MỤC LỤC
Các loại chợ được phân loại thành: chợ đầu mối chuyên ngành nông sản thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thuỷ sản; chợ ở các cụm xã vùng cao,vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư của Nhà nước; chợ loại 1 theo qui hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn. Việc mở rộng thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thông qua các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ có thể tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam.
Các thành viên WTO chiếm khoảng 85% tổng thương mại hàng hoá và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu (Năm 2002 tổng giao dịch thương mại hàng hoá toàn cầu là 13.109 tỷ USD và thương mại dịch vụ là 3.060 tỷ USD).2 Năm 2001, quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO, với dân số gần 1,3 tỷ chiếm 1/5 thị trường tiêu dùng của thế giới (lớn hơn bất cứ một khu vực thương mại tự do nào), sự kiện này sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế-thương mại thế giới và đến Việt Nam. Tuy nhiên, do chi phí để áp dụng hệ thống này khá lớn, từ đó ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh, nên trên thực tế chỉ mới có một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn có đủ khả năng tài chính đáp ứng yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng này để xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu môi trường cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hiện nay, tiềm năng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức rất lớn, khoảng 5 đến 7 tỷ đô la (và có thể lớn hơn); tuy nhiên do bị các hiệp định tự nguyện hạn chế xuất khẩu hàng dệt may với các nước nhập khẩu như EU, Hoa kỳ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ nên kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của ta bị hạn chế.
WTO hết hiệu lực từ 1/1/2005, các nước thành viên WTO sẽ không bị áp đặt hạn ngạch xuất khẩu, vì Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên Việt Nam có thể vẫn bị một số nước áp dụng hạn ngạch và ngành dệt may Việt Nam sẽ bị đặt vào thế bất lợi hơn hầu hết các nước xuất khẩu khác; đặc biệt khi không còn chế độ hạn ngạch thì các nước có lợi thế cạnh tranh về ngành dệt may như Trung quốc, ấn Độ, Pakistan sẽ là những nước có nhiều lợi thế hơn Việt Nam trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giành thị phần. - Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh hơn, nhất là từ phía Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh với ta và lại có nhiều ưu thế hơn ta, thậm chí ngay cả trong những ngành xuất khẩu chủ lực của ta hiện nay như nông sản, thuỷ sản, may mặc, giày dép. - Kinh tế - thương mại thế giới được dự báo tiếp tục duy trì tăng trưởng ở tốc độ cao sẽ tạo ra tiền đề tốt để mở rộng trao đổi, buôn bán cũng như xuất khẩu của các nước, từ đó trực tiếp tạo ra cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh trong nước, đặc biệt là những nhà kinh doanh các loại hàng hoá phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
- Xu hướng chuyển dịch thương mại và đầu tư sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam đang được coi là một thị trường buôn bán và đầu tư đặc biệt hấp dẫn của khu vực, sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội lớn để thu hút được vốn, công nghệ tổ chức kênh lưu thông và phân phối hàng hoá trong nước thông qua hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tập đoàn quốc tế. Đồng thời, nếu không giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa hội nhập, mở cửa thị trường với thực trạng kinh tế trong nước về mặt thời gian và độ trưởng thành thì nhiều ngành sản xuất của Việt Nam sẽ không kịp điều chỉnh trước sức ép cạnh tranh khi những cam kết đàm phán thương mại quốc tế có hiệu lực và tất yếu sẽ bị đào thải. Hiện nay, mặc dù được nhà nước rất quan tâm , bạn bè quốc tế trợ giúp trong đào tạo, đội ngũ cán bộ nhân viên của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, pháp luật, ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán..trong khi hội nhập đòi hỏi điều kiện tiên quyết là đầu tư cho con người, để họ có đủ khả năng gánh vác những nhiệm vụ đặt ra, khắc phục khó khăn thách thức và tận dụng cơ hội triển vọng của hội nhập.
● Thương mại nội địa phải hướng tới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong xã hội trên cơ sở huy động được sự tham gia đông đảo và đa dạng của các thành phần kinh tế, cung ứng hàng hoá với chủng loại đa dạng và theo những phương thức hiện đại, bảo đảm sự thông suốt ổn định của thị trường. ● Phát triển thương mại nội địa phải góp phần tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa thành thị và nông thôn, góp phần giảm thiểu khoảng cách phát triển giữa đô thị và nông thôn. + Các doanh nghiệp nhà nước: tập trung củng cố năng lực sản xuất, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm trong một số lĩnh vực đòi hỏi qui mô vốn đầu tư lớn như sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu.., làm nòng cốt đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;.
Khuyến khích các doanh nghiệp FDI mở rộng sự liên kết với các nhà sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở những khu vực này, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đối với địa bàn tại các xã, thị tứ ở khu vực nông thôn, miền núi: tập trung đầu tư để gia tăng số lượng chợ có qui mô loại II, loại III để đáp ứng nhu cầu mua bán của dân cư, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các địa bàn. Các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng và khai thác chợ được Nhà nước khuyến khích theo hướng xã hội hóa, không phân biệt thành phần kinh tế; Thu hút ngày càng nhiều đối tượng vào tham gia kinh doanh trong hệ thống chợ, đồng thời nâng cao tính chuyên môn hóa của các chủ thể kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ.
Vì vậy, khi xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật hoặc ban hành cơ chế, chính sách, bên cạnh những qui định tạo điều kiện cho họ kinh doanh đúng pháp luật, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường, cần có những chính sách thoả đáng để khuyến khích họ đầu tư ngày càng nhiều vào thương mại, dịch vụ, nhất là phát triển mạng lưới kinh doanh và kết cấu hạ tầng thương mại. Các Bộ, ngành liên quan (Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Giao thông vận tải..) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ Thương mại trong việc xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện quy hoạch sử quỹ đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cải cách phương pháp xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và đáp ứng được những yêu cầu của thực tế phát triển trong lĩnh vực thương mại nội địa (như các hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, chuỗi cửa hàng bán lẻ tự chọn, bán hàng đa cấp..).