MỤC LỤC
Nếu như G.Lukacs đã nhìn nhận tác phẩm nghệ thuật không phải là những “bản sao” của hiện thực nhưng do yêu cầu biểu hiện trung thực đối tượng nên không phải lúc nào ông cũng thoát khỏi quan niệm đồng nhất sự phản ánh với bản sao hiện thực thì C.Caudwell lại cho đối tượng phản ánh là “hiện thực bên trong” của con người “còn hiện thực bên ngoài” là đối tượng của phản ánh khoa học. Người châm ngòi nổ cho vấn đề này là Lê Ngọc Trà với bài viết Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực trên báo Văn nghệ số 20-1988 và cuộc hội thảo về văn học và hiện thực được tổ chức tại Viện văn học vào đầu năm 1989, càng kích thích giới nghiên cứu hơn về đề tài tranh luận không có điểm dừng này.
Đó là hệ thống tư tưởng của phép biện chứng của Hegel, chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engel…đã đưa chủ nghĩa duy vật lên đỉnh cao chưa từng có trước chủ nghĩa Marx, về phương diện triết học; Còn về khoa học tự nhiên thì nổi bật lên là tiến hoá luận của Dacuyn… Tất cả những đặc điểm về tình trạng xã hội và những thành tựu về các ngành khoa học nói trên chính là cơ sở, là tiền đề cho nhận thức của các nhà văn về quy luật sinh tồn, vận động của xã hội cũng như quan niệm phản ánh nghệ thuật, trong thế giới quan của họ. Họ thường phủ định dòng thời gian, không gian trường tồn của quy luật tự nhiên, phủ nhận sự tuyệt đối hoá tính chân xác của nghệ thuật… Rồi từ đó táo bạo thiết lập một hiện thực hoàn toàn mới: hiện thực huyền thoại, hiện thực không có mặt và hiện thực dang dở luôn khát khao đợi chờ những cánh cửa tạo nghĩa… Với hàng loạt những sự kiện phi logic hoá mờ ảo như những mê cung mê lộ, chất ngập của ảo giác… Tất cả những tân hình thức ấy được phục trang trong lớp vỏ ngôn ngữ hoàn toàn mới.
Chính bản cương lĩnh Lời nói đầu của Tấn trò đời, ông đã trình bày những quan điểm nghệ thuật xuyên suốt của mình: “tiểu thuyết sẽ không là gì cả […] nếu nó không chân thực trong chi tiết” nhưng “cái thật của nghệ thuật không đồng nhất với cái thật của tự nhiên, mà trường cửu hơn, đích thực hơn và vấn đề này chỉ có thể giải quyết bằng điển hình” (68,13). Nếu như Balzac chỉ được chứng kiến những thay đổi của xã hội trong lòng chế độ tư bản thì Kafka lại là chứng nhân trong dự cảm trước những biến động dữ dội của nhân loại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với những cuộc thế chiến sẽ diễn ra mà hậu quả của nó là 60 triệu nhân mạng bị chết, 90 triệu người khác bị thương.
Khung cảnh quán trọ mụ Vauquer trong Lão Goriot cũng như những không gian, cảnh vật trong tất cả các tác phẩm của Balzac đều cặn kẽ, tỉ mỉ và rất thật: “mặt trước quán trọ trông ra một mảnh vườn nhỏ, thành thử ngôi nhà đứng cùng với dãy phố Nouvell-Sainte- Genevieve, từ ngoài phố nhìn vào, các bạn thấy ngôi nhà và mảnh vườn, có một bồn đá sỏi, hình lòng chảo, rộng ngót một toa dơ, rồi đến một lối đi phủ cát[…] có một tấm biển đề “Quán Vanquer” với dãy chữ phía dưới: QUÁN TRỌ TRUNG LƯU CỦA NAM GIỚI NỮ GIỚI VÀ MỌI NGƯỜI”(6,19) Chỉ với đoạn văn ngắn mà vô số chi tiết được đặt ra để mô tả cái quán trọ kia. Còn cậu thanh niên Saclơ có tâm hồn trinh trắng đã xót đắng trong tột cùng cái chết oan nghiệt của cha, đã xúc động đến run rẩy khi nhận sự giúp đỡ chân tình của chị họ cũng đã tha hoá trong uy lực của thần tiền: “vì luôn luôn cọ xát với tiền bạc tim hắn lạnh đi, co lại và khô cằn” (11,249) Và cũng mê muội với thần quyền của danh vọng, của tiền bạc mà những đứa con gái máu mủ ruột rà của lão Goriot đã dẫm lên xác cha để đi dự hội… Trọng lực của ngòi bút Balzac là đã thể hiện minh hiển sức mạnh của đồng tiền và sức hấp dẫn đã kích thích mọi nghị lực, mục đích của những nạn nhân đã bị nó nghiền nát tâm hồn.
Số lượng những tác phẩm kỳ ảo của Balzac không nhiều trong Tấn trò đời: Chỉ là 13/97 tác phẩm (chiếm 13%) với những văn bản tiêu biểu như: Je’sus Christ ở Flandre; Thuốc trường sinh, Kiệt tác không người biết, Miếng da lừa… Cảm hứng chủ đạo trong một loạt sản phẩm tinh thần đồ sộ của Balzac là hiện thực cuộc sống ngồn ngộn, sống động với ý nghĩa minh hiển, cụ thể nhất của nó nhưng cái chắp cho những tác phẩm của ông đôi cánh để bay lên khoảng không huyền diệu của khả năng suy tưởng, của những siêu nhiên, của những kinh khủng huyễn hoặc chính là yếu tố kỳ ảo. Riêng phần “người đàn bà không tim” đã ăm ắp những điều ước của Raphael: anh ước cho Porriquet có việc làm, ước được yêu Pauline, ước tống khứ miếng da lừa rồi lại sở nguyện khám phá bí mật của tấm bùa chú chết người ấy… Những điều ước hầu như được toại nguyện riêng ước mơ phá tan gã thần chết lơ lửng trên đầu mà hiện thân là miếng da lừa luôn tạo sự phản nguyện.
Từ những thương dân (vợ chồng chủ quán), nông dân (lão nông) hay trí thức (thầy giáo) , quan chức (Elanger, sortini)… đến những người phu xe, khi nhắc đến lâu đài đều trong giọng điệu dáng vẻ tuyệt đối phục tùng, cái lâu đài vô hình nhưng hữu dụng ấy có quyền gọi người ta đến nơi đất khách quê người làm việc nhưng cũng có quyền làm ngơ trước sự hiện diện theo yêu cầu của nó, lại có quyền làm cho người ta cúc cung khao khát đến tận nơi chỉ để hỏi chứ không được bộc lộ bất kỳ thái độ ngạc nhiên hay bực dọc gì, cái toà án trừu tượng kia cũng có thể đọc lời tuyên án phi lý, và bản cáo trạng vô hình bất cứ lúc nào đối với bất cứ người nào. Tuy nhiên, cái huyền thoại của Kafka là huyền thoại hai bỡnh diện: huyền thoại và cả cừi mơ nữa, trộn với hiện thực để mục đích hoá diễn đạt và phản ánh hiện thực: “người ta thường gọi tác phẩm của Kafka là huyền thoại chính bởi vậy: nó có thể là nơi bão hoà của bao biểu tượng, chính vì nó là một cảm nhận trực tiếp, hồn nhiên để gọi những tổng hợp, những khái quát về vấn đề lớn lao của thân phận con người” (74,90).Hiện thực, theo một cách trực tiếp trong cái vỏ vật chất của nó, đó là Kafka đã đưa những nguyên liệu, những sự vật, hiện tượng vốn tồn tại trong hiện thực của thế giới hiện đại, vào những câu chuyện của ông. Mặt khác, các nhân vật của ông – khu biệt cụ thể ở đối tượng sử dụng linh vật (Raphael với “miếng da lừa”, Donjuan với “thuốc trường sinh”..), luôn luôn sử dụng những phương tiện kỳ ảo trong tư thế chủ động, có ý thức, với tâm trạng: hăm hở, khát thèm, có khi là lo sợ hối tiếc và run rẩy..tạo tư thế hoàn toàn tỷ lệ nghịch với động thái của các nhân vật trong sáng tác của Kafka là bị động (tự nhiên bị hoá thân, biến dạng hay tự nhiên bị chụp vào cái ỏn khụng rừ tội..) và thản nhiờn khụng cú một chỳt phản ứng gỡ với cỏc sự kiện hoang đường.
Huyền thoại bao phủ khắp các tác phẩm của Kafka và cung cấp cho những chi tiết, sự kiện, hình ảnh đậm mầu sắc khác thường ấy những tầng ý nghĩa riêng, trong các tạp chủng hỗn mang lại luôn hiển lộ một chân lý: “Mọi đồ vật như cái cặp, chiếc áo vắt trên ghế, hay cái răng duy nhất còn lại trong miệng gã xà ích, trong sự bất biến, chúng độc lập với chính mình, mang thêm ý nghĩa biểu tượng và nói lên một chân lý nào đó trong hình thức huyền thoại” (24, 248). Đoạn văn kể về cuộc gặp giữa K với kỹ nghệ gia trong Vụ án là kiểu tự sự đặc thù của lối kể truyện Kafka ở thế giới từ vựng cũng như đặc tính cú pháp khan hiếm ấy: “ông rút ở túi trong, túi ngoài ra các giấy tờ chi chít những cột số tính toán, dàn ra trước mắt Jôzep K, giải thích nhiều số liệu, sửa một con tính sai nho nhỏ ông vừa phát hiện tuy chỉ duyệt lướt qua, nhắc tới Jôzep K rằng năm ngoái anh đã đi đến nhất trí với ông về một công việc kinh doanh thuộc cùng một loại và nhân tiện cho anh biết rằng lần này một ngân hàng khác muốn đảm đương công việc ấy với bất cứ giá nào, và cuối cùng im lặng để nghe ý kiến của Jôzep K,.