MỤC LỤC
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền phảt trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ dịch vụ gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương công nhân sản xuất. * Tài khoản sử dụng: Kế toán công ty sử dụng tài khoản TK335- Chi phí phải trả Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh, tránh sự biến động về chi phí giữa các kỳ, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của từng kỳ….
Trong đó: Zht: Giá trị SP hoàn thành Dđ: Giá trị dở dang đầu kỳ PS: Chi phí phát sinh trong kỳ Dc: Giá trị dở dang cuối kỳ Kế toán ghi: Nợ TK632: Giá trị sản phẩm bán trực tiếp. Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm và sản phẩm làm dở nhỏ, không chênh lệch nhiều giữa các kỳ thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Theo phương pháp này, chi phí làm dở cuối kỳ chỉ tính chi phí NVLTT hay chi phí NVL chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính hết cho thành phẩm. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến ( CPNCTT, CPSXC) còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ổn định, đã xây dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý và các định mức đã thực hiện có nề nếp thường xuyên, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có trình độ nghiệp vụ vững vàng, chế độ hạch toán ban đầu có nề nếp chặt chẽ. Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên, kịp thời việc thực hiện các định mức chi phí để phát hiện ra các khoản chi phí vượt định mức (là những CP chênh lệch so với định mức đề ra).
Thông thường doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khối luợng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng. Giá thành thích hợp là vào thời điểm sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đó hoàn thành như vậy kỳ tính giá thành của sản phẩm trong trường hợp này có thể không trùng với kỳ báo cáo.
Còn nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ tính. Kỳ tính giá là khoảng thời gian cụ thể mà bộ phận kế toán gía thành phải xác định giá thành cho đối tượng.
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm : Theo phương pháp này thì kế toán phải lần lượt tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính gía thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau và cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Phương pháp này có tác dụng : Vì tính được giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ cho nên nó thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế ở từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng sản xuất đồng thời nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép nửa thành phẩm nhập kho và sự di chuyển nửa thành phẩm giữa các phân xưởng sản xuất hoặc là có tiêu thụ nửa thành phẩm ra ngoài.
Nói là sản phẩm phụ vì nó không thuộc danh mục của sản phẩm chủ yếu của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, về khối lượng và giá trị của sản phẩm phụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính. Để đảm bảo cho giá thành sản phẩm chính được chính xác cần phải lựa chọn cách tính về chi phí sản xuất của sản phẩm phụ thích hợp và cách tính CPSX của sản phẩm phụ phải được thống nhất trong doanh nghiệp và trong quy tắc tính giá thành.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất theo đơn chiếc hoặc là hàng loạt mặt hàng, sản phẩm nhiều nhưng không ổn định, sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua sau 1 lần sản xuất không sản xuất lại nữa. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến song song, lắp ráp, chu kỳ sản xuất dài, khi kết thúc chu kỳ sản xuất mới tính giá thành còn nếu sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì đó đều là chi phí của sản phẩm làm dở.
Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ cứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào nhật ký- sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột phát sinh ở phần nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoạc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế và được đánh số liên tục trong từng tháng hoạc cả năm, và có chứng từ kế toán đính kèm.
Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác quan tâm tới tình hình tài chính của công ty, lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả, tránh lãng phí vốn, giúp cho nhà quản trị có cách đầu tư hợp lý, biết dự phòng các trường hợp rủi ro có thể xảy ra, đồng thời phải có trách nhiệm hạch toán đúng, đủ và chính xác các khoản thực tế phát sinh để đưa thông tin chính xác cho ban quản trị để đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời, giúp cho những người quan tâm tới tình hình tài chính của công ty có cái nhìn và đầu tư đúng đắn. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ lên sổ tổng hợp, các báo cáo giữa niên độ, kiểm soát các mảng mà kế toán viên không đảm nhận được như việc lờn cõn đối tài khoản, lờn sổ theo dừi cỏc tài khoản tổng hợp, theo dừi cỏc khoản đầu tư cú giỏ trị lớn…Kế toỏn tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của đơn vị, phản ánh về tài sản, vốn, kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của công ty.
Do thời gian hoàn thành công việc không cố định, tuỳ thuộc vào giá trị và chủng loại của sản phẩm yêu cầu sản xuất nên công tác luân chuyển chứng từ thường bị chậm chễ nên việc ghi chép chứng từ theo ngày, theo đúng số phát sinh chứng từ không kịp thời, dẫn đến những sai sót khó tránh khỏi về thời gian hạch toán, thông tin chứng từ dẫn đến ghi thiếu, ghi nhầm, ảnh hưởng đến công việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý dẫn đến đôi lúc ra quyết định không chính xác ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty. Như vậy, để phát huy, tăng cường những ưu điểm, những thế mạnh đã tạo và đạt được đồng thời khắc phục hạn chế tiến tới loại bỏ những điều không đáng có trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, vấn đề là phải có phương hướng, biện pháp đổi mới, hoàn thiện công tác này sao cho ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty trong cơ chế thị trường hiện nay.