MỤC LỤC
Cả nước có 23 trường trung học và 2 trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật nhưng chỉ có một số trường có đào tạo cán bộ thư viện bậc trung cấp, điển hình như: các trường văn hoá nghệ thuật Ờ các tỉnh thành phố Hải Phòng, Thanh Hoá, Bình Định, Đà Năng, Trường Cao đẳng Văn hoá thành phố Hồ Chí Mỉnh…. Về trình độ đại học hiện có bốn cơ sở đào tạo cán bộ TVTT bậc đại học (nặng về nghiệp vụ thư viện) bao gồm: Khoa Thư viện Thông tin Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Bộ môn Thông tin Thư viện trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Khoa Thông tin Thư viện trường Cao đẳng Văn hoá thành phố HỒ Chí Minh, Khoa Thư viện Thông tin học trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
Khi xây dựng chương trình khung Hội đồng ngành thư viện đã xác định mục tiêu đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở bậc đại học có trình độ lý luận và nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động trong các thư viện và cơ quan thông tin tư liệu ở trung ương và địa phương, về kiến thức có khả năng nắm vững cơ sở lý luận và phương pháp luận của thư viện học, thông tin học và thư mục học; về kỹ năng có kỹ năng thực hành thành thạo các khâu nghiệp vụ của hoạt động thư viện, thông tin tư liệu có khả năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại. Chương trình đào tạo cao học thông tin – thư viện đã được cải tiến một bước, giúp học viên tiếp cận được những thành tựu nghề nghiệp hiện đại: thiết kế các CSDL, ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ quốc tế, khai thác mạng thông tin – thư viện thông dụng trong nước và quốc tế,… Đội ngũ cán bộ giảng dạy sau đại học tiếp tục phát triển do nhà trường đã chú ý tới hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan: công nghệ thông tin, quản lý,… cơ sở vật chất từng bước được đầu tư và phát triển.
Trung tâm đã đi đầu tiên phong trong việc tổ chức được nhiều lớp học về vấn đề áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động thông tin tư liệu và những vấn đề mới được nhiều người hoan nghênh như: “Marketing trong hoạt động thông tin tư liệu”, “Xây dựng và quản trị CSDL tư liệu bằng phần mềm CDS/ISIS”, “Xử lý bao gói thông tin”, “Tổ chức đảm bảo thông tin”, “Khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin”, “Khai thác các dịch vụ trên Internet”, “Quản trị thông tin trong môi trường điện tử”, “Cài đặt và sử dụng Winisis”, “Xây dựng tiềm lực, tổ chức và khai thác các nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ”…. Ở Việt Nam hiện nay có một số tổ chức, hội nghề nghiệp tiêu biểu như: Hội thông tin tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam, Liên hiệp thư viện các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, Liên hiệp thư viện các tỉnh duyên hải phía Bắc, Liên hiệp thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, Liên hiệp thư viện các tỉnh Bắc Miền Trung, Liên hiệp thư viện các tỉnh Nam Trung BỘ và Tây Nguyên, Liên hiệp thư viện miền Đông và cực Nam Trung Bộ, Liên hiệp thư viện các tỉnh đồng băng Sông Cửu Long, Liên hiệp thư viện các trường đại học khu vực phía Bắc (bao gồm các trường từ Huế trở ra), Liên hiệp thư viện các trường đại học các tỉnh phía Nam (bao gồm các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào).
Về những điểm đã đạt được: Sinh viên ra trường đã được đào tạo cơ bản, được trang bị những kiến thức về: Các khâu công tác nghiệp vụ, chu trình đi của sách vào thư viện như các khâu bổ sung, đăng ký, phân loại sách báo, tóm tắt nội dung tài liệu, lập tờ khai worksheet, nhập cơ sở dữ liệu; Tổ chức các kho sách và hệ thống mục lục để quản lý và sử dụng - bảo quản tài liệu đáp ứng việc phục vụ nhu cầu của bạn đọc; Đã tiếp cận. Đối tượng người xin trưng cầu ý kiến là các cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý, phụ trách các cơ quan thông tin thư viện lớn như: Thư viện quốc gia, Trung tâm khoa học & công nghệ quốc gia, Viện thông tin khoa học xã hội, Thư viện trung ương quân đội, các thư viện tỉnh thành phố, thư viện trường đại học, cao đẳng và thư viện chuyên ngành. Chỉ có 3% cán bộ đang công tác tại các thư viện và trung tâm thông tin được điều tra có trình độ trên đại học (thạc sĩ và tiến sĩ), 73% có trình độ đại học và cao đẳng (bao gồm cả đại học cao đẳng ngành thư viện và các ngành khác), trong đó có 5% cán bộ tốt nghiệp đại học ngành khác nhưng chưa có nghiệp vụ thư viện, 16% cán bộ thư viện có trình độ trung cấp thư.
Tuy nhiên do tác động của công nghệ thông tin nguồn tin điện tử xuất hiện ngày càng nhiều với các dịch vụ cung cấp linh hoạt, kinh tế Sự chuyển dịch hoạt động từ thư viện được tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin truyền thống với các vật mang tin bằng giấy, các thư viện và cơ quan thông tin đã dần dần chuyển sang sử dụng mạng và các công nghệ mới để tổ chức, quản lý và đáp ứng các nhu cầu tin khác nhau. Để hình thành đội ngũ cán bộ thư viện có những năng lực kể trên đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải xây dựng được mô hình đào tạo thích ứng với các chương trình đào tạo hiện đại vừa đảm bảo tính chuyên môn hoá và thích ứng với các đặc thù của loại hình thư viện và cơ quan thông tin các học viên có nguyện vọng muốn tìm hiểu sâu.
UNESCO đã cho rằng các môn học về công nghệ thông tin và viễn thông cần được thiết kế để giúp cho người học có được một số kiến thức và kỹ năng về lịch sử phát triển công nghệ, quan hệ của công nghệ thông tin với nghề TVTT; có khả năng thiết kế các sản phẩm thông tin, có kỹ năng thiết kế và phân tích hệ thống, biết đánh giá và lựa chọn phần mềm, kỹ năng tạo ra và bao gói các dịch vụ thông tin tin học hoá, kỹ năng xác định nguồn tin điện tử. - Để hình thành đội ngũ cán bộ giảng dạy đảm trách các môn gắn với công nghệ thông tin và khai thác mạng có thể áp dụng một trong ba biện pháp sau: cử các giảng viên có trình độ nghiệp vụ trong đơn vị đi đào tạo và công nghệ thông tin ứng dụng; tiếp nhận kỹ sư công nghệ thông tin đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo về nghiệp vụ thư viện hoặc mời các cán bộ, các chuyên gia giỏi về nghiệp vụ thư viện, hiểu sâu về công nghệ thông tin của các thư viện và cơ quan thông tin làm cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm. Vì vậy, một số cơ sở đào tạo cán bộ TVTT đã thực hiện Nghị quyết số: 90-CP của chính phủ về "Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá " bằng các hình thức: Thành lập trường đại học dân lập (như khoa Thông tin và Quản trị thông tin tại Trường đại học dân lập Đông Đô); ở các cơ sở đào tạo công lập ngoài việc đào tạo chính quy, tại chức, các cơ sở này mở thêm các lớp ngắn hạn, một số liên kết với các cơ sở khác mở các lớp hệ cao đẳng hoặc dưới dạng dạy nghề, mở các khoá bồi dưỡng kiến thức mới cho các cán bộ đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học về thư viện thông tin từ nhiều năm trước.
Để tạo điều kiện cho việc trao đổi và hợp tác về nhiều bình diện các cơ sở đào tạo nghề thư viện thông tin ở Việt Nam có thể quan tâm hơn đến việc tổ chức một hội nghề nghiệp của những người làm công tác giáo dục đào tạo và cho xuất bản một tờ tạp chí hoặc tập san chuyên ngành về giáo dục đào tạo cán bộ thư viện thông tin riêng. - Thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công tác tại đơn vị mình bằng nhiều biện pháp khác nhau: cử cán bộ đi học tập, tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo tại chỗ, tổ chức các cuộc tham quan, tạo điều kiện cho cán bộ của mình tham gia nghiên cứu khoa học và tham dự các cuộc hội thảo.