Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của vỏ quả măng cụt xanh.

MỤC LỤC

Công dụng và các hoạt chất sinh học

Họ cũng phát hiện ra rằng α- mangostin, thứ nhất là kéo dài thời gian chậm trế của các đien liên hợp ở 234 nm theo liều lượng, thứ hai là giảm bớt quá trình sản xuất TBARS (thiobarbituric reactive substances), và thứ ba là làm giảm khả năng tiêu thụ α-tocopherol, được cảm ứng bởi sự oxi hóa LDL. Mặt khác, Leong và Shui (2002) đã so sánh toàn bộ khả năng chống oxy hóa của 27 loại trái cây có giá trị trên thị trường Singapo, bao gồm cả măng cụt, có sử dụng phép phân tích ABTS và DPPH; và họ chỉ ra rằng các chất tách ra từ trái măng cụt có vị trí thứ 8 về hiệu quả chống oxy hóa. Năm 2003, Matsumoto và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của 6 xanthon (α, β và γ-mangostin, mangostinone, garcinone E và 2-isoprenyl-1,7- dihydroxyl-3-methoxy xanthon) được tách ra từ vỏ quả măng cụt với khả năng ức chế sự phát triển tế bào của dòng tế bào mắc bệnh bạch cầu ở người HL60.

Năm 1979, Shankaranarayan và các cộng sự đã tạo ra các dẫn xuất tổng hợp từ xanthon (3-O-methyl mangostin, 3,6-di-O-methyl mangostin, mangostin triaxetat, 1-isomangostin, mangostin-3,6-di-O-(tetra axetyl)-glucosid và mangostin-3,6-di-O-glucosid) từ α-mangostin, được sử dụng trong nghiên cứu dược lý, cũng giống như α-mangostin. Khả năng hoạt động trong miệng và bụng (50 mg/kg) của α-mangostin, 1-isomangostin và mangostin triaxetat đã thể hiện hoạt tính chống viêm trên các loài gặm nhấm, được kiểm nghiệm khi dùng chích qua màng phúc mô hay khi cho uống nơi chuột bị gây phù chân bằng carrageenan,. Dựa trên những thông tin đó, Itoh và các cộng sự (2008) đã giải thích rằng các xanthon được tách ra từ quả măng cụt (α, β và γ- mangostin), ngăn cản quá trình mất hạt nhỏ của bạch cầu trong hoạt động Ag gián tiếp của IgE trên tế bào bạch cầu RBL-2H3 ở chuột.

Trong số chúng, α và β- mangostin và garcinone B thể hiện hiệu quả ức chế thuyết phục nhất chống lại vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis, với chỉ số MIC là 6,25 μg/mL, ngược lại, demthylcalabaxanthon và trapezifolixanthon có chỉ số MIC là 12,5 μg/mL, γ- mangostin, garcinone D, mangostanin, mangostenone A và tovophyllin B có chỉ số MIC là 25 μg/mL. Năm 1994, Phongpaichit và các cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của α và γ-mangostin và hỗn hợp mangostin trên 49 chủng MRSA, được lấy từ các bệnh nhân ở bệnh viện Songklanagarind; 50 chủng MRSA, 13 chủng Enterococcus spp, được lấy từ các bệnh nhân ở bệnh viện Maha-raj Nakorn Chiang Mai.

NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sắc ký cột thường (CC) được thực hiện dưới trọng lực của dung môi trên silica gel theo cơ chế sắc ký hấp phụ và được sử dụng để phân tách các phần chiết, phân lập và tinh chế các hợp chất. Sắc ký cột nhanh (FC) được thực hiện dưới áp lực không khí nén để dung môi rửa giải đi qua cột nhanh hơn. Sắc ký cột tinh chế (Mini-C) được thực hiện để tinh chế lượng nhỏ các mẫu chất.

Việc làm sạch chất rắn bằng kết tinh là dựa trên sự khác nhau về độ tan của hợp chất mục tiêu và của tạp chất trong dung môi hoặc một hệ dung môi đã chọn.

Hình 2.2   Sắc ký cột 2.2.2.3 Phương pháp kết tinh lại
Hình 2.2 Sắc ký cột 2.2.2.3 Phương pháp kết tinh lại

THỰC NGHIỆM

    Pha khối sệt ở trên với nước cất theo tỉ lệ 1:1 ( khoảng 0,3 l nước cất), nhằm giải phóng các chất kém phân cực ra khỏi dịch chiết rồi chiết chúng bằng các dung môi theo độ phân cực tăng dần, trước hết là điclometan , sau đó đến n- butanol. Dịch chiết điclometan và n- butanol tiếp theo được xử lí như sau: làm khô với Na2SO4, sau đó đều đem cất loại dung môi dưới áp suất giảm ở nhiệt độ 40-55. Phát hiện các vết chất dưới ánh sáng thường , sau đó soi bản mỏng dưới đèn tử ngoại UV (λ = 254 nm), cuối cùng phun bản mỏng với dung dịch.

    Chuẩn bị cột: Cột thủy tinh có đường kính 4 cm, cao 80 cm, lót đáy cột bằng một miếng bông thủy tinh có thể cho dung dịch rửa giải đi ra. Sau đó, vừa khuấy vừa đổ nhanh hỗn hợp silicagen và dung môi n- Hexan lên cột sắc kí, đồng thời mở khóa phía dưới cho dung môi chảy ra. Trong quá trình nhồi cột có sử dụng quả búp gừ nhẹ dọc theo cột loại bỏ cỏc bọt khớ và cho n- Hexan chảy qua nhiều lần để cột được nén đều.

    Tiến hành rửa giải bằng dung môi theo gradient, tăng dần độ phân cực: đầu tiên với 100 % n- Hexan, tiếp theo là hỗn hợp n- Hexan : axeton theo tỉ lệ tăng dần axeton, và cuối cùng dội cột với axeton. Khảo sát các phân đoạn rửa giải: Qua kiểm tra bằng SKLM, những ống nghiệm có sắc ký đồ giống nhau được gom lại, thu được 7 phân đoạn, kí hiệu là GMD I→ VII. Tiếp tục chạy sắc kí cột (với cột nhỏ hơn) phân đoạn GMD III với hệ dung môi n- hexan/acetone, và tiến hành rửa chất cùng với kỹ thuật kết tinh lại chúng tôi đã thu được 2 chất tinh khiết kí hiệu là D2 và D3.

    Chuẩn bị cột: Cột thủy tinh có đường kính 4 cm, cao 80 cm, lót đáy cột bằng một miếng bông thủy tinh có thể cho dung dịch rửa giải đi ra. Sau đó, vừa khuấy vừa đổ nhanh hỗn hợp silicagen và dung môi điclometan lên cột sắc kí, đồng thời mở khóa phía dưới cho dung môi chảy ra. Tiến hành rửa giải bằng dung môi theo gradient, tăng dần độ phân cực: đầu tiên với 100 % điclometan, tiếp theo là hỗn hợp điclometan : MeOH theo tỉ lệ tăng dần MeOH, và cuối cùng dội cột với MeOH.

    Khảo sát các phân đoạn rửa giải: Qua kiểm tra bằng SKLM, những ống nghiệm có sắc ký đồ giống nhau được gom lại, thu được 4 phân đoạn, kí hiệu là GMB I-IV. Chất D4: Tinh thể hình kim, màu vàng nhạt; hiện màu vàng nhạt với thuốc thử Vanilin/ H2SO4 đặc, t0, hiện màu nâu đen với FeCl3 ở ngay nhiệt độ phòng. Đây là phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn mạnh yếu của các mẫu thử thông qua các giá trị thể hiện hoạt tính là MIC (Minimum inhibitor concentration - nồng độ ức chế tối thiểu), IC50 (Inhibitor concentration 50% - nồng độ ức chế 50%), MBC (Minimum bactericidal concentration - nồng độ diệt khuẩn tối thiểu).