng hình, băng tiếng) để tự ngiên cứu và dự thi theo quy định.
Các Bang trên bán đảo Malaixia phải tuân thủ Luật 172 và theo các điều khoản của Luật này thì các Uỷ ban quy hoạch Bang được thành lập để giúp Chính quyền Bang về các công việc liên quan tới sử dụng đất trong phạm vi của bang. Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ rất quan trọng kết hợp việc quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên đất thông qua việc sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển đất theo quy định của Luật quy hoạch đô thị và nông thôn 1976 (Luật 172). Tại Malaixia, tuy trách nhiệm đo đạc thành lập bản đồ địa chính thuộc về Chính phủ liên bang do Tổng Đo đạc Bản đồ Malaixia đảm nhiệm nhưng đất đai lại là vấn đề có liên quan chặt chẽ đến từng chính quyền bang.
Cán bộ đăng ký (hoặc Cán bộ quản lý đất nếu là bằng khoán phòng đất đai) chịu trách nhiệm bảo quản an toàn các Sổ đăng ký bằng khoán, văn kiện giao dịch đã được đăng ký, sổ sách hoặc các hồ sơ khác lưu giữ tại Cơ quan đăng ký hoặc Phòng đất đai. Các vấn đề liên quan là nâng cao trình độ quản lý và hành chính về đất đai ở cấp Bang và cấp Quận, thành lập một Trung tâm thông tin đất đai và những vấn đề liên quan phục vụ các mục đích quy hoạch và hỗ trợ ra quyết định. - Mục tiêu của hệ thống này là cung cấp một hệ thống thông tin toàn diện và tích hợp để trợ giúp công tác quy hoạch và quản lý nhằm tạo ra một sự quản lý đất đai hiện đại, phù hợp và hiệu quả ở các cấp Liên bang, Bang và Quận.
Thông qua đào tạo chuyên nghiệp và toàn diện của nhà trường, sinh viên tốt nghiệp đều hy vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển quản lý địa chính, đo đạc địa chính và hệ thống thông tin địa chính với các kỹ thuật cập nhật. Ở Thuỵ Điển có một hệ thống rất đầy đủ và hoàn chỉnh về dịch vụ liên quan đến địa chính gồm: các hoạt động về quy hoạch, pháp luật, tài chính, giám sát, bay chụp ảnh hàng không, xử lý thông tin bất động sản, đo đạc và lập bản đồ.
Vì thế ngay từ bây giờ Việt Nam cần phải đầu tư đồng bộ các trang thiết bị hiện đại dùng cho công tác đo vẽ bản đồ đồng thời phải tiến hành đào tạo những kỹ sư về đo đạc bản đồ Địa chính, lựa chọn những người có năng lực cho đi đào tạo nước ngoài để khi trở về họ có thể sử dụng được những máy móc hiện đại và với thực tế như hiện nay thì nước ta cần tổ chức một đội ngũ chuyên về đo đạc bản đồ Địa chính, dưới sự quản lý của Tổng cục Địa chính để thực hiện đo đạc bản đồ ở đô thị nhằm giúp ích cho việc quản lý đất đô thị hiện nay. Để trong thời gian tới ngành địa chính nước ta theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới và đáp ứng được những đòi hỏi của công tác quản lý và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh của kinh tế thị trường thì tổ chức ngành địa chính nước ta cần có những cải cách về tổ chức, hành chính, hệ thống chính sách và các văn bản pháp lý nhằm đưa ngành địa chính nước ta thành một ngành mạnh và linh hoạt góp phần phát triển kinh tế đất nước trong thế kỷ XXI này. Các nước này là một trong số ít những nước đưa vào vận hành hệ thống thông tin hiện đại, ví dụ ở Malaixia là hệ thống Cơ sở hạ tầng thông tin địa lý, hệ thống thông tin đất đai, hệ thống đăng ký đất..còn ở Thuỵ Điển là một hệ thống thông tin hiện đại và hoàn chỉnh từ các thông tin về đất đai, đo đạc bản đồ, quy hoạch, cơ sở dữ liệu địa lý..cũng như thế ở Hàn Quốc hệ thống thông tin về địa chính và bất động sản cũng được xây dựng thành một hệ thống trên toàn quốc.
Hiện nay, việc lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị còn rất chậm, lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khoảng 90% đất nông nghiệp, nhưng việc đăng ký các thay đổi về đất như đăng ký giao dịch, thừa kế, thế chấp…chưa được tổ chức tốt, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý cũng như sự phát triển của thị trường động sản. Để khắc phục tình trạng này thì cần phải tổ chức lại hệ thống đăng ký cấp cơ sở như sau: một huyện nên tổ chức một số trung tâm đăng ký và làm thủ tục giải quyết các tranh chấp và thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng xã của huyện và địa hình cuả huyện mà tổ chức 3 hay 4 xã thành một trung tâm đăng ký, các trung tâm này trực thuộc quản lý của Sở Địa chính tỉnh. Tuy nhiên đây không phải là một công việc có thể ngay bây giờ chúng ta có được một hệ thống thông tin phát triển hoàn chỉnh như của các nước đó được mà cần phải có thời gian để đào tạo cán bộ và trang bị các thiết bị, hoàn thiện việc đăng ký, đo vẽ bản đồ và đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông, đại học cũng như đào tạo cho các cán bộ hiện đang làm việc biết sử dụng máy tính và kết nối mạng máy tính của ngành địa chính từ Trung ương đến địa phương.