Ứng dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai tại thành phố Cao Lãnh: Đánh giá quy trình và hiệu quả

MỤC LỤC

Thời gian thực hiện

Đề tài được thực hiện từ 1/2009 đến 1/2010 tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Cao Lãnh thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cao Lãnh.

Phương pháp

Nghiên cứu quy trình thực tế tại địa phương

Tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay tại thành phố Cao Lãnh.

Địa điểm nghiên cứu tại Văn phòng Đăng ký QSDĐ thành phố Cao Lãnh

Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật: thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai, trích lục BĐĐC, trích sao HSĐC. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Tình hình sử dụng phần mềm ViLIS

Quá trình triển khai phần mềm ViLIS tại thành phố Cao Lãnh

Thực hiện trích đo địa chính thửa đất: thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp thị và cấp xã. Cung cấp BĐĐC, trích lục BĐĐC, trích sao HSĐC và các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng.

Công tác quản lý hồ sơ địa chính

Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kích thước, hình thể, mã thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào sổ cấp giấy chứng nhận. Toàn bộ hệ thống quản lý HSĐC xây dựng trên phần mềm ViLIS trên cơ sở tích hợp, kế thừa với các phần mềm ứng dụng khác nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất, phục vụ tốt cho người đang sử dụng hoặc có nhu cầu sử dụng đất, tạo mối quan hệ trực tiếp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và người dân trong xây dựng và thực thi pháp luật, trong quy hoạch và triển khai quy hoạch, trong thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và bảo vệ lợi ích của người sử dụng đất.

Hình 3.1: Biểu đồ đánh giá việc quản lý hồ sơ trên phần mềm ViLIS.
Hình 3.1: Biểu đồ đánh giá việc quản lý hồ sơ trên phần mềm ViLIS.

Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai trước khi sử dụng phần mềm ViLIS

Kết quả thực hiện bằng phương pháp thủ công

    Công tác quản lý đất đai bằng thủ công chỉ giải quyết sơ bộ được những nhu cầu của người dân trong lĩnh vực hành chính về đất đai. Bản đồ chủ yếu là bản đồ giấy nên việc đăng ký và quản lý biến động phức tạp, không hiệu quả. Việc tìm kiếm thửa đất và đối soát bản đồ rất dễ sai sót, tốn nhiều thời gian, công việc giải quyết các hồ sơ cho người dân chậm và tồn đọng nhiều.

    Nguyên nhân chủ yếu của việc hồ sơ tồn đọng nhiều là do việc quản lý bản đồ giấy gặp khó khăn cho công tác tách, gộp thửa và đăng ký biến động của người dân.

    Hình 3.2: Quy trình thực hiện bằng thủ công.
    Hình 3.2: Quy trình thực hiện bằng thủ công.

    Kết quả thực hiện bằng thủ công

    Kết quả thực hiện bằng hệ thống MicroStation - Famis – Caddb

      Tuy nhiên, hệ thống phần mềm MicroStation - Famis - Caddb là hệ thống phần mềm chuẩn, có khả năng liên kết, truy vấn giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Cung cấp những chức năng cần thiết cho công tác kê khai đăng ký và chỉnh lý biến động về đất đai, trước hết là chỉnh lý trên dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Trong quá trình quản lý đất đai bằng phần mềm MicroStation - Famis -Caddb, bước đầu thu thập các bản đồ giấy và dữ liệu hồ sơ sổ sách để kiểm tra, chỉnh lý.

      Trong giai đoạn giải quyết hồ sơ bằng hệ thống MicroStation – Famis – Caddb, số lượng hồ sơ được xử lý nhanh chóng, hồ sơ tồn đọng đã giảm nhiều, giải quyết cơ bản được công tác cấp giấy cho người dân.

      Kết quả thực hiện bằng phần mềm MicroStation - Famis - Caddb

      Thuận lợi và khó khăn khi quản lý đất đai bằng hệ thống phần mềm Microstation – Famis – Caddb

      Việc in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp, khụng cú khuụn mẫu rừ ràng, trải qua nhiều thao tỏc, làm tốn nhiều thời gian trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Khi quản lý thông tin về đất đai, cần phải có sự kết nối giữa ba phần mềm MicroStation – Famis – Caddb với nhau, đây là hạn chế nhất vì thiếu sự thống nhất, việc quản lý phải qua nhiều phần mềm và nhiều công đoạn, tốn thời gian và phức tạp. Chưa có hệ thống sổ sách đầy đủ theo quy định, đồng thời việc tổng hợp các báo cáo, sổ sách còn thực hiện nhiều bằng tay dẫn đến việc thiếu chính xác trong các tài liệu và thời gian xây dựng các tài liệu này khá dài.

      Điều này rất nguy hiểm vì các thông tin đăng ký cấp giấy rất quan trọng, nếu bị vô ý hay cố tình chỉnh sửa nội dung về loại đất, tên chủ hay diện tích cấp giấy, diện tích quy hoạch thì sẽ dẫn đến những hậu quả không lường được.

      Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai khi sử dụng phần mềm ViLIS Trên cơ sở triển khai các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý đất đai

      • Kết quả nghiên cứu trên phần mềm ViLIS 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu trên phần mềm ViLIS

        - Điều kiện cần thiết để có thể tạo sổ địa chính bằng phần mềm ViLIS: nhất thiết hệ thống phải có dữ liệu về thửa đất của xã đang được chọn làm việc và các thửa đất phải được đăng ký (không có đăng ký thì phải ở dạng chủ sử dụng là UBND xã, loại đối tượng là chưa giao sử dụng). Ngoài ra chương trình còn có chức năng hỗ trợ tạo trang bìa, tạo mục lục cho sổ mục kê, tên trang bìa của đơn vị hành chính phần mềm sẽ tự động cập nhật đơn vị hành chính từ cơ sở dữ liệu, hay có thể xuất toàn bộ dữ liệu này qua Excel để tiện cho việc tra cứu và chỉnh sửa. - Cơ quan địa chớnh cấp huyện lập sổ theo dừi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo phạm vi hành chính cấp xã, phường, thị trấn, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường lập sổ theo dừi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo phạm vi từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

        Chức năng tạo sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: có thể lựa chọn các đơn vị hành chính cần tạo sổ cấp giấy chứng nhận (nếu đơn vị tạo sổ là địa chính huyện. thì sổ cấp giấy chứng nhận sẽ được tạo theo đơn vị hành chính xã đang làm việc, nếu đơn vị tạo là địa chính tỉnh thì sổ cấp giấy chứng nhận sẽ được tạo theo đơn vị hành chính huyện đang làm việc). Ngoài ra trên giao diện này ta có thể xem thử hình dạng của hai thửa đất cần gộp trên bản đồ, trong chức năng gộp thửa không hỗ trợ chức năng tìm kiếm nên gặp trở ngại khi thực hiện và phần hạn chế trong chức năng gộp thửa là chỉ cho phép gộp hai thửa thành một thửa, không cho phép gộp từ 3 thửa trở lên. Qua một thời gian sử dụng phần mềm ViLIS đã đáp ứng được những yêu cầu của công tác quản lý đất đai, phần mềm ViLIS để chứng tỏ là một công cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và tạo ra một môi trường mới, hiện đại cho các hoạt động của công tác quản lý đất đai.

        Hình 3.7: Thiết lập cơ sở dữ liệu trên phần mềm ViLIS
        Hình 3.7: Thiết lập cơ sở dữ liệu trên phần mềm ViLIS

        Kết quả thực hiện bằng phần mềm ViLIS

        • Đánh giá, so sánh quy trình trước và sau khi sử dụng phần mềm ViLIS

          Hiện tại, đã có quy trình đang thực hiện (hình 3.6), tuy nhiên đây chỉ là quy trình bước đầu xây dựng phần mềm ViLIS, chỉ đưa ra quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin đất đai, chưa nêu ra cụ thể các chức năng thực hiện. Việc áp dụng quy trình mới để giải quyết các hồ sơ địa chính trên phần mềm ViLIS được thực hiện, sẽ giúp cho cán bộ Văn phòng biết trình tự xử lý, đặc biệt là giúp cho thủ trưởng cơ quan quản lý và bảo mật tốt dữ liệu đất đai. Việc triển khai các phần mềm hỗ trợ ngày càng rộng rãi và hoàn thiện, đặc biệt, từ khi có sự hỗ trợ của phần mềm ViLIS thì công tác quản lý đất đai được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo đúng quy trình và phục vụ tốt cho yêu cầu của người dân.

          Đây là bước đầu ứng dụng phần mềm ViLIS để quản lý đất đai tại thành phố Cao Lãnh, nên vẫn còn một số trở ngại trong quá trình sử dụng, cần có nhiều thời gian để có thể nghiên cứu, tìm hiểu, thống nhất làm việc theo quy trình mới sao cho hiệu quả nhất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Cao Lãnh cần mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý đất đai, đồng thời đưa ra kế hoạch và ban hành hệ thống phần mềm thống nhất sử dụng phần mềm VilIS để đảm bảo tính thống nhất của cơ sở dữ liệu các cấp. Phạm Phương Lan (2009), Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, xây dựng tại một số quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh - Bản tin cải cách nền hành chính Nhà nước, Bộ Nội Vụ.

          Hình 3.27: Kết quả thực hiện bằng phần mềm ViLIS qua các năm.
          Hình 3.27: Kết quả thực hiện bằng phần mềm ViLIS qua các năm.