MỤC LỤC
Viện trợ chương trình là hình thức viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không phải xác định chính xác nó sẽ phải được sử dụng như thế nào. Thường các dự án này có kèm theo một bộ phận của viện trợ kỹ thuật, dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó, hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho các đối tác tham gia nhận viện trợ ; Hỗ trợ kỹ thuật thường chủ yếu chỉ tập trung vào chuyển giao trí thức hoặc tăng cường lập cơ sở kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu trước khi đầu tư: Quy hoạch, lập các luận chứng kinh tế, kỹ thuật….
Năm 2003, Chính phủ Nhật Bản ban hành chính sách mới về cung cấp viện trợ phát triển, chính sách và lĩnh vực ưu tiên cung cấp viện trợ không hoàn lại vẫn giống trước đây, song sẽ tập trung hơn vào lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và hỗ trợ hợp tác khu vực. Châu Á vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách cung cấp viện trợ của Nhật Bản.Việt Nam đang trở thành một đối tác quan trọng trong việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ của Nhật Bản, và hiện nay Việt Nam xếp thứ 5 trong số các nước nhận viện trợ phát triển của Nhật Bản.
Một khi các cấp chính quyền cam kết mạnh mẽ và chỉ đạo sát sao và có sự tham gia rộng rãi của người dân thì bất kỳ chương trình và dự án ODA nào, dù lớn hay nhỏ đều được thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng với hiệu quả cao và bền vững. Những năm gần đây, lượng vốn vay ODA kém ưu đãi do Nhật Bản tài trợ có xu hướng gia tăng.Trong bối cảnh như vậy, định hướng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản cần có những thay đổi phù hợp để mọi đối tượng và thành phần trong từng xã hội đều có thể tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ này.
Nguyên nhân gây ra tình trạng lãng phí trong sử dụng ODA có thể do công trình được đầu tư không phù hợp với nhu cầu của người dân hay phù hợp với nhu cầu của người dân nhưng lại được đặt ở một vị trí không thuận lợi với đại bộ phận người dân hưởng lợi từ dự án. - Thứ 3, do ODA là nguồn vốn được cấp với số lượng lớn, chủ yếu được ưu tiên sử dụng cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, mà kết cấu hạ tầng là một lĩnh vực có nhiều hạng mục với nhiều khoản cần mua sắm nên việc kiểm tra tài chính dự án là điều không dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho tệ hối lộ, tham nhũng nảy sinh và hoành hành.
- Thứ hai là do người ta nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn về thực chất của nguồn vốn ODA, cho rằng ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển- là thứ cho không … nhưng trên thực tế thì phần lớn nguồn vốn ODA là vốn vay, phần cho không chỉ chiếm tỷ trọng rất ít. Sau khi các công trình được hoàn thành thì chỉ đưa vào hoạt động 1 tháng đầu tiên sau đó thì trở thành một bãi lau sậy do địa thế không phù hợp cho việc lấy nước của đồng bào, công trình được xây dựng giữa một vũng, ở một nơi rộng nhưng lại không có người đến.
Tính kế thừa của dự án được thể hiện trong sự phù hợp của dự án khi có những dự án mới cùng mục tiêu được đầu tư ở địa phương, hay dự án đầu tư nâng cấp dự án. Điều này có liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế, quản lý vốn, quản lý dự án ODA và hình thành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của nền kinh tế, cho môi trường đầu tư dự án ODA.
Không chỉ vậy, trong quá trình đấu thầu, bên cho vay vẫn có thể đưa ra các điều kiện mang tính đánh đố đối với nước đi vay, hậu quả là các nhà thầu trong nước chấp nhận vai trò thầu phụ. Còn đối với các dự án ODA Nhật Bản thì điều kiện sử dụng vốn vay mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra trong quá trình đàm phán là những điều kiện ràng buộc về sử dụng kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm xây dựng của Nhật Bản.
Điều này cho thấy một mặt viện trợ phát triển của Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao trên GDP của Việt Nam, mặt khác mức chênh lệch giữa đóng góp trực tiếp của viện trợ phát triển Nhật Bản vào tăng trưởng GDP với mức đóng góp chung thể hiện thực tế là Chính phủ Việt Nam đã sử dụng có hiệu quả Viện trợ phát triển của Nhật Bản tạo ra động lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Cho đến nay, Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn như: công nghệ thông tin, quản lý môi trương, nghiên cứu các loại giống cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như trong các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu sang giúp các cơ quan Việt Nam thực hiện các dự án nghiên cứu hoặc nâng cao hiệu quả quản lý trong nhiều ngành kinh tế.
Tổng tín dụng JBIC do Bộ Giao thông Vận tải quản lý là 275,582 tỷ Yên với 16 dự án trên các lĩnh vực nâng cấp cầu đường, hầm đường bộ, bến cảng, cầu đường sắt, hệ thống thông tin duyên hải, sân bay…Nhìn chung hỗ trợ ODA của chính phủ Nhật Bản rất kịp thời, hiệu quả trên nhiều phương diện, bước đầu giúp Việt Nam phục hồi, phát triển kinh tế, xoá đói,giảm nghèo thông qua phát triển cơ sở hạ tầng Giao thông Vận tải. Việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa bệnh thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại tại hai bệnh viện lứon là Chợ Rẫy và Bạch Mai và các dự án hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản trong lĩnh vực y tế cũng như góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y bác sỹ cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh, qua đó cải thiện đời sống của nhan dân, đặc biệt là dân nghèo thành thị.
Dự án Khu Công nghệ cao Hoà Lạc cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Tây: nâng cấp đường cao tốc Láng- Hoà Lạc nối Hà Nội với khu công nghệ cao láng Hoà Lạc, các dự án trọng điểm như Khu đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Cơ sở mới của Đại học Quốc gia Hà Nội, làng Văn Hoá các Dân tộc Việt Nam…. Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh nhằm cải thiện tình trạng ngập úng và xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp của thành phố: cải tạo và kè hai con kênh thoát nước có chiều dài là 7,3 km, cải tạo hệ thống thu gom nước thải, xây dựng các trạm bơm nước thải và 1 nhà máy xử lý nước thải có công suất 141000 mét khối/ ngày đêm.
Thực tế dễ nhận thấy có không ít những dự án có sử dụng vốn ODA Nhật Bản đầu tư sau khi hoàn thiện đầu tư đã không được đưa vào sử dụng, đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn, không phát huy được tính kế thừa của dự án hay tuổi thọ của công trình ngắn, sau khi đưa vào vận hành một thời gian ngắn đã nhanh chóng đi vào xuống cấp nghiêm trọng. Năng lực hạn chế và thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý và sử dụng viện trợ phát triển nói chung và viện trợ phát triển của Nhật Bản nói riêng đã cản trở việc phát huy hiệu quả viện trợ ở cấp Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ hiện nay.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với Tổ công tác ODA của Chính phủ và các cơ quan Việt Nam có liên quan phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Nhật Bản để xây dựng Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình dự án ODA thời kỳ 2008-2009, tập trung vào việc giải quyết các vướng mắc trong 3 giai đoạn: hình thành dự án, khởi động và các hành động ưu tiên thực hiện trước, và thực hiện dự án. Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản, Việt Nam cần có định hướng phân bổ ODA hợp lý, chẳng hạn: đối với vốn ODA có ưu đãi cao cần được ưu tiên sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, còn vốn ODA kém ưu đãi và vốn vay thương mại thì phải được sử dụng cho các chương trình, dự án, ngành và vùng có khả năng thu hồi vốn nhanh và đảm bảo khả năng trả nợ một cách bền vững.