Kinh nghiệm thu hút công nghệ nước ngoài của một số quốc gia và chính sách áp dụng tại Việt Nam

MỤC LỤC

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thu hút công nghệ nước ngoài

Nửa đầu thập kỷ 60, khi trên thế giới đang tiến hành cuộc cách mạng công nghệ, thì ở Trung Quốc bắt đầu “Cuộc cách mạng Văn hóa” và Cuộc cách mạng này đã làm cho Trung Quốc phải chịu tổn thất lớn kể từ khi thành lập nước, cũng như mất cơ hội theo kịp trình độ các nước đang phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ trong việc chấn hưng đất nước, các thế hệ lãnh đạo của Nhà nước Trung Hoa đã có những sách lược rất mạnh mẽ trong việc nhập khẩu công nghệ, làm chủ công nghệ và sáng tạo công nghệ để đưa đất nước Trung Quốc phát triển như ngày nay. Nhờ nhập khẩu những công nghệ mới trong thời kỳ này nên đã cải thiện được tình hình sản xuất về cơ bản vốn đã lạc hậu, xúc tiến phát triển một phần quan trọng các ngành sản xuất mới, kinh tế được phát triển nên mức sống của nhân dân cũng được nâng cao.

Nhờ những chính sách hợp lý về nhập khẩu công nghệ, năng lực làm chủ công nghệ nhập và truyền thống sáng tạo, tự cường của người Trung Quốc nên ngày nay Trung Quốc đã xuất khẩu công nghệ và địa bàn xuất khẩu mới chỉ tập trung vào các nước đang phát triển. Chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách nhập công nghệ qua các giai đoạn: Giai đoạn 1 năm 1978, giai đoạn 2 năm 1984 - giai đoạn được gọi là thông thoáng nhất và giai đoạn 3, năm 1994, gọi là “Chiến lược Quốc tế hóa kinh tế mới” nhằm tự do hóa mà thực chất là đơn giản hóa các thủ tục nhập công nghệ. Theo số liệu điều tra của Hiệp hội Phát triển Công nghệ Hàn Quốc, trong hợp đồng chuyển nhuợng licence của các doanh nghiệp Hàn Quốc, 90,2% của toàn bộ giao dịch là diễn ra giữa các doanh nghiệp độc lập không có sự quan hệ về vốn giống như các công ty con hay là công ty hợp tác.

Nếu nhìn từ quan điểm mang tính dài hạn của mục đích chủ yếu du nhập công nghệ của Hàn Quốc, thì việc du nhập công nghệ không phải là nâng cao cơ sở kỹ thuật mà là đẩy mạnh hệ thống sản xuất, tăng sức cạnh tranh về giá cả, linh hoạt với những thay đổi ngắn hạn của thị trường. Đứng trước tình trạng khó khăn này, bên cạnh đó cơ sở công nghệ và năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ nhập còn yếu, buộc Hàn Quốc phải tìm ra một chiến lực mới, đó là việc nhập công nghệ thông qua nhận vốn nước ngoài (vốn không hoàn lại, vốn vay ưu đãi hoặc vốn đầu tư liên doanh với nước ngoài). Ngoài ra, nếu căn cứ theo kết quả điều tra này, tỷ lệ công nghệ phát triển sản phẩm mới trong công nghệ liên quan đến sản phẩm, tỷ lệ công nghệ nâng cao năng lực thiết kế và mẫu mó trong cụng nghệ liờn quan đến quỏ trỡnh sản xuất là cao nhất (Vừ Đại Lược, 1997).

Việc sản xuất và kinh doanh DRAM được khởi đầu với hình thức dựa hoàn toàn vào việc nhập công nghệ của nước ngoài và sau đó các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc như SAMSUNG, GOLDSTAR đã thành công trong việc làm chủ và tạo ra công nghệ cho riêng mình. Có thể nêu 5 đặc trưng về sản xuất và công nghệ của ngành bán dẫn mà trọng tâm là sản xuất DRAM: Thứ nhất, về mặt công nghệ cũng như với tư cách là loại hàng hoá, sự cạnh tranh khốc liệt có tính liên tục trên thị trường thế giới là mạch tích. Trong Chiến tranh thế Giới lần thứ nhất, khi những giới thiệu công nghệ nước ngoài bị đột ngột đình chỉ, chính phủ đã xác định thực hiện một nỗ lực để thiết lập và tổ chức lại các phòng thí nghiệm nghiên cứu của nhà nước để phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất.

Trong những năm 1955 nhiều hơn 50 phần trăm của các công nghệ nhập khẩu đã được phát triển trước hoặc trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong những năm 1960 nền công nghiệp Nhật Bản đã nhập khẩu các công nghệ tiên tiến, các công nghệ này đã được phát minh tại Mỹ sau chiến tranh. Trong quá trình này, nước Nhật đã đi qua bốn giai đoạn: đơn thuần bắt chước (từ giữa những năm 1800 đến cuối thế kỷ XIX), công nghiệp hóa cao, công nghệ thích ứng với điều kiện địa phương (từ đầu thế kỷ XX đến hết thế giới thứ hai Chiến tranh); bắt kịp với công nghệ tiên tiến (kể từ Thế chiến thứ hai vào đầu những năm 1970) và từ "bắt chước đến sáng tạo" (từ đầu những năm 1970 đến nay). Sau khi nghiên cứu tác giả luận án nhận thấy thấy, lý do năng lực của Nhật Bản để làm chủ công nghệ nhập khẩu từ bên ngoài bao gồm các tiêu chuẩn cao về giáo dục ngay tại thời điểm đầu tiên của công nghiệp hóa, tinh thần kinh doanh, sẵn sàng của Nhật Bản để tìm hiểu công nghệ mới và từ bỏ những cái cũ, cấu trúc kép của ngành công nghiệp Nhật Bản, và định hướng từ các công ty nhỏ tới các công ty lớn.

Ví dụ của Nhật Bản đã cho thấy sự thành công của chính sách nuôi dưỡng một cách chu đáo công nghệ nội sinh trên nền tảng công nghệ nhập khẩu, giới thiệu để đáp ứng nhu cầu cảm thấy riêng của đất nước, như cảm nhận thông qua văn hóa riêng của mình.

Bảng 1.1. Nhập khẩu thiết bị công nghệ của Trung Quốc những năm 50
Bảng 1.1. Nhập khẩu thiết bị công nghệ của Trung Quốc những năm 50

THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT

Trong thực tế, nghiên cứu chính sách thu hút công nghệ nước ngoài của Nhật Bản đã gợi ý cho các nước đang phát triển khác sử dụng các nguồn chuyên gia, những người đã được tuyển chọn từ các địa phương, và hoàn toàn thấm nhuần văn hóa của đất nước với tinh thần tự tôn dân tộc. Tác giả luận án cũng cho rằng chỉ các chuyên gia đã có năng lực nội sinh vững chắc trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của quốc gia mới có thể đáp ứng được phản ứng linh hoạt cần thiết trong việc mua lại công nghệ nước ngoài. Việt Nam chúng ta hiện nay đang ở thời kỳ thu hút công nghệ nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp và công nghệ trong nước.

Có thể nếu phải so sánh thì Việt Nam cũng chỉ đang ở giai đoạn thứ nhất hoặc thứ hai của Nhật Bản. Tác giả luận án nhận thấy, bài học kinh nghiệm của Nhật Bản là vô cùng hữu ích đối với tất cả chúng ta và những người hoạch định chính sách nói chung, trong đó có chính sách thu hút công nghệ nước ngoài cần phải rút ra những điều bổ ích.

CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1. Thực trạng thị trường công nghệ Việt Nam trong những năm qua

Thực trạng thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua

Thực trạng thu hút CGCN nước ngoài vào Việt Nam qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đến nay Hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một kênh thu hút công nghệ chủ yếu của Việt Nam từ trước đến nay và trong tương lai kênh chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giữ một vị trí quan trọng.

Vì vậy, ta nên xem xét tổng quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở đó, xem xét đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay, số vốn thực hiện của hai lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 18 tỷ USD. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành như dầu khí, điện, cơ khí, thép, ô tô, thiết bị điện, điện tử, dệt may, da giày, rượu - bia- nước giải khát, nhựa, giầy.

Riêng ngành dầu khí đã thu hút gần 7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lĩnh vực này cũng thu hút tới trên 70% lao động và tạo ra trên 90% giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn tăng dần qua các năm và hiện chiếm tới 35,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

Nhìn vào số liệu tại bảng 2.11có thể thấy các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ số lượng lớn, chiếm tới 60% tổng số dự án FDI tại Việt Nam, tuy nhiên công nghệ chuyển giao trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với số lượng và quy mô đầu tư.

Bảng 2.11: Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 7/2010
Bảng 2.11: Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 7/2010