MỤC LỤC
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về các khái niệm có liên quan đến lao động và việc làm, đặc biệt là lao động trẻ. - Phân tích và đánh giá thực trạng một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ hiện nay, tìm ra những vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng từ đó có hướng đề xuất để nâng cao hiệu quả, hoàn thiện các giải pháp đó.
Ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lực lượng lao động còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu kỹ năng, nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kỷ luật lao động, đạo đực làm nghề, sự hiểu biết về pháp luật, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới. Đây là lực lượng lao động có lợi thế về sự phát triển mạnh mẽ của thể chất tinh thần, trí tuệ và phẩm chất nhân cách của một công dân hình thành thế giới quan và lý tưởng đạo đực cuộc sống, là những người nhanh nhạy với cái mới dễ dàng tiếp thu và chấp nhận cái mới cũng chính là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những chuyển biến của sự phát triển kinh tế xã hội.
Riêng với những người trogn tuần lễ tham khảo không làm viêc vì lý do bất khả kháng hoặc do thai sản, nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ hẹ, hoặc là đi học có hưởng lương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian thực tế làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ việc, vẫn được tính là người có việc làm. Trong những năm vừa qua (2001 – 2008 ), bộ phận dân số trẻ, mà đặc biệt là bộ phận thanh niên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng không đáng kể, nguyên nhân là do lượng người được đi học ngày càng tăng, phần lớn trong số đó lao động trong các hộ gia đình không hưởng lương ( chiếm 55,3 % tổng số lực lượng lao động trẻ) ; 17,7 % lao động trẻ làm việc hưởng lương khu vực ngoài Nhà nước, chỉ có 9% số lao động trẻ làm việc trong khu vực Nhà nước và 1% vủa bộ phận này là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đề án hỗ trợ học nghề này ( 2009 ) tập trung hỗ trợ thanh niên học nghề, tạo việc làm thông qua các hoạt động tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng; hỗ trợ thanh niên học nghề, dạy nghề, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng và triển khai các dự án kinh doanh, ý tưởng kinh doanh của thanh niên, tư vấn, hỗ trợ thanh niên vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác để học tập, tạo việc làm…. - Thứ tư, hình thành và phát triển lao động trong nước liên thông với thị trường lao động quốc tế, trong đó người lao động nước ngoài tham gia vào thị trường lao động trong nước ở Việt Nam ngày càng nhiều, cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ gay gắt, người lao động Việt Nam nếu không đào tạo tốt về kiến thức chuyên môn, kỹ năng lao động, thái độ phong cách và ý thức kỷ luật lao động sẽ bị thua thiệt đối với thị trường lao động ngoài nước, Việt Nam không thể duy trì… việc xuất khẩu lao động chưa qua đào tạo.
- Tỷ lệ lao động trẻ qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề thấp, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp cơ bản đã có nhưng mới ở giai đoạn hình thành nên còn kém, nhất là đa phần lao động trẻ tuyển mới cho các doanh nghiệp mới thành lập, các khu công nghiệp, khu chế xuất, sản xuất hàng xuất khẩu và lao động nông thôn chưa qua đào tạo. Năm 2007, tỷ lệ đào tạo (chủ yếu của nhóm lao động trẻ) giữa Cao đẳng, Đại học và trên Đại học – Trung học chuyên nghiệp – Công nhân kỹ thuật là 1: 0,9: 2,8; trong khi các nước đang phát triển khác là 1:4:10 nên thiếu trầm trọng lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài, xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động thanh niên ở khu vực nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc chỉ qua giáo dục định hướng.
Nguồn : + Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2006 + Báo cáo kết quả điều tra Lao động – Việc làm 2007 Tuy tỷ trọng lao động hưởng lương có xu hướng tăng lên, song đến năm 2007, cũng mới chỉ chiếm khoảng ẳ số lực lượng lao động trẻ làm việc trong khu vực kinh tế hộ gia đình, trong khu vực phi kết cấu với đặc trưng cơ bản là năng suất và chất lượng lao động thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình đô thị hóa quá nhanh, mở rộng liên tục nên đất canh tác nông nghiệp ngày càng có xu hướng bị thu hẹp lại, công nghiệp hóa nông nghiệp đã khiến cho thời gian nông nhàn nhiều hơn… Vì thế, lao động trẻ ở nông thôn, đặc biệt là lao động trong độ tuổi từ 15 – 29, bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa được trang bị đầy đủ những yêu cầu cần thiết đáp ứng với thị trường lao động hiện nay, cộng thêm thói quen sản xuất theo phong tục tập quán càng trở thành một rào cản lớn.
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện quyết định 157 của thủ tướng Chính phủ, đến nay (2008) đã có 745.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn và không còn tình trạng học sinh, sinh viên nghèo phải bỏ học. Đồng thời với những học sinh, sinh viên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: học sinh, sinh viên hệ cử tuyển; học sinh, sinh viên đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học; học viên là thương binh, người khuyết tật, tàn tật còn có thể được hưởng mức học bổng chính sách là 360.000đ/người/tháng. Những chương trình này đã góp phần ổn định đời sống và gia tăng cơ hội việc làm cho những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sau khi gia nhập thị trường lao động. c) Chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia. Nhiều địa phương đã quan tâm thực hiện tốt hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đưa nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài như Nghệ An ( 30 nghìn người), Thanh Hoá ( 25 nghìn người), Hà Tĩnh ( 19 nghìn người),…ban hành và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ vay vốn đi xuất khẩu lao động, đào tạo nghề,…cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…. Tính đến nay, có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là thanh niên nông. Hoạt động này không chỉ góp phần xoá đói giảm nghèo cho lao động trẻ mà còn là nguồn tài chính đáng kể cho gia đình làm vốn tự tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời đây còn là cơ hội để lao động trẻ Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, hội nhập và rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật trong lao động sản xuất. d) Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động.
- Tiếp tục đổi mới dạy nghề nhằm tăng quy mô để đến năm 2010 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tay nghề đạt 30 – 32%, mở rộng cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo chuyển biến cơ bản về dạt nghề, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng dạy nghề đạt trình độ của khu vực và thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, đảm bảo công bằng về cơ hội tham gia học nghề của các nhóm đối tượng khác nhau. - Gắn giải quyết việc làm với Chiến lược phát triển các ngành và lĩnh vực, đặc biệt là du lịch,dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển làng nghề, nâng cao chất lượng việc làm khu vực phi kết cấu và nâng cao chất lượng đào tạo lao động trẻ để góp phần chuyển dần lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực khác đem lại giá trị sức lao động cao hơn;.
+ Tạo việc làm tại chỗ cho lao động thanh niên bằng các biện pháp phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nhất là áp dụng công nghệ sinh học, đưa giống mới (cây con) có năng suất cao vào nông nghiệp; kết hợp áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho nông dân ở các vùng chậm phát triển; quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và đồng ruộng, đồng thời hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ; khuyến khích và hỗ trợ đầu tư để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn. Trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyên sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển dạy nghề, về vai trò vị trí của dạy nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, phổ biến kiến thức, giới thiệu chuyên sâu các nghề trong xã hội, thông tin về việc làm trên các thông tin đại chúng để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở dạy nghệ và xã hội biết và tích cực tham gia thực hiện phát triển dạy nghề, thiết lập mạng thông tin dạy nghề và việc làm.