MỤC LỤC
Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU nhưng 27 quốc gia thành viên đều là những quốc gia nằm trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu nên có những đặc điểm tương đồng về điều kiện kinh tế và văn hóa. Hiện nay, các thương hiệu thủy sản nổi tiếng của Việt Nam đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Châu Âu như DANIFOODS (Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm D&N), FISCO (Công ty cổ phần hải sản Nha Trang), INCOMFISH (Công ty cổ phần đầu tư thương mại thuỷ sản), CASEAFOOD (Xí nghiệp thuỷ sản xuất khẩu Cần Thơ), AGIFISH (Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản An Giang), sản phẩm thủy sản của những công ty này đã được công nhận về đảm bảo chất lượng và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường EU.
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản từ năm 2001 – 2007 Các thị trường trên có giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam tương đối đồng đều, với tốc độ tăng trưởng bình quân của năm thị trường này đạt trung bình 15,6%/năm, đây là tốc độ tăng khá cao và là nơi nhập khẩu phần lớn các sản phẩm thủy sản chủ lực như các da trơn, cá ngừ, tôm đông lạnh. Ngoài một số thị trường có tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu thủy sản cao, thì thị trường Bỉ có tốc độ tăng trưởng chậm và mất dần vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, trong năm 2005, Bỉ là quốc gia đứng vị trí thứ nhất về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, trên thị trường Đức và Tây Ban Nha, sang năm 2006 và 2007 Bỉ chỉ xếp thứ 5 trong 5 nước và khoảng cách về kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng dần.
Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ NN & PTNT) đã thường xuyên cập nhật các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU, xem xét và ban hành các chỉ thị, quyết định về việc sử dụng các thuốc thú y, kháng sinh, chất phụ gia, các quy định khác liên quan đến bao gói sản phẩm.. trong sản xuất và chế biến thuỷ sản nhằm phù hợp với các quy định của EU. Trong đó, quy định rừ ràng danh mục cỏc loại thuốc, tờn cụng ty sản xuất và cụng dụng của nó. Các loại thuốc thú y được phép lưu hành phải không gây hại với thuỷ sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường, và phù hợp với quy định của EU. b) Tổ chức đào tạo kiến thức an toàn thực phẩm cho người nuôi. Cục Quản lý CL, ATVS & TYTS đã tổ chức các buổi trao đổi, đào tạo về các quy định của các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam cho người nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương; tổ chức tuyên truyền về tác hại của các hoá chất kháng sinh cấm sử dụng; tổ chức phổ biến, hướng dẫn các quy định, quyết định, chỉ thị của Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ngăn cấm sử dụng các hoá chất kháng sinh có hại trong nuôi trồng thuỷ sản. c) Các biện pháp khi phát hiện các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Chương trình kiểm soát các chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ sản quy định, khi kết quả phân tích vượt quá giới hạn cho phép, cơ quan quản lý thực hiện việc đình chỉ thu hoạch đối với vùng nuôi bị nhiễm bệnh, thông báo với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản nhằm ngăn ngừa tình trạng mua nguyên liệu không đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các cơ quan quản lý địa phương sẽ áp dụng chế độ giám sát và thực hiện lấy mẫu tăng cường tại vùng nuôi có phát hiện dư lượng vượt quá giới hạn cho phép. Việc thông báo và ra quyết định đối với vùng có phát hiện dư lượng được thực hiện đúng theo sơ đồ phân cấp quản lý trên. Kết quả của chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại Thuỷ sản. Qua 10 năm đi vào hoạt động, Chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong thủy sản nuôi trồng đã thu được nhiều kết quả hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam, đáp ứng được các yêu cầu về dư lượng các chất độc hại của thị trường EU. Việc đánh giá tính hiệu quả của chương trình sẽ được thực hiện trên việc so sánh giữa các chỉ số độc tố phát hiện thực tế trong nuôi trồng thuỷ sản với giới hạn cho phép các độc tố này do EU quy định, và trên từng nhóm chỉ tiêu sau đây. a) Nhóm thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ. Kiểm định dư lượng Pb (chì) trong nuôi trồng thuỷ sản. Nồng độ Pb phát hiện được thấp hơn so với quy định về hạn mức tối đa của EU, từ năm 2001 nồng độ Pb tối đa trong quy định của EU giảm xuống còn 200 ppb/kg, các mẫu xét nghiệm đều cho thấy không phát hiện bất cứ mẫu nào có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn này. Mặt khỏc, phần trăm lượt phỏt hiện/phõn tớch cũng giảm rừ rệt, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng ít mẫu xét nghiệm có chứa Pb, đặc biệt, trong năm 2007 chỉ có 8% trong số các mẫu đem xét nghiệm có chứa Pb và nồng độ phát hiện cao nhất đều thấp hơn quy định của EU, Việt Nam đã kiểm soát rất tốt chất độc hại này trong khâu nuôi trồng thủy sản. Việc đánh giá kết quả chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản được tiếp tục với các phân tích sau. Kiểm định dư lượng Hg, Cd trong thuỷ sản Nồng độ dư lượng Hg, Cd. trong nuôi trồng thuỷ sản đều thấp hơn giới hạn tối đa trong quy định của EU. Đối với dư lượng chất Hg, các xét nghiệm đều cho kết quả phát hiện thấp so với hạn mức của EU và phần trăm phát hiện cũng giảm dần, tới năm 2007 tỷ lệ phát hiện là dưới 17%. Dư lượng chất Cd trong nuôi trồng thuỷ sản có nồng độ phát hiện cao nhất gần với mức tối đa của EU và trong giai đoạn 2005 – 2007 có xu hướng tăng trở lại. Đây là điều cảnh báo đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản Việt Nam, các cơ quan quản lý địa phương cần thường xuyên theo dừi, xột nghiệm, tỡm kiếm nguyên nhân gây bệnh và khoanh vùng ô nhiễm để tránh lây lan. c) Các chất cấm sử dụng. Từ năm 2000 – 2003, chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản tập trung kiểm soát các chất cấm là Chloramphenicol và Nitrofurans. Từ năm 2004 đến nay, chương trình đã bổ sung thêm danh mục một số các chất cấm sử dụng theo yêu cầu của thị trường EU, bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu phân tích ngày càng đa dạng, Cục Quản lý CL, ATVS & TYTS đã trang bị cho các cơ sở phân tích các trang thiết bị hiện đại, đào tạo các cán bộ nắm vững các quy trình mới, đến tháng 6/2007 đã phát hiện 645 mẫu thuỷ sản nuôi có. dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trên 10 nghìn lượt phân tích, nơi phát hiện dư lượng các chất cấm sử dụng đã được khoanh vùng và đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan quản lý tại địa phương. d) Nhóm các chất hạn chế sử dụng. Từ năm 2000 – 2002, chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong thuỷ sản nuôi chủ yếu kiểm soát các chất kháng sinh hạn chế sử dụng thuộc nhóm Tetracyline. Từ năm 2003, chương trình đã bổ sung thêm một số các kháng sinh loại mới như nhóm Sulfornamids, Quinolones, các kết quả kiểm nghiệm từ năm 2000 – 2005 cho thấy đã phát hiện 264 mẫu thuỷ sản nuôi có hoá chất và các chất kháng sinh hạn chế sử dụng trên tổng số 19.341 lượt phân tích, trong đó 7 trường hợp có nồng độ vượt ngưỡng cho phép. Kết luận rút ra từ chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại a) Vai trò của chương trình. Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản nuôi đã được EC đánh giá và công nhận từ năm 2000, góp phần quan trọng vào việc xem xét công nhận Việt Nam vào danh sách Nhóm 1 các nước được phép xuất khẩu vào thị trường EU. Vào tháng 12/2007, một số quốc gia EU trong đó có Italia, Đức đã ký kết chương trình hợp tác đào tạo cán bộ quản lý về nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam, dự án đã đi vào thực hiện vào tháng 3/2008 khẳng định sự hợp tác giữa Việt Nam và EU trong việc kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thời gian tới. b) Hiệu quả của chương trình.
Các ngân hàng thương mại do trong lúc thiếu tiền đồng (quy luật sau Tết Nguyên đán năm 2008) cộng với áp lực phải tăng dự trữ bắt buộc và chuẩn bị tiền đồng để mua tín phiếu bắt buộc đã phải mở cuộc đua tăng lãi suất huy động để hút tiền đồng từ người dân, trong khi đó, một số ngân hàng mới hoạt động nên chưa chuẩn bị đủ dự trữ các giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu..) để có thể “mua” tiền đồng từ các phiên giao dịch trên thị trường mở khi NHNN “bơm” tiền đồng vào hệ thống. Đứng trước khó khăn đó, VASEP đã có văn bản trình lên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 04/03/2008, kiến nghị với Chính phủ khẩn trương điều chỉnh các giải pháp kinh tế vĩ mô theo hướng không gây thêm khó khăn cho việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong đó có thủy sản, giảm bớt thiệt hại cho nông ngư dân và doanh nghiệp, không đẩy doanh nghiệp và nông ngư dân đến chỗ phá sản, kéo theo những thiệt hại và đổ vỡ nghiêm trọng.., nhất là những người mới vay vốn nuôi trồng thủy sản.
Mặt khác, theo dự báo sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường EU sẽ tăng chậm trong giai đoạn tới, thị phần mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản dần giảm xuống và chỉ đạt 4,8% vào năm 2010 và đây là mặt hàng có mức giá khá cao, do đó giá trị xuất khẩu đem lại từ mặt hàng này lớn hơn rất nhiều so với mặt hàng cá da trơn là thế mạnh của Việt Nam. Như vậy, sản lượng tôm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang EU được dự báo trong thời gian tới là chưa tận dụng được thời cơ từ sự chuyển biến nhu cầu nhập khẩu tôm trên thị trường thế giới mang lại, trong giai đoạn từ nay – 2010 Việt Nam cần đẩy mạnh việc xuất khẩu tôm sang thị trường EU, chuyển dịch thị phần xuất khẩu đối với mặt hàng này theo hướng tăng thị phần của thị trường EU nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tôm rất lớn của thị trường này, giảm dần tỷ trọng của hai thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn.
Theo tác giả, Việt Nam cần tăng tỷ trọng mặt hàng tôm đông lạnh trong tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU lên 10% vào năm 2010, đạt khoảng 65 (nghìn tấn) gấp đôi so với sản lượng được dự báo, với mức tăng sản lượng này Việt Nam sẽ tận dụng được lợi ích do sự tăng nhu cầu tiêu dùng của EU đối với mặt hàng tôm. Theo dự báo, mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU tăng tương đối nhanh, điều này phù hợp với nhu cầu tăng nhập khẩu mặt hàng này của EU trong thời gian tới. Một số giải pháp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản;. Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài tại địa phương tuyên truyền về tác hại của các loại thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh trong Danh mục hạn chế sử dụng và cấm sử dụng theo quy định của Bộ Thuỷ sản, đặc biệt là Malachite Green. b) Chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp dưới xây dựng vùng sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm, đặc biệt là sản xuất rau quả, chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản an toàn, xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường. Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, chợ, cảng, trường học, khu công nghiệp và chế xuất; quy định rừ trỏch nhiệm của cỏc đơn vị cú cơ sở dịch vụ ăn uống, kiờn quyết khụng để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm theo quy định của pháp luật. c) Chủ động chỉ đạo, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thông tin, xây dựng chương trình, phổ biến kiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đến các nhóm đối tượng; lồng ghép nội dung bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vào tiêu chuẩn công nhận làng văn hoá, gia đình văn hoá. d) Khẩn trương thành lập và ổn định tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý chất lượng và thú y thủy sản theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 3/2/2005 của liên Bộ Thủy sản và Bộ Nội vụ, đồng thời với việc tăng cường đầu tư trang thiết bị cho phòng kiểm nghiệm chất lượng hoá chất kháng sinh và dịch bệnh của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý CL, ATVS thuỷ sản tại địa phương. e) Kiện toàn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hàng năm cần xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức phân công thực hiện và giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch của các cấp, các ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan. f) Chỉ đạo bố trí nhân lực quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đến tuyến xã,. an toàn thực phẩm đến tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. g) Tăng cường đầu tư ngân sách và trang thiết bị cho các hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản:. a) Khẩn trương chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; triển khai áp dụng GMP, GHP, HACCP cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành quản lý; tổ chức tập huấn, tuyên truyền về các quy trình, quy phạm bảo đảm an toàn thực phẩm cho các hộ nông dân sản xuất nông sản, thủy sản thực phẩm; thông tin, hướng dẫn người sản xuất về tiêu chuẩn của các thị trường quốc tế. b) Chỉ đạo thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hoá chất độc hại trong nông sản, thuỷ sản thực phẩm trước khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản ở các vùng sản xuất nông sản thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thuỷ sản; xử lý nghiêm các vi phạm. Sản phẩm nông sản, thủy sản trước khi xuất khẩu hoặc đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước phải được chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến. Xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm. d) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản. Các Sở Thủy sản và Sở NN&PTNT có quản lý thủy sản:. Chỉ đạo cơ quan Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản trực thuộc, triển khai đồng bộ các hoạt động:. a) Tổ chức đợt tổng kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh, đặc biệt là kiểm soát các loại hóa chất, kháng sinh cấm đối với các đối tượng đã phân công cho địa phương quản lý (tàu cá, cảng, chợ, đại lý, cơ sở sản xuất cung ứng thức ăn, thuốc thú y, cơ sở nuôi trồng thủy sản). Phát hiện và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. b) Theo hướng dẫn nghiệp vụ và phương pháp của Chi cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản vùng chủ trì tổ chức các lớp đào tạo,. tập huấn về kiến thức đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản có liên quan đến hoá chất, kháng sinh tại địa phương. c) Phối hợp với lực lượng khuyến ngư địa phương hướng dẫn cho các chủ đầm nuôi kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào của quá trình nuôi. Quản lý tốt hoạt động dịch vụ thú y, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề phòng trị bệnh thuỷ sản và xử lý ao đầm, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản:. a) Kiểm soát chặt chẽ xuất xứ nguyên liệu của các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU, Canada, Thụy Sĩ, Mỹ… về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng sản phẩm thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào thị trường EU, Canada và thị trường có yêu cầu tương đương, phải bổ sung thêm chỉ tiêu Malachite Green và dẫn xuất của nó (Leucomalachite Green), các loại kháng sinh hạn chế sử dụng đặc biệt là nhóm Fluoroquinolone đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Thực hiện nghiêm túc cam kết với EU về việc tạm đình chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU có lô hàng bị phát hiện dư lượng kháng sinh, hoá chất cấm hoặc hạn chế sử dụng. b) Phổ biến đến các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, chủ đầm nuôi, tổ chức cá nhân hành nghề thú y thuỷ sản, các cơ quan chất lượng, thú y địa phương và cơ quan khuyến ngư các tỉnh/thành phố trong cả nước về tình hình chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam tại thị trường nhập khẩu, và hướng dẫn các biện pháp khắc phục. c) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản các tỉnh, thành phố thực hiện đợt tổng kiểm tra và sau đó duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật các tổ chức cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng Malachite Green, Chloramphenicol, Nitrofurans… trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản. d) Phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn sử dụng chất thay thế Malachite Green. Phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và các Viện Nghiên cứu thuỷ sản trong việc nghiên cứu mức tồn dư Malachite Green và khả năng phân huỷ của nó trong môi trường để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp. e) Thường xuyên cập nhật danh mục các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng của các tổ chức quốc tế, các nước nhập khẩu chủ yếu (EU,. Mỹ, Nhật) để trình Bộ ban hành các qui định bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. f) Rà soát, sửa đổi Quy chế Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi ban hành theo Quyết định số 15/2002/QĐ-BTS ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và trình Bộ ban hành. g) Tăng cường và tập trung năng lực thiết bị phân tích để đáp ứng yêu cầu kiểm tra lô hàng thủy sản và kiểm soát các sản phẩm phục vụ nuôi trồng (hóa chất, thuốc thú y, thức ăn, chế phẩm sinh học). h) Hướng dẫn nghiệp vụ, phương pháp kiểm tra dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng (đặc biệt là Malachite Green) cho cơ quan quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản các tỉnh, Thành phố để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát hoá chất, kháng sinh bị cấm và hạn chế sử dụng trong nguyên liệu thủy sản nuôi trước khi thu hoạch và thực hiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho toàn bộ nguyên liệu theo từng đơn vị bè/ đầm nuôi. i) Hướng dẫn nghiệp vụ và phương pháp cho cơ quan kiểm tra chất lượng và thú y thuỷ sản các tỉnh, thành phố triển khai hoạt động mã hoá các cơ sở nuôi, cơ sở thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu để triển khai nhanh hoạt động kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh đối với các cơ sở này, và phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc nguyên liệu của lô hàng. j) Chỉ thực hiện kiểm tra cấp chứng thư các lô hàng xuất khẩu đi EU, Canada và thị trường có yêu cầu tương đương có đủ giấy chứng nhận hoặc phiếu phân tích các loại kháng sinh cấm và Malachite Green cho từng lô nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra lô hàng đó. Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Nuôi thủy sản:. Có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản trong việc phổ biến tác hại của các loại hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng, hướng dẫn các trường Đại học, Trung học và Dạy nghề liên quan đến nuôi trồng và chế biến thủy sản cập nhật các qui định của Nhà nước và của Bộ Thủy sản về hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong thủy sản, và chỉ đạo các Viện Nghiên cứu thuộc Bộ triển khai các đề tài nghiên cứu phòng trị bệnh thủy sản bao gồm nội dung nghiên cứu các loại kháng sinh thay thế các chất bị cấm sử dụng trong phòng trị bệnh cho thủy sản. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia:. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng An toàn Vệ sinh và Thú y. Thủy sản, các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thủy sản tăng cường tuyên truyền phổ biến cho ngư dân về tác hại khi sử dụng các chấtthuộc danh mục kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản đặc biệt là Malachite Green, Chloramphenicol, Nitrofurans. Các Doanh nghiệp chế biến thủy sản:. a) Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Tuân thủ nghiêm túc các quy định của Bộ Thủy sản về kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản, đặc biệt là kiểm soát dư lượng các loại hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng. b) Tuyệt đối khụng sử dụng nguyờn liệu thủy sản khụng rừ nguồn gốc vào chế biến các lô hàng xuất khẩu vào EU, Canada và những thị trường có yêu cầu tương đương. Từng lô nguyên liệu nhập vào nhà máy phải có phiếu kiểm tra hoá chất, kháng sinh. Trong trường hợp chưa có phiếu kiểm tra, phải được lấy mẫu kiểm tra để biết chắc lô nguyên liệu đó không chứa kháng sinh cấm. c) Các lô hàng thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào EU, Canada và thị trường có yêu cầu tương đương phải được chứng nhận không nhiễm dư lượng hoá chất, kháng sinh, đặc biệt là Malachite Green, Leucomalachite Green. d) Sẵn sàng xuất trình tài liệu, giấy tờ liên quan đến vấn đề kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong hoạt động thuỷ sản khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Ngoài ra, sự trợ giúp (nghiên cứu, phân tích) của các cơ quan nghiên cứu cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp đầu vào để xây dựng các phương án đàm phán thương mại. Phối hợp giữa các Bộ ban ngành trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của thủy sản xuất khẩu. a) Chủ trì cùng các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức triển khai công tác thông tin, giáo dục truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng đối tượng; quản lý. c) Chỉ đạo thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật cho tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao tiêu dùng trong nước và thực phẩm nhập khẩu; giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận của các địa phương, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh thực phẩm. d) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm lưu thông trên thị trường. đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tốt công tác phân tích, dự báo nguy cơ, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho các tuyến từ Trung ương đến cơ sở; hướng dẫn triển khai việc áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP) và hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan hoàn thành việc xây dựng Đề án Tổ chức và tăng cường năng lực cho các phòng kiểm nghiệm trọng điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2007. Phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án về tổ chức hệ thống quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến cơ sở. g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm, đề xuất những văn bản cần sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng dự án Luật An toàn thực phẩm trình Chính phủ vào quý IV năm 2008. Bộ Công nghiệp:. a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và bếp ăn tập thể trong các nhà máy, xí nghiệp, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong khu công nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ nguồn chất thải của các nhà máy, xí nghiệp do Bộ Công nghiệp quản lý, để ngăn chặn ảnh hưởng tới các vùng. nguyên liệu cho chế biến thực phẩm; xây dựng lộ trình và triển khai áp dụng GMP, GHP và HACCP cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành quản lý. b) Phối hợp với Bộ Y tế rà soát, xây dựng, thẩm định, ban hành và quản lý chứng nhận hợp quy các quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công phụ trách. c) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất thuộc phạm vi Bộ quản lý; xử lý nghiêm các vi phạm. Bộ Thương mại:. a) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Bộ quản lý. Phối hợp với các cơ quan liên quan truy nguyên nguồn gốc, xử lý nghiêm, triệt để các vi phạm. b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy đinh bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án ngăn chặn tình trạng nhập lậu thực phẩm qua biên giới; nghiên cứu đề xuất tổ chức cơ quan kiểm soát thực phẩm qua biên giới theo hướng thống nhất một đầu mối, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả trình Thủ tướng Chính phủ vào quý III năm 2007. Bộ Khoa học và Công nghệ:. a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan khẩn trương xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, rà soát các quy định quản lý liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn mác sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất, chặt chẽ và không chồng chéo. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo chức năng và nhiệm vụ được giao:. a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo các lực lượng công an liên quan, bộ đội biên phòng phối hợp với lực lượng hải quan và cơ quan của địa phương kiểm soát ngăn chặn việc nhập lậu thực phẩm qua biên giới. Đề xuất các chế tài, cơ chế, biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham gia tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho đồng bào dân tộc khu vực đóng quân, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. b) Chỉ đạo hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền hình các cấp từ Trung ương đến cấp xã, các đội thông tin lưu động, đặc biệt Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, hệ thống truyền thanh ở xã, phường dành thời lượng thích đáng, thời gian phát sóng phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân. Bộ Nội vụ:. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề án về tổ chức hệ thống quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, sự phân công phân nhiệm giữa các Bộ, ngành, sự phân cấp giữa Trung ương và các cấp địa phương nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và yêu cầu hội nhập quốc tế, trình Chính phủ trong quý IV năm 2007. Bộ Tài chính:. a) Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế phối hợp và triển khai các biện pháp tăng. cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu thực phẩm, vật tư phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm. b) Cân đối bảo đảm tài chính cho các hoạt động của chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:. a) Xây dựng kế hoạch đầu tư và huy động các nguồn lực từ xã hội và các tổ chức quốc tế để xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. b) Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng Quy chế quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất. Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản sẽ được hướng mạnh vào những mặt hàng có nhu cầu quốc tế và có giá trị xuất khẩu cao như: tôm, cá biển (cá mú, cá vược, cá hồng, cá song..) và một số loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.. Xây dựng hệ thống dịch vụ kỹ thuật, tuyển chọn, bồi dưỡng và cung ứng giống chất lượng tốt sạch bệnh đạt hiệu quả cao. Đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp nhằm đảm bảo khoảng 80% thức ăn công nghiệp sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng. Thường xuyên kiểm soát chất lượng môi trường vùng nước nuôi trồng thuỷ sản để vừa đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh, vừa đáp ứng đòi hỏi cao của các thị trường lớn. b) Trong khai thác thuỷ sản: phát triển mạnh mẽ năng lực tổ chức khai thác xa bờ, đổi mới cơ cấu tàu thuyền, giảm dần đối tượng khai thác ven bờ xuống mức giới hạn cho phép để đảm bảo khả năng tái tạo, phát triển của nguồn lợi thuỷ sản. Đầu tư nâng cao kỹ thuật bảo quản sản phẩm thuỷ sản trên tàu đánh bắt cá xa bờ, kết hợp xây dựng hệ thống các cơ sở dịch vụ hậu cần gồm cầu cảng, công trình điện nước, cung ứng nhiên liệu.. Mở rộng hợp tác với các nước có nghề cá tiên tiến liên doanh hợp tác khai thác hải sản xa bờ, từng bước tiến tới khai thác cá đại dương. Nhập nguyên liệu thuỷ sản để chế biến thuỷ sản xuất khẩu: nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia, ấn Độ.. để chế biến xuất khẩu. Cần áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo HACCP ở tất cả các cơ sở từ đánh bắt, nuôi trồng đến thu gom bảo quản, vận chuyển, phân phối và chế biến thuỷ sản để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đào tạo kiến thức về quản lý an toàn vệ sinh, tuyên truyền sâu rộng trong doanh nghiệp, ngư dân và tất cả những người liên quan đến sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương cần phối hợp đồng bộ để kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các hiện tượng sai trái trong việc làm hàng giả, sử dụng hoá chất không được phép, huỷ hoại chất lượng nguyên liệu. Các giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường năng lực công nghệ chế biến Đầu tư vào một số doanh nghiệp có vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, có thị trường tiêu thụ, kinh doanh có hiệu quả, với quy mô lớn, công nghệ. hiện đại đạt trình độ tiên tiến của thế giới để đảm nhiệm vai trò đầu tầu về thị trường và công nghệ trong chế biến xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tích cực và chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, sửa chữa, cải tạo nâng cấp hiện đại hoá điều kiện sản xuất để áp dụng quản lý chất lượng theo hệ thống HACCP. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao và nâng tỷ trọng mặt hàng có giá trị cao lên 17 - 20% vào năm 2010. a) Các giải pháp đẩy mạnh công tác thị trường. Các doanh nghiệp phải xây dựng bộ phận marketing bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong nghiên cứu tình hình từng thị trường cụ thể trên cơ sở đó hoạch định được chiến lược kinh doanh từ khâu đảm bảo nguyên liệu sản xuất đến đầu tư chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, của khách hàng. Đầu tư nghiên cứu tiếp tục mở rộng các thị trường trọng điểm EU, Nhật Bản, Mỹ.. Khi thuỷ sản của Việt Nam đã có vị trí vững chắc tại các thị trường này thì việc mở rộng và phát triển thương mại thuỷ sản tại các thị trường khác sẽ không quá khó khăn. b) Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.