MỤC LỤC
Để kiểm toán thuế GTGT, ngoài việc quan tâm đến các tài khoản chính như tài khoản thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp, KTV còn phải quan tâm đến các tài khoản liên quan như: tài khoản doanh thu, chi phí, tài sản,..(làm căn cứ cho việc tính thuế GTGT) và các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (phần nộp thuế). Ở Việt Nam với nền kinh tế còn chưa phát triển cao, trình độ quản lý còn non yếu nên cơ chế pháp luật còn chưa chặt chẽ, công tác thuế còn quản lý lỏng lẻo tạo nhiều khe hở cho các gian lận, sai sót về thuế trong các đơn vị kinh doanh phát triển. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đó ngoài sự tham gia của cơ quan thanh tra, cơ quan thuế thì các hoạt động kiểm toán thuế nhằm khẳng định tính trung thực hợp lý cho các khoản thuế GTGT của kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập cũng có vai trò rất quan trọng.
Mặt khác, khi luật thuế GTGT ra đời Nhà nước ta phải ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật, nhất là số lượng văn bản hướng dẫn cá biệt cho từng ngành, lĩnh vực nhằm hoàn thiện cơ sơ pháp lý cho thuế GTGT và tuyên truyền hướng dẫn thuế GTGT. Tóm lại, mặc dù kiểm toán mới ra đời trong khoảng hơn chục năm gần đây nhưng hoạt động kiểm toán ở nước ta đặc biệt là kiểm toán thuế GTGT đã phát huy được vai trò kiểm tra, kiểm soát của mình, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, tạo môi trường tài chính trong sạch và sự bình đẳng, công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đơn vị kinh doanh.
Các thông tin tổng quan về loại hình hoạt động, hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, thị trường, sơ đồ tổ chức phòng kế toán và các phòng ban liên quan…từ đó lập được danh sách các mặt hàng kinh doanh của khách hàng và thuế suất áp dụng. Chế độ kế toán và các văn bản pháp lý liên quan đến thuế GTGT: KTV cần căn cứ vào địa vị pháp lý của đơn vị được kiểm toán, tìm hiểu và thu thập các văn bản, giấy tờ pháp lý, các chính sách và chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng cho hoạt động kế toán nói chung và cho thuế GTGT nói riêng. Các thông tin pháp lý cần thu thập bao gồm các chinh sách, biên bản, quy chế liên quan đến thuế GTGT được thông qua trong các cuộc họp của công ty khách hàng, BCTC, Báo cáo kiểm toán năm trước, các biên bản quyêt toán thuế, biên bản của thanh tra thuế.
Ngoài thu thập xem xét BCTC, các biên bản quyết toán thuế, Báo cáo kiểm toỏn năm trước, biờn bản của thanh tra thuế sẽ giỳp KTV nhận thức rừ về thực trạng tổ chức, quản lý hạch toán thuế GTGT ở đơn vị khách hàng, khoanh vùng rủi ro và dự kiến phương hướng kiểm tra. − Rủi ro kiểm soát (CR): Rủi ro kiểm soát đối với thuế GTGT liên quan đến hiệu quả hoạt động của bộ phận KSNB, các quy chế kiểm soát thuế GTGT được ban hành, chẳng hạn việc rà soát lại các nghiệp vụ hạch toán thuế của bộ phận KSNB, hoạt động đối chiếu, soát xét của công ty chủ quản với các chi nhánh.
− Thủ tục kiểm soát hướng tới sự phê chuẩn và giám sát đúng đắn: KTV xem xét các hoá đơn GTGT, bảng kê khai thuế GTGT, các phiếu chi tiền nộp thuế GTGT… có được sự giám sát và phê duyệt của những người có thẩm quyền ở đơn vị được kiểm toán thông qua con dấu và chữ ký. Để thực hiện được các thủ tục này công cụ mà KTV sử dụng là các Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB (Questionaire), Bảng tường thuật (Narrative), Lưu đồ (Flowchart) thông qua các phương pháp phỏng vấn, điều tra và các phương pháp khác để hoàn thành các bảng và lưu đồ trên. Bước 1: Phát triển một mô hình: Kết hợp các biến tài chính và biến hoạt động, cụ thể trong trường hợp này là xem xét mối quan hệ giữa đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất và giá tính thuế áp dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế.
Để phát hiện, ngăn chặn và đưa ra các bằng chứng hữu hiệu và đầy đủ, KTV thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm việc: lập các Bảng tổng hợp chi tiết về thuế GTGT, đối chiếu Sổ tổng hợp thuế GTGT với BCTC, đối chiếu các Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào, đầu ra với Sổ tổng hợp và đối chiếu hoá đơn, chứng. Các yếu tố cần kiểm tra của hoá đơn, chứng từ bao gồm sự phê chuẩn (dấu và chữ ký của đơn vị được kiểm toán, và người bán hàng hoá cho đơn vị), MST của đơn vị và nhà cung cấp, tên người bán, người mua, việc ghi đơn giá, giá bán, mức thuế GTGT, tổng giá thanh toán và việc tính toán trên hoá đơn. Đối với các vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm soát, thông tin kế toán, tính khách quan của Ban Giám đốc, năng lực của đội ngũ nhân viên về việc hạch toán, tổ chức, quản lý thuế GTGT thì KTV phải đánh giá và xác định đưa vào kiến nghị.
Kỹ thuật kiểm tra tài liệu tương đối thuận tiện và ít chi phí do các số liệu, sổ sách về thuế GTGT có sẵn ở đơn vị khách hàng tuy nhiên cũng có nhược điểm là độ tin cậy của bằng chứng thu thập phụ thuộc vào nguồn gốc của tài liệu cung cấp.
− Chọn mẫu xác suất (hay chọn mẫu ngẫu nhiên) là phương pháp mà nguyên tắc của nó là mọi số dư, mọi nghiệp vụ hạch toán thuế GTGT đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. − Chọn mẫu phi xác suất: theo phương pháp này các số dư, nghiệp vụ hạch toán thuế GTGT không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vào mẫu mà lại dựa vào nhận định nhà nghề của KTV để quyết định. Phương pháp này có ưu điểm là nâng cao hiệu quả kiểm toán nếu sai sót trọng yếu đối với thuế GTGT tập trung theo những khối xác định và KTV có trình độ cao cũng như có kinh nghiệm lâu năm và khả năng phán đoán cao.
Trong việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết với khoản mục thuế GTGT, KTV phải dựa vào quy mô của cuộc kiểm toán, giá phí và tính chất của thuế GTGT tại doanh nghiệp đó để lựa chọn phương pháp chọn mẫu cho phù hợp. Sau khi thực hiện các việc trên, KTV yêu cầu đơn vị khách hàng thực hiện các bút toán điều chỉnh (nếu có) và đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý của các dữ liệu và số dư khoản mục thuế GTGT.
Sau hơn hai năm hoạt động, nhận thức được mối liên hệ chặt chẽ giữa kế toán và kiểm toán, ngày 14/9/1993 theo quyết định số 164 - TC/QĐ/TCCB Bộ tài chính quyết định bổ sung chức năng, lĩnh vực hoạt động của công ty và đổi tên công ty thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Auditing and Accounting Financial Consultancy Company- AASC). Để đáp ứng nhu cầu đó, AASC đã quyết định mở rộng thêm các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố: chi nhánh tại Thanh Hoá thành lập ngày 14/4/1995, chi nhánh mới tại Thành phố Hồ Chí Minh thành lập ngày 13/3/1997 thay cho chi nhánh cũ, ngày 02/02/1995 văn phòng đại diện tại Hải Phòng được thành lập, cuối cùng là chi nhánh được thành lập tại Quảng Ninh. Hiện nay Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán là một doanh nghiệp nhà nước đầu ngành hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán với trụ sở chính đặt tại số 1- Lê Phụng Hiểu - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội và 4 chi nhánh tại các tỉnh thành.
Không chỉ vươn tới mục tiêu uy tín và hiệu quả, công ty còn quan hệ rất chặt chẽ với các Bộ, Vụ, Viện, các ngành, các cơ quan nghiên cứu, và đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các công ty, tổ chức kiểm toán, kế toán trong và ngoài nước như: Vaco, E&Y, PWC, KPMG… nhằm tăng cường hiệu quả của công tác chuyên môn, tiếp cận được với các kiến thức quốc tế, trao đổi và phổ. Để đảm bảo phát triển vững chắc, cùng với sự tăng trưởng về quy mô, công ty đã xây dựng và kiện toàn đồng bộ bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ bao gồm các phòng ban nghiệp vụ và hành chính đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động của công ty.