MỤC LỤC
Theo đánh giá chung về công tác QTRR của các ngân hàng trong khu vực, so sánh với một số nước điển hình như Singapore, Malaysia, Hàn quốc, và các ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế thì các NHTM Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của công tác quản trị rủi ro. Hoạt động quản trị rủi ro đã được nhắc đến từ khá lâu nhưng thực tế triển khai hoạt động này tại ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều vấn đề đáng bàn. Khoan hãy nói về việc chi phí cho việc tổ chức riêng một bộ phận chuyên trách về công việc này mà trước hết là chúng ta chưa có cán bộ được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này.
Chỉ ở các ngân hàng lớn hoặc các hội sở chính thì mới có trung tâm quản trị rủi ro riêng, còn tại các chi nhánh (mà số lượng chiếm chủ yếu) thì việc quản trị rủi ro được thực hiện tản mạn ở các phòng nghiệp vụ. Có một số ngân hàng lớn đang thử nghiệm kỹ thuật xếp loại tín dụng đối với doanh nghiệp lớn, còn chấm điểm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ, khách hàng cá nhân và xếp loại khoản vay thì hầu như chưa được đề cập đến. Tuy nhiên, ngay cả với với xếp loại tín dụng đang làm thử cũng cần phải bàn thêm, vì hầu hết những thử nghiệm đang được thực hiện thiên về phương pháp xếp loại của cơ quan xếp loại độc lập hơn là của NHTM.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều ngân hàng không chỉ chấp hành triệt để nguyên tắc tín dụng mà còn đặc biệt chú trọng đến thông tin của khách hàng như: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính. Sau khi cho vay, ngân hàng phải coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
Một là, một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Hai là, khi Ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thực tế của Khách hàng tăng lên và qua đó Ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán cho khách hàng, nhờ đó khách hàng dùng số tiền đó mua hàng hoá và dịch vụ. Ba là, với vai trò trung gian thanh toán, Ngân hàng thay mặt khách hàng thanh toán giá trị hàng hoá dịch vụ.
Ngoài ra còn thực hiện thanh toán bù trừ thông qua NHTW hoặc các trung tâm thanh toán. Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực thành phố Hà Nội và thực hiện các chương trình theo chỉ đạo của NH No&PTNT Việt Nam. Như vậy chi nhánh Bắc Hà Nội quản lý trực tiếp 3 chi nhánh cấp 2 và 3 phòng giao dịch trực thuộc.
Các phòng giao dịch trực thuộc thực chất có vị trí ngang ngàng với các chi nhánh cấp 2 nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều nên chỉ gọi tên là “phòng giao dịch” chư không phải một chi nhánh. Riêng phòng giao dịch số 1 là phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Bên cạnh đó chính sách tiền tệ nới lỏng liên tục trong nhiều năm, nhất là trong năm 2007, làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng mạnh, kết quả của cuộc chạy đua cho vay của các ngân hàng. Năng lực kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chậm được tăng cường, không theo kịp tình hình khi các tổ chức tín dụng chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, không kiểm soát có hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản. Trong bối cảnh hiện nay mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với đó là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Trong giai đoạn vừa qua, thị trường chứng khoán và bất động sản có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nhiều khoản tín dụng của các ngân hàng. Trong thời gian tới đây nhà nước cần chỉ đạo, rà soát để những đơn vị có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh; kiên quyết không cho thành lập, hoạt động đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó sớm ban hành chính sách thuế chống đầu cơ bất động sản; các chính sách và thủ tục hành chính thông thoáng để thị trường chứng khoán và bất động sản phát triển một cách lành mạnh.
Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay ngân hàng của các công ty để đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; từng bước lành mạnh hoá hai loại thị trường này, khắc phục tình trạng đầu cơ, đẩy giá lên cao như thời gian qua. Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ sung các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ.
Thứ hai, ngân hàng cần sớm có những chỉ đạo cụ thể cho các ngân hàng thương mại về các thức tổ chức tiến hành hoạt động quản trị rủi ro, ban hành các văn bản quy định về quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (Credit information Center _ CIC) nhằm giúp các ngân hàng khai thác thông tin một cách hiệu quả tại trung tâm này. Để quản trị rủi ro thì ngân hàng cần rất nhiều thông tin và phải đảm bảo tính chính xác từ đó mới đưa ra các phân tích, đánh giá và xếp loại tín dụng tuy nhiên trong điều kiện hiện nay các ngân hàng rất khó khăn khi thực hiện công việc này.
Thứ nhất, cần xây dựng các kế hoạch đào tạo cán bộ quản trị rủi ro và triển khai mô hình quản trị rủi ro tại hội sở sau đó tổ chức hội thảo để truyền tải kinh nghiệm cũng như hướng dẫn các chi nhánh thực hiện. Thứ hai, thường xuyên có sự kiểm tra và hỗ trợ chi nhánh về công tác quản trị rủi ro, có thể cử cán bộ chuyên môn xuống chi nhánh trực tiếp giúp đỡ, tư vấn hoặc cung cấp kinh phí cũng như các điều kiện khác hỗ trợ chi nhánh. Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ thực sự hiệu quả để giữa các chi nhánh cũng như giữa chi nhánh với hội sở có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm về quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trên cả mạng lưới chi nhánh.