Phát triển du lịch văn hóa sinh thái bền vững tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

MỤC LỤC

Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch văn hóa sinh thái

Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology). Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dai các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.

Những nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững

Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý..) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Sự đa dạng muốn nói ở đây là đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá, việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá và xã hội là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài, và cũng là chổ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.

Một số vấn đề đặt ra đối với du lịch văn hóa sinh thái hiện nay + Đối với du lịch văn hóa

Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rừ ràng, chưa cú sự đầu tư quảng bỏ, nghiờn cứu thị trường và cụng nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị de doạ. VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên là nơi tập trung nhiều giá trị tự nhiên, giá trị lịch sử nhân văn, và đặc biệt là đa dạng sinh học, có thể khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch nói chung và du lịch VHST nói riêng.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HểA SINH THÁI TRONG CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Thực trạng du lịch sinh thái trong các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn Mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng việc phát triển du lịch sinh thái tại các

Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình. - Sự thiếu tiếp thị quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái, đồng thời thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có thẩm quyền và các nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái.

Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa sinh thái ở trong nước

Nhờ có Festival-Huế, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã có thêm nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư tôn tạo nâng cấp mở rộng hơn, đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ; sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng hấp dẫn hơn, lượng khỏch đến với Huế ngày càng tăng mạnh, thu nhập từ du lịch tăng rừ rệt, dự kiến Festival-Huế 2010 sẽ đón 2,5 triệu lượt khách trong đó 50% là khách nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP [12]. Với sự hỗ trợ tích cực của nhiều tổ chức Quốc tế, điển hình là Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và nhiều địa phương xây dựng các mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời qua đó cũng góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, thu hút được sự quan tâm của du khách và bước đầu phát triển thành công ở một số địa phương như Sapa, Ba Bể, Vĩnh Long vv.

Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa sinh thái của một số nước

Theo lời của ông Hamandan - một thành viên trong số 100 hộ gia đình đăng ký đón du khách về nghỉ tại nhà, sau hơn 2 năm tham gia chương trình này thu nhập của gia đình đã tăng mạnh, nhưng cao hơn và hiệu quả kinh tế hơn là việc tham gia chương trình đón khách nghỉ tại gia đình đã góp phần củng cố nền văn hóa truyền thống của dân tộc, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của các Di sản văn hóa [24]. Thông qua hoạt động du lịch văn hóa, các sản phẩm như “gạch Vigan cổ”, sản phẩm dệt thủ công của người dân Vigan cũng được khôi phục lại, đặc biệt là nghề dệt và nhuộm vải thủ công, các họa tiết hoa văn cổ đã được người dân Vigan khôi phục lại trên bề mặt sản phẩm vải dệt thủ công đã trở thành món hàng lưu niệm rất hấp dẫn du khách; các nghề truyền thống khác như làm muối và rèn cũng được khôi phục tại một số làng lân cận như San Vicente và Santa Maria.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HểA SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG

TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VQG PHONG NHA-KẺ BÀNG VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HểA SINH THÁI

    * Về khai thác tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa lịch sử Với nhiều địa điểm có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng sinh học phong phú như Thung lũng Sinh Tồn, Thung lũng Đòong, Rừng Gáo, Thác gió, Hồ Bồng lai Tiên Cảnh, đỉnh núi Ubò, Rừng Bách xanh vv… nhưng đến nay chưa có tài nguyên nào được đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch. Do chưa có quy hoạch nên năm 2008, dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đã hỗ trợ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 700 triệu đồng để bước đầu xây dựng một số hạng mục như: Hệ thống đường đi bộ trong rừng, cầu vượt suối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận với cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học ở khu vực này.

    ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HểA SINH THÁI 1.Công tác quy hoạch phát triển du lịch văn hóa sinh thái

      Hệ thống giao thông nội vùng đã được đầu tư nâng cấp đáng kể, đường 20 Quyết thắng đoạn từ km0 đến Hang Tám Cô đã được nâng cấp, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chạy theo chiều dọc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được Nhà nước đầu tư hoàn thành từ năm 2003 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, đồng thời tạo điều kiện tốt để du khách và các nhà đầu tư tiếp cận với các tiềm năng du lịch. Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, khách tham quan tăng nhanh, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương hàng chục tỷ đồng (tranh thủ thêm nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương - qua Tổng cục Du lịch) để xây mới, cải tạo và nâng cấp tất cả các hạng mục Bãi đỗ xe, Bến thuyền, Nhà đón tiếp thuyết minh, Nhà nghỉ chân của du khách.

      TỔ CHỨC CÁC DỊCH VỤ BỔ TRỢ 1. Dịch vụ thuyền vận chuyển khách du lịch

        Tuy chưa có cuộc điều tra để đánh giá chính xác nhưng theo nhận định của các nhà quản lý cho biết, đại đa số lực lượng lao động kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát và lưu trú tại xã Sơn Trạch chưa được đào tạo chuyên môn, kể cả lực lương lao động của Khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình cũng có trình độ chuyên môn thấp, trong 11 cán bộ của Khách sạn chỉ 1 cán bộ trình độ Cao đẵng, 4 cán bộ Trung cấp và 6 cán bộ tốt nghiệp Phổ thông trung học. Lực lượng lái thuyền đã được Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Bình mở lớp đào tạo và cấp Bằng điều khiển phương tiện thủy nội địa, số lao động hành nghề chụp ảnh lưu niệm đã được Trung tâm du lịch VHST phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch), Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Quảng Bình mở lớp bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ Nhiếp ảnh.

        Bảng 8 Tình hình biến động số lượng nhà hàng từ 2003-2008
        Bảng 8 Tình hình biến động số lượng nhà hàng từ 2003-2008

        TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HểA SINH THÁI TẠI VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG ĐẾN NỀN KTXH CỦA ĐỊA PHƯƠNG

          Nguồn Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, 2008 Đối với nguồn thu vé tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn, sau khi nộp 100% vào ngân sách Nhà nước, Trung tâm Du lịch VHST được UBND tỉnh trích 45% tổng thu cấp lại cho đơn vị chi các hoạt động tổ chức đón tiếp và phục vụ khách tham quan (đây là đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ 100% chi phí); trích 3% cho UBND huyện Bố Trạch và 2% cho UBND xã Sơn Trạch để chi cho công tác quản lý các hoạt động dịch vụ, quản lý an ninh trật tự trên địa bàn; trích 1% cho Công ty TNHH Tràng An làm công tác vệ sinh môi trường tại khu vực Trung tâm đón khách Phong Nha. Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, 2007 Như đã đánh giá ở phần trên, do hệ thống cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí tại Phong Nha hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu ở lại qua đêm của du khách, nên hầu hết khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng xong đi về thị trấn Hoàn lão, bãi biển Đá Nhảy và Thanh Khê (Bố Trạch) hoặc thành phố Đồng Hới ăn uống, ở lại qua đêm, đã tạo điều kiện cho nhóm ngành dịch vụ ở các địa phương này có những chuyển biến tích cực.

          Bảng 16 Cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch từ 2003-2007
          Bảng 16 Cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch từ 2003-2007

          ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ, SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HểA SINH THÁI HIỆN NAY

            Hiện nay các thuyền chở khách du lịch hiện nay chủ yếu cải tạo từ thuyền vận tải, lắp đặt động cơ Đông Phong của Trung Quốc nên tiếng ồn rất lớn, việc du khách không hài lòng với các biến điều tra này là hoàn toàn có cơ sở; cũng do chất lượng thuyền kém nên du khách không hài lòng với giá cả của dịch vụ này, điểm trung bình chỉ đạt 2,28 điểm. Trong đó, đáng quan tâm có hai yếu tố tác động mạnh hơn đó là: Dịch vụ thuyền du lịch có tác động mạnh nhất, khi du khách đánh giá chất lượng “dịch vụ thuyền du lịch” tăng 1 điểm thì đánh giá chung tăng 0,201 điểm và khi “giá cả các dịch vụ” tăng 1 điểm thì “đánh giá chung của du khách” sẽ tăng 0,138 điểm (và ngược lại), các yếu tố khác cũng có tác động nhưng ở mức độ thấp hơn.

            Bảng 18 Kiểm định Cronbach’s Alpha
            Bảng 18 Kiểm định Cronbach’s Alpha

            ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HểA SINH THÁI TẠI VQG PHONG NHA-KẺ BÀNG ĐẾN 2015

            ĐỊNH HƯỚNG

              “Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong GDP, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển;. Đầu tư xây dựng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thành một trung tâm du lịch hấp dẫn, với nhiều sản phẩm du lịch VHST độc đáo không chỉ của tỉnh Quảng Bình mà còn là của khu vực miền Trung và của cả nước, phát triển theo hướng bền vững, làm động lực thúc đẩy du lịch Quảng Bình và du lịch các tỉnh Miền Trung phát triển, góp phần đưa du lịch Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên Thế giới.

              CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VHST TẠI VQG PHONG NHA- KẺ BÀNG ĐẾN NĂM 2015

                - Đầu tư nâng cấp tuyến đường 20 Quyết thắng đoạn từ đoạn từ km 16 đến xã Tân Trạch và xã Thượng Trạch nhằm tạo điều kiện để các địa phương này phát triển KT - XH, đồng thời thu hút khách tham quan đến du lịch, khám phá các giá trị văn hóa của các tộc người tại hai xã này; khuyến khích các Tập đoàn viễn thông, Tập đoàn điện lực xây dựng mạng điện thoại di động, đường dây cấp điện cao thế dọc tuyến đường 20 Quyết thắng và đường HCM nhánh Tây, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư khai thác, phát triển và các loại hình du lịch VHST tại các địa điểm có giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và lịch sử. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm Du lịch VHST và UBND xã Sơn Trạch cần phối hợp tín chấp, bảo lãnh cho các chủ thuyền được vay vốn lãi suất ưu đãi (thời hạn 7-10 năm) để thực hiện việc thay thế thuyền mới. - Trung tâm Du lịch VHST khẩn trương có kế hoạch gửi số cán bộ hướng dẫn đã được đào tạo từ các chuyên ngành xã hội đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng giới thiệu, thuyết minh. Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ giao tiếp, khả năng ứng xử của các chủ thuyền du lịch, các thợ nhiếp ảnh lưu niệm với khách du lịch. - Cải cách chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp, thay đổi quan điểm sử dụng cán bộ, cải cách phương pháp tuyển dụng để thu hút cán bộ làm công tác hướng dẫn, thuyết minh đảm bảo chất lượng, có hình thức, trình độ và kỹ năng hướng dẫn cao. - Thuê chuyên gia thiết kế trang phục có màu sắc, kiểu dáng phù hợp với điều kiện làm việc và tính chất nghề nghiệp của cán bộ trong đơn vị, trang phục này được sử dụng lâu dài và phải mang tính đặc trưng riêng của du lịch VHST Phong Nha - Kẻ Bàng. Trang phục làm việc là một trong những yếu tố góp phần làm nên thương hiệu, vì vậy việc làm này vừa thể hiện sự tôn trọng khách du lịch vừa tạo phong cách phục vụ tốt cho đội ngũ cán bộ, đồng thời góp phần tạo thương hiệu du lịch VHST VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. - Triển khai dự án đầu tư xây dựng đường nối từ hang Cung Đình ra đến Nhà chờ để tạo sự thoải mái cho du khách khỏi mất thời gian đợi thuyền, vừa giải quyết. sự cố ách tắc thuyền thường xuyên xảy ra tại bến thuyền này vào mùa du lịch trong những năm vừa qua. - Thời gian vừa qua có những ngày khách du lịch đến tham quan động Phong Nha đạt 8.000-10.000 khách/ngày) việc đưa khách tham quan bằng thuyền đã gây ách tắch trong động.