Đề xuất cải tiến chính sách xúc tiến thương hiệu khách sạn quốc tế Bảo Sơn

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN

Nguyên nhân ở đây là do các dịch vụ của Bảo Sơn còn khá hạn chế đặc biệt là các dịch vụ vui chơi giải trí, mặc dù khách có khả năng chi trả cao nhưng thực tế là khách lại không có nơi để tiêu trong khách sạn vì dịch vụ còn ít vì vậy mà mức chi trả trung bình của khách lưu trú tại khạch sạn còn thấp so với một số khách sạn tương tự trong vùng. Vì thị trường này rất ổn định và ít mang tính mùa vụ, khách du lịch chiếm tỷ trọng cao nhưng lại mang tính mùa vụ rất cao chỉ đông vào một số tháng trong năm (từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau) còn ngoài khoảng thời gian đó nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 thì lượng khách này giảm rất nhanh sở dĩ như vậy cũng một phần vì đặc điểm địa hình của Hà Nội là mùa hè nóng bức nên gần như không thu hút khách du lịch nào đến đây vào thời điểm từ tháng 6 – tháng 8. Đối với thị trường khách hàng cá nhân là người mua trực tiếp các sản phẩm dịch vụ của khách sạn và các thị trường khách quốc tế có khả năng thanh toán cao mà khách sạn đang hướng tới : Tuy thị trường khách này còn rất ít và hạn chế nhưng khách sạn cũng cần cú những chớnh sỏch thớch hợp vỡ rừ ràng là họ là những người mà thiếu rất nhiều thông tin về khách sạn, mức độ biết đến khách sạn là thấp.

Nhận thức được vấn đề này khách sạn quốc tế Bảo Sơn đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng, nhằm tác động vào những thị trường trọng điểm của mình là khách công vụ nội địa, khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… và mở rộng thu hút những thị trường khách có khả năng thanh toán cao. Không chỉ vậy, tuy rằng các tờ rơi, tập gấp này được đặt trên bàn của quầy lễ tân và gửi tới khách, rất thuận lợi cho khách hàng tiếp cận thông tin về khách sạn nhưng những tờ rơi, tập gấp của khách sạn chưa thực sự bắt mắt, hình ảnh chưa đẹp, độ tương phản của màu sắc sử dụng chưa tốt, làm cho người đọc có cảm giác bị lóa mắt, đó là một tác động rất xấu. Khách sạn dành 26% tổng ngân sách xúc tiến cho hoạt động xúc tiến bán, với các chương trình khuyến mại giảm giá phòng, giá sử dụng các dịch vụ cho khách, tặng quà cho khách nhân dịp các ngày lễ, tết, tham gia các hội trợ, triển lãm cả trong và ngoài nước như: Hội chợ Côn Minh, Quảng Tây, Vân Nam ( Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,… Tham gia các Liên hoan du lịch của các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Huế, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh,….

Bảng 6 : Cơ cấu nguồn khách theo động cơ đi du lịch của  khách sạn quốc tế Bảo Sơn  13
Bảng 6 : Cơ cấu nguồn khách theo động cơ đi du lịch của khách sạn quốc tế Bảo Sơn 13

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN

Quảng cáo là công cụ được đầu tư nhiều nhất chiếm khoảng 40- 50% tổng ngân sách dành cho xúc tiến của khách sạn, tiếp đến là hoạt động xúc tiến bán và quan hệ công chúng. Cụ thể như năm 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhận thấy được cơ hội dành cho mình khách sạn quốc tế Bảo Sơn đã tăng cường ngân sách cho hoạt động xúc tiến. Nguồn ngân sách này được khách sạn đầu tư xây dựng và hoàn thiện trang web của mình, chi phí cho việc mua các đường link, giao diện trên các trang như Yahoo, Google,….

- Hoạt động xúc tiến của khách sạn đã thu được những kết quả nhất định trong việc thu hút khách và tạo mối quan hệ tốt đẹp với các trung gian gửi khách. - Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban để cùng thực hiện công tác xúc tiến, mà chủ yếu công việc này chỉ có một mình phong marketing đảm nhận, thiếu sự hỗ trợ từ các phòng khác. - Trước hết, chúng ta phải nói đến sự hạn chế về ngân sách xúc tiến đã ảnh hưởng lớn đến việc mạnh dạn sử dụng các công cụ xúc tiến và chi phối mục tiêu xúc tiến.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN

Để giữ vững uy tín và vị thế của mình trên thị trường khách sạn, khách sạn Quốc tế Bảo Sơn đó cố gắng rất nhiều về mọi mặt, luụn đặt ra mục tiờu rừ ràng cho từng năm và mục tiêu lớ nhất của khách sạn hiện nay là đạt tiêu chuẩn khách sạn 5 sao. Hòa cùng với xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, khách sạn Quốc tế Bảo Sơn không ngừng hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Nguồn khách chủ yếu của Bảo Sơn là khách công vụ, khách thương gia, khách du lịch đến từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mianma,…là những thị trường khách đang đầy tiềm năng hứa hẹn nhiều nguồn thu trong tương lai.

Mặt khác, khách sạn còn hoàn thiện quy trình phục vụ cho nhân viên, tăng tính linh hoạt trong các dịch vụ trọn gói để khách hàng có nhiều phương án lựa chọn hơn, có thể thay đổi các dịch vụ thành phần. Có thể nói, Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn đã đề ra được một phương hướng phát triển cho mình một cách khá toàn diện và phù hợp với xu thế chung của ngành du lịch nước ta, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời đề ra được biện pháp để đạt được mục tiêu đó, bằng việc chú trọng đến việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách, chú trọng đến công tác xúc tiến quảng bá, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN

Bên cạnh đó đặc biệt là các khách sạn cùng thứ hạng như: Fortuna, khách sạn Hà Nội, … Đặc biệt là hai khách sạn Hà Nội và Fortuna vì họ có cùng địa bàn hoạt động với khách sạn Bảo Sơn, họ cũng có nguồn khách chủ yếu là từ Trung Quốc do đó cạnh tranh với khách sạn về nhóm khách, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Hàng ngày khách sạn sẽ tập hợp các thông tin về các khách hàng đã tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn như: tên, tuổi, số điện thoại, nghề nghiệp, cơ quan công tác, quốc tịch, thói quen, sở thích, đặc điểm tiêu dùng, các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng ưa thích,….Từ đó xây dựng lên đặc điểm từng nhóm khách hàng, đặc điểm thị trường khách từng nước. Khách sạn quốc tế Bảo Sơn với việc xác định được tập khách hàng mục tiêu, hiểu được đặc điểm của tập khách hàng này và đánh giá được chỉ số về mức độ biết đến và mức độ ưa thích sẽ giúp khách sạn đề ra được mục tiêu xúc tiến đúng đắn, thiết kế được thông điệp ý nghĩa và bắt mắt, đồng thời lựa chọn được các phương tiện xúc tiến và thời gian xúc tiến hợp lý.

Việc “nhắc nhở” đối với nhóm khách hàng tổ chức này là vô cùng quan trọng vì ta có thể dễ dàng bị các khách sạn khác lấy mất khách không phải vì dịch vụ của ta kém hơn dịch vụ của đối thủ cạnh tranh mà hóa ra là ta đã không “chăm sóc” nhóm khách hàng thường xuyên này cẩn thận để đối thủ cạnh tranh chăm sóc nhiều hơn và họ dễ dàng hớt váng chúng ta. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng loại doanh nghiệp và các đặc điểm về thị trường, thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, các giai đoạn trong quá trình mua của khách hàng, chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ,… mà doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng các công cụ nào để kết hợp với nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất so với chi phí bỏ ra. Với thị trường mục tiêu của khách sạn hiện nay là thị trường khách công vụ, khách đi du lịch thuần thúy, khách sạn cần chú trọng công cụ bán hàng trực tiếp và xúc tiến bán nhằm khuyến khích họ tiêu dùng thêm sản phẩm dịch vụ của khách sạn, cũng như luôn duy trì được một mối quan hệ tốt và hình ảnh đẹp trong tâm trí khách hàng.

Khách sạn Bảo Sơn, hiện nay cũng đã áp dụng một vài hình thức của marketing trực tiếp như: Khách hàng có thể trực tiếp đặt các sản phẩm dịch vụ qua trang web của khách sạn, ở các bộ phận của khách sạn đều được trang bị số máy riêng và khách hàng đều có thể trực tiếp gọi đến để được giải đáp thắc mắc hoặc để nhận các tư vấn,. Thực tế cho thấy quảng cáo vẫn là công cụ xúc tiến mang lại hiệu quả lớn cho khách sạn, nên cần được quan tâm đầu tư nhiều kinh phí , có thể chiếm khoảng 50% tổng kinh phí cho hoạt động xúc tiến, tiếp đến là xúc tiến bán khoảng 25%, quan hệ công chúng 10%, còn lại 15% dành cho hoạt động bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp.

Bảng 8: Cảm nhận của du khách về dịch vụ, giải trí, khách sạn tại Hà Nội 15
Bảng 8: Cảm nhận của du khách về dịch vụ, giải trí, khách sạn tại Hà Nội 15