MỤC LỤC
+ Kế hoạch thực đơn là bước đầu tiên của quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống của một nhà hàng và cũng là cơ sở quan trọng để tổ chức toàn bộ quá trình hoạt động của nó. Bởi vì thông qua thực đơn của một nhà hàng người ta có thể biết sản phẩm của nó có đa dạng không?, chính sách sản phẩm của nhà hàng ra sao?, khách hàng có được nhiều hay ít sự lựa chọn cho các món ăn của mình?. + Tổ chức mua nguyên vật liệu hàng hóa của một nhà hàng đòi hỏi nhà quản lí phải trả lời các câu hỏi sau: Cần phải mua những mặt hàng gì?, mua với mức giá nào?, mua với chất lượng ra sao?, khi nào cần mua?.
Quản lí tốt quá trình nhập là biện pháp giúp các nhà quản lí tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng chất lượng sản phẩm cho nhà hàng. + Tổ chức lưu trữ và bảo quản hàng hóa nguyên vật liệu trong kho: lưu kho cất trữ hàng hóa là giai đoạn vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho các mặt hàng đã được nhập về và lưu trữ trong kho luôn đảm bảo tốt nhất trong quá trình lưu kho. Giai đoạn chế biên nóng: thông qua giai đoạn này đặc tính của các loại thực phẩm bị biến đổi về chất – từ dạng nguyên liệu trở thành dạng thành phẩm thức ăn thỏa mãn cho nhu cầu trực tiếp của khách.
+ Tổ chức phục vụ trực tiếp tại nhà hàng: Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh ăn uông là việc bán các sản phẩm cuối cùng (thức ăn, đồ uống ) đã được chế biến cho khách hàng thông qua hình thức phục vụ trực tiếp tại nhà hàng.
Để cú thể đỏnh giỏ hiệu quả kinh doanh một cỏch chớnh xỏc, rừ ràng và khỏch. Sự tổng hòa của cả hệ thống các chỉ tiêu sẽ phản ánh hiệu quả cuối cùng một cách đúng đắn. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả trong hiệu quả kinh doanh trong du lịch hết sức đa dạng và phức tạp bởi vì bản thân khái niệm hiệu quả cũng phức tạp và phong phú.
Chúng ta có thể dùng các chỉ tiêu gắn với khách hoặc hệ thống các chỉ tiêu giá trị. - Phân tích hiệu quả kinh doanh trước tiên cần phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế giúp chúng ta có thể hiểu tính chất, xu hướng của hiện tượng. Trên cơ sở này dùng số liệu và phương pháp phân tích khẳng định tính chất cụ thể của nó.
- Phải có sự lựa chọn nội dung, sưu tầm và kiểm tra tài liệu đã sưu tầm theo một nội dung nhất định, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn các phương pháp phân tích thích hợp. - Căn cứ vào tính tổng thể, thống nhất của đối tượng được nghiên cứu sau đó đặt các chỉ tiêu trong mối quan hệ ràng buộc. Từ đó mới có thể đánh giá một cách toàn diện vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một khía cạnh của vấn đề.
- Vận dụng tổng hợp các phương pháp để có thể đánh giá được tình hình kinh doanh, chỉ ra những tiềm năng còn chưa được khai thác trong kỳ kinh doanh tới đồng thời nhận xét những hạn chế, tìm biện pháp khắc phục và sửa chữa trong kỳ kinh doanh tới.
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh kinh doanh của doanh nghiệp từ một đồng giá thành sản phẩm giá thành hàng hoá sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ những chỉ tiêu trên, chúng ta nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu, và tính toán theo công thức, đưa ra nhận xét từ kết quả thu được.
Các kết quả đó sẽ phản ánh được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện.
Các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách đầu tư ưu đãi, chính sách phát triển sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành từng lĩnh vực cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực nhất định. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt đoọng đầu tư, không để ngành hay lĩnh vực kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu, việc thực hiện tốt sự hạn chế của độc quyền kiểm soát độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng việc tạo ra các chính sách vĩ mô hợp lý như chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế, loại hình doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Vì môi trường pháp lý tạo ra sâu hơn để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh vù cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng.
Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa lại điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng không chỉ chú trọng đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng, nó vừa là đối thủ cạnh tranh gây trở ngại cho nhà hàng đồng thời lại là động lực để nhà hàng phát triển. Các nhà hàng muốn tồn tại và phát triển phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường từ đó vạch ra những bước đi phù hợp với tình hình cụ thể của nhà hàng, phải nhanh chóng nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật.
Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đội ngũ lao động nhà hàng cần có những chính sách hợp lý về tuyển mộ tuyển chọn, chính sách đãi ngộ nhân viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và có cơ hội thăng tiến. Bất kỳ một doanh nghiệp hay nhà hàng nào có nguồn vốn dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kinh doanh, khả năng thanh toán cao, mở rộng nguồn vốn sẽ có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Trình độ kĩ thuật và công nghệ hiện đại góp phần làm giảm chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm do đó làm hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể đưa ra của mình chiếm lĩnh thị trường đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng và giá thành sản phẩm.
Vì vậy nếu doanh nghiệp có trình độ kĩ thuật sản xuất cao có công nghệ tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tiết kiệm được lượng nguyên vật liệu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm còn nếu như trình độ kĩ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hay công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp thấp làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì nguồn lực của doanh nghiệp có dồi dào đến đâu nhưng nếu không có cách quản lý đúng đắn và không có kinh nghiệm trong điều hành hoạt động kinh doanh thì cuối cùng những nguồn lực ấy cũng không phát huy được hết khả năng. Vị thế và uy tín của nhà hàng: Uy tín của một nhà hàng trên thị trường là một trong những nhân tố không nhỏ tác động đến hiệu quả kinh doanh của nhà hàng, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà hàng.
Giá trị của tài sản vô hình này giúp nhà hàng thâm nhập và mở rộng thị trường nhanh nhưng ngược lại nếu uy tín của nhà hàng không cao sẽ làm giảm đi sự tín nhiệm và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Hệ thống bao gồm năm chỉ tiêu chính: chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, chỉ tiêu lợi nhuận – doanh lợi, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu hiệu quả lao động, chỉ tiêu năng suất lao động và thu nhập bình quân.