MỤC LỤC
Theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2003, tại điểm g và h khoản 1, Điều 1 quy định: Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn và những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã được gọi là cán bộ công chức nhà nước trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật. Ý muốn này bắt gặp sự yếu kém về năng lực của cán bộ cấp xã, sự lúng túng trong chỉ đạo của bộ máy chính quyền đã dẫn tới sự tăng nhanh số lượng cán bộ ở cấp xã trong những năm qua, làm cho cơ cấu đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phình to, tạo gánh nặng cho ngân sách và làm giảm hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã.
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã chỉ ra 4 nguy cơ lớn của đất nước: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và toàn thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cỏn bộ, cụng chức chớnh quyền cấp xó cần phải xỏc định rừ những tiờu chớ đỏnh giỏ chất lượng đội ngũ cỏn bộ, cũng như hiểu rừ những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Họ phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tận tụy phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, xây dựng được lòng tin trong nhân dân, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực không cơ hội, không tham nhũng quan liêu và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Trong tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết, Khi xác định nhiệm vụ xây dựng chính quyền hùng mạnh của giai cấp vô sản, Lờnin đó chỉ rừ: "Trong lịch sử, khụng cú một phong trào nhõn dõn sõu sắc và mạnh mẽ nào diễn ra mà lại không có một thứ bọt bẩn - những phần tử phiêu lưu và bịp bợm, những bọn khoe khoang và những kẻ hay lớn tiếng ba hoa - chui luồn vào hàng ngũ những nhà cách tân thiếu kinh nghiệm.." [31, tr.
Sau đó do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nhất là một thời gian dài thiếu quan tâm đến cơ sở, buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức và tinh thần, trách nhiệm; quan liêu, tham nhũng, tiêu cực phát sinh làm giảm sút chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã mới nắm được thực trạng chất lượng và những biến động của đội ngũ này để xây dựng chiến lược và qui hoạch cán bộ cấp xã; kịp thời khen thưởng những thành tích, tiến bộ và xử lý những sai phạm, tạo lập lòng tin.
Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của nhân dân và của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, "có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp nhân dân";. Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, cũng như chế độ, chính sách đối với cán bộ chính quyền cấp xã: Cán bộ công chức cấp xã được hưởng chế độ tiền lương và các chế độ khác như cán bộ công chức nhà nước.
Như vậy, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền cấp xã, phải xây dựng, đào tạo được một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực, được trang bị lý luận chính trị, có kiến thức về quản lý kinh tế, khoa học - kỹ thuật, am hiểu về quản lý nhà nước, có năng lực tổ chức, hoạt động thực tiễn và nhất là phải có một trình độ hiểu biết về pháp luật nhất định. Để chủ động hội nhập, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, cần có một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, am hiểu pháp luật, năng động sáng tạo trong hoạt động quản lý.
Theo số liệu ở trên, nhìn chung 15 tỉnh miền núi phía Bắc và 11 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có các chỉ số thấp hơn các vùng, khu vực khác, nhưng riêng trình độ về quản lý nhà nước thì bốn thành phố trực thuộc Trung ương có khá hơn và điều đáng mừng là các vùng còn lại không chênh lệch lớn. Trước yêu cầu phải tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã, khi đặt ra vấn đề phải học để nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị thì đa số cán bộ đều lựa chọn đi học trung cấp lý luận chính trị tại chức mà chưa chú trọng học tập về quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.
Sự thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã không những ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao mà còn gây bất bình phẫn nộ của quần chúng nhân dân, làm suy yếu chính quyền cách mạng. Như vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ, năng lực và thoái hóa biến chất - vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách.
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi hàng hóa phải có sức cạnh tranh cao, có những mặt hàng đặc sản của địa phương mới tạo được ưu thế cạnh tranh. Mặc dù chỉ cách Thủ đô Hà Nội 80 km, thuận lợi cả đường bộ, đường sắt và đường sông, nhưng Phú Thọ hầu như không lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phú Thọ là một tỉnh miền núi nghèo mới tái lập, nội lực kinh tế yếu, kém lợi thế cạnh tranh trong đầu tư và phát triển. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã từng bước khắc phục được khó khăn đẩy lùi được tỷ lệ đói nghèo, bài trừ được các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu ra khỏi thôn bản, đồng bào các dân tộc thiểu số đã biết đưa khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng vật nuôi cây trồng đạt năng suất cao, cải tiến phương thức làm nông nghiệp.
Ở xã Bản Nguyên - huyện Lâm Thao, một số người lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo đã viết đơn và vận động một số người khác ký vào đơn hoặc mạo chữ ký của người khác, lấy danh nghĩa tập thể để gửi đơn lên cấp trên đòi chia lại đất nông nghiệp giữa hai hợp tác xã. Hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường, song các tôn giáo có biểu hiện tranh thủ tập hợp quần chúng theo đạo, làm sầm uất xứ đạo; nơi nào cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc - lãnh đạo, quản lý tập hợp, tuyên truyền giáo dục tốt thì ở đó kinh tế phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tốt.
Trong tổng số 271 Chủ tịch HĐND cấp xã có 24 đồng chí hoạt động chuyên trách; 247 đồng chí hoạt động kiêm nhiệm (trong đó có Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm là 237 đồng chí; có 14 đồng chí là huyện ủy viên; 10 đồng chí là Phó bí thư, Thường trực Đảng ủy xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm). (Số chủ tịch HĐND là người dân tộc ít người, là người công giáo đều thuộc các xã miền núi). - Trình độ lý luận chính trị:. Số còn lại là trình độ lý luận chính trị sơ cấp. - Trình độ chuyên môn:. Trong số Chủ tịch HĐND cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chỉ có 28 người thuộc các xã đồng bằng, số còn lại là ở các xã miền núi. b) Phó chủ tịch HĐND cấp xã.
Đối với các chức danh chuyên môn như: Địa chính; Tư pháp; Tài chính - Kế toán; Văn phòng - Thống kê tỉnh đã mở được 3 lớp đào tạo dài hạn trong đó có 2 lớp trung cấp hành chính văn phòng có 133 học viên của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh (trong đó có 72 đã tốt nghiệp và 61 học viên đang theo học) và mở 1 lớp trung cấp luật có 93 học viên đang trong giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp. Hai là: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Huyện ủy; Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh và các phòng tổ chức lao động xã hội huyện, thành phố, thị xã - đây là những cơ quan tham mưu giúp cho cấp ủy Đảng, Ban Tổ chức Chính quyền UBND tỉnh tiến hành rà soát, đánh giá lại chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, đánh giá hiệu quả của các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với Nhà nước được bảo tồn và phát triển thông qua hoạt động của chính quyền cấp xã và nhất là đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Cấp xã là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp của nước Việt Nam, là nền tảng của hệ thống chính trị, là cơ sở thực tiễn hình thành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam đã từng chứng minh: Tình hình chính trị - xã hội nước Việt Nam ổn định hay không thể hiện vào sự ổn định của cấp xã. Do đó, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình huống, những vấn đề đặt ra đối với địa bàn mà họ được phân công, phụ trách.
Thời điểm bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 cũng đang đến rất gần, trong khi đó các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của các chức danh trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã cũng như những yêu cầu đòi hỏi về mặt bằng cấp, trình độ cho phù hợp với các chức danh cần phải có của một cán bộ công chức nhà nước đang đặt ra một thách thức lớn đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Nếu chỉ nhìn thấy trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo được quyền lợi về mặt chế độ của người cán bộ cấp xã mà không thấy được trách nhiệm cũng như những yêu cầu đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng mà người cán bộ cấp xã cần phải có thì cũng khó có được một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong nội các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện; quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và thay thế người không đủ tín nhiệm. Qua thực trạng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Phú Thọ hiện nay cho thấy: Nhìn chung trình độ năng lực còn nhiều hạn chế, bất cập so với đòi hỏi của nhiệm vụ; nếu đưa Đề án cán bộ vào thực hiện ngay sau khi Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức có hiệu lực thì sẽ có gần 50% cán bộ không đáp ứng được tiêu chuẩn mà Đề án đưa ra.
Công tác đánh giá cán bộ chính quyền cấp xã và đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền xã được tiến hành theo định kỳ hàng năm và phải tuân theo đúng quy chế đánh giá cán bộ (ban hành kèm theo Quyết định số 50/QĐ-TW ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị). Ban thường vụ các huyện, thành, thị có trách nhiệm trực tiếp xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cấp xã; ban thường vụ Đảng ủy xã xây dựng quy hoạch cán bộ đối với các chức danh còn lại của xã.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII "Về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh", Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/02/1998 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998: "Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ", nhằm phát huy quyền làm chủ và động viên sức mạnh vật chất, tinh thần to lớn của nhân dân trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ và chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Qua thực tế triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở cho thấy: Những xã, phường, thị trấn biết vận dụng nội dung quy chế dân chủ để xây dựng chương trình hành động, nhằm tạo ý thức làm chủ của nhân dân ngay trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ để phát huy nội lực trong nhân dân, thực hiện tốt việc thông báo để dân biết, tạo điều kiện để nhân dân được trực tiếp bàn, trực tiếp làm và trực tiếp giám sát kiểm tra đã phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND.
Song cũng phải tính đến cả tình trạng, nếu đưa cán bộ đi đào tạo mà không có kế hoạch thì sẽ rơi vào tình trạng thừa cán bộ có bằng cấp mà thiếu cán bộ có năng lực hoạt động thực tiễn ở cấp xã, thiếu cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu của cấp xã. Thực tiễn cho thấy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện nghiêm chỉnh, đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc không chỉ vào chất lượng cao hay thấp của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí.
"Chính phủ quy định chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại điểm g và điểm h khoản 1, Điều 1 của Pháp lệnh này." Mặc dù Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức có hiệu lực từ 01/7/2003, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, Chính phủ vẫn chưa có một văn bản nào quy định, hướng dẫn thi hành pháp lệnh này. Còn đối với điểm g: "Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)" thì trong khoản 2 Điều 39 quy định: "Việc bãi nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội".
Đây sẽ là những yếu tố góp phần làm cho cán bộ yên tâm công tác, hết lòng với công việc, hạn chế được những tiêu cực dễ phát sinh ở cơ sở, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã thực sự là những "công bộc" của dân. Hàng năm, HĐND phường vẫn ra nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của phường do cấp trên và cỏc cơ quan chức năng xõy dựng và quản lý trực tiếp; Cải tạo ngừ, hẻm thỡ dân bàn, dân quyết định, dân góp tiền để làm nên nghị quyết của HĐND về những vấn đề này trở nên rất hình thức.
Để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đi vào nề nếp, Ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy: Ban thường vụ các Đảng ủy xã hàng năm phải tiến hành kiểm điểm tiến độ thực hiện quy hoạch về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với quy hoạch. Để đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, tập thể Ban thường vụ huyện, thành, thị ủy phải có Nghị quyết về việc giới thiệu những người tham gia ứng cử để bầu vào các chức danh trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nhất là cách thức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã. Nhằm xây một đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực và trí tuệ, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.