Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ XNK tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

MỤC LỤC

Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

Vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức được ngân hàng thương mại huy động để đáp ứng vốn, duy trì quá trình sản xuất liên tục làm cho đồng tiền quay vòng nhanh hiệu quản hơn. Tín dụng ngân hàng là công cụ để tài trợ cho các ngành, vùng kinh tế mũi nhọn không chỉ trong nước mà còn vươn ra nước ngoài tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại và những vùng kinh tế kém phát triển qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tê. Để nhận được các khoản tín dụng sẽ buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp tối đa hoá thu nhập, tối thiểu hoá chi phi để sản xuất kinh.

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM

Quan niệm về tín dụng tài trợ XNK

Như vậy, nếu khâu tài trợ được thực hiện nhanh chóng, an toàn thì nó đã trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian sử dụng và chu chuyển vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giảm bớt và khắc phục những rủi ro liên quan tới sự biến động của tiền tệ, tới khả năng thanh toán của con nợ, tạo diều kiện cho việc phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước. Tín dụng tài trợ XNK là một mảng dịch vụ thuộc hệ thống các dịch vụ chuyên biệt của ngân hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động XNK và có nét chung là ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh giúp cho các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công. - Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, dây truyền sản xuất chế biến hàng xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm tạo khả năng cạnh tranh với hàng nhập khâủ và kinh doanh có lãi; nhập khẩu các hàng hoá tiêu dùng cần thiết cho đời sống của nhân dân;.

Các hình thức tín dụng tài trợ XNK của NHTM

Cả hai hinh thức chiết khấu này giúp tài trợ vốn lưu động cho nhà XK để sản xuất kinh doanh liên tục không bị gián đoạn trong thời gian chờ người NK thanh toán tiền hàng nhưng chỉ được áp dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( có sự ràng buộc chặt chẽ việc giao hàng của người XK và trách nhiệm thanh toán của người NK thông qua ngân hàng phục vụ các bên ) rủi ro thấp so với các phương thức thanh toán khác. () Nếu nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán thì ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (ngân hàng chấp nhận hối phiếu) vẫn phải chuyển tiền của mình thanh toán cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. * Trưòng hợp nhà nhập khẩu phát hành hối phiếu. 1) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu. 2) Nhà nhập khẩu phát hành hối phiếu kèm theo đơn xin vay tín dụng qua chữ ký chuyển tới ngân hàng chấp nhận hối phiếu. - Đối với nhà nhập khẩu ( bên được bảo lãnh): để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo được nguồn nguyên vật liệu, hàng hoá, máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; được hưởng một khoản vốn của bên xuất khẩu mà không phải trả lãi ( có thể lãi được tính trong giá bán); chi trả một khoản phí cho người bảo lãnh; thông qua việc mua hàng trả chậm doanh nghiệp có thời gian quay vòng vốn nhanh; góp phần làm giảm căng thẳng về vốn.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM

- Bao thanh toán tương đối: là ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nhưng với thoả thuận là nhà xuất khẩu vẫn chịu trách nhiệm rủi ro nếu nhà nhập khẩu không trả tiền. - Factoring tuyệt đối: Ngân hàng gánh chịu mọi rủi ro nếu nhà nhập khẩu không trả tiền. Tín dụng Factoring giúp nhà xuất khẩu có vốn ngay để tiếp tục sản xuất kinh doanh của mình mà không phải bận tâm vào quản lý thanh toán kéo dài nhưng phải trả khoản phí khá cao khi được bao thanh toán. Là hình thức cam kết giữa người cho thuê và người đi thuê để thuê một tài sản nhất định. Người thuê được quyền sử dụng tài sản này trong khoảng thời gian nhất định và phải trả tiền dần theo thời hạn ghi trong hợp đồng. Khi kết thúc hợp đồng người thuê được quyền chọn mua lại tài sản theo giá ấn định. Tuy nhiên, mua hàng theo phương thức này sẽ đắt hơn so với trả tiền ngay nhưng doanh nghiệp có điều kiện đối mới công nghệ mà không cần phải bỏ ra ngay một lượng tiền lớn so với vốn để đầu tư của mình. 3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu. chủ thể kinh tế) và hiệu quả KT- XH (lơị ích vĩ mô xét trên phương diện hệ thống của toàn bộ nền sản xuất xã hội). Hiệu quả về kết quả: Là phép tính so sánh các kết quả đạt được ( giá trị tuyệt đối hoặc tương đối) của các hoạt động đầu tư trong cùng điều kiện và mặt bằng quy chuẩn về tổng chi phí đầu tư, hoặc so sánh kết quả của mọi hoạt động đầu tư ở các giai đoạn khác nhau hay ở các chủ thể đầu tư khác nhau. Đối với nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam hiện nay, hiệu quả KT- XH của các DNNN thể hiện vai trò chủ đạo và hướng dẫn và là lực lượng nòng cốt đảm bảo duy trì tiềm lực chính trị kinh tế, điều chính sự cân bằng của nền kinh tế, kiềm chế khuynh hướng độc quyền và tự phát của thị trường.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng tài trợ XNK của NHTM

Môi trường pháp lý hoàn chỉnh có hiệu lực, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thì đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, là cơ sở pháp lý để giải quyết những khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra, nhất là trong quan hệ thanh toán tín dụng quốc tế. Ngoài ra, ngân hàng có thể chủ động đưa ra các biện pháp hỗ trợ như tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh các hàng hoá nước khác, mặt khác có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu tìm kiếm các nguồn hàng khác đáp ứng nhu cầu trong nước hay các nguyên liệu thay thế cho hoạt động sản xuất từ đó có thể nâng cao hiệu quả tài trợ và đảm bảo an toàn. + Xây dựng chiến lược thị trường huy động vốn và đầu tư, xây dựng hệ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đảm bảo tăng trưởng nhanh chóng nhưng ổn định, giữ vững và mở rộng thị phần đầu tư thông qua hệ thống tổ chức, hoạt động marketing ngân hàng, công tác tiếp thị ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ.Vậy nên, công tác khách hàng cần được quan tâm đúng mức và phát triển các dịch vụ đặc biệt là dịch vụ thanh toán nhằm đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng từ đó có thể thu hút được nhiều khách hàng mới trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu.

Nếu tỉ giá biến động: tăng (nội tệ mất giá) hoặc giảm (nội tệ tăng giá) và ngân hàng cho vay bằng vốn nội tệ thì lợi nhuận thu về bình thường tại các mức sau khi biến đổi nhưng doanh nghiệp XK có lợi nhuận cao khi tỷ giá tăng và có thể lỗ khi tỷ giá giảm. Trong trường hợp ngân hàng cho vay nội tệ từ nguồn vốn ngoại tệ thì khi tỷ giá tăng ngân hàng có thể giảm lợi nhuận thậm chí lỗ do thu nợ nội tệ nhưng phải trả nợ bằng ngoại tệ còn doanh nghiệp tăng lợi nhuận do trả nợ bằng nội tệ nhưng thu tiền hàng bằng ngoại tệ( khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu) và ngược lại khi tỷ giá giảm ngân hàng tăng lợi nhuận, doanh nghiệp giảm lợi nhuận và giảm doanh số XK. Như vậy, khi dùng nội tệ cho vay xuất khẩu trong điều kiện tỷ giá tăng hợp lý (tức là ổn định ở trạng thái động) là có hiệu quả nhất không những đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn thực hiện được cắc mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng GDP, khuyến khích XK và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, kích thích sản xuất trong nước phát triển.

Vì vậy, các cán bộ tín dụng không những phải giỏi về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương mà còn phải có sự am hiểu về luật pháp trong và ngoài nước, về phong tục tập quán của các nước bạn hàng để tránh đưa ra quyết định tài trợ sai lầm gây rui ro trong hoạt động ngân hàng. Hơn nữa, trong tài trợ XNK, các ngân hàng rất quan tâm đến vốn tự có của các doanh nghiệp vì nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng phát triển sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường mà còn ảnh hưởng đến lượng vốn tài trợ của ngân hàng. + Trình độ quản lý, năng lực kinh doanh cũng như khả năng am hiểu pháp luật và thị trường XNK quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đi đôi với mối quan hệ bạn hàng sẽ giúp doanh nghiệp phần nào tránh được nhiều rủi ro trong thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu như: rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán, rủi ro hàng xuất bị từ chối và bị ép giá, rủi ro hàng nhập không đúng phẩm chất không tiêu thụ được cũng là nhân tố ảnh hưởng đến đến quyết định tài trợ của ngân hàng.

Khi ngân hàng gia tăng mức lãi suất và đưa ra các quy định chặt chẽ trong tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu thì sẽ hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và làm giảm lượng tín dụng tài trợ cho hoạt động nà và ngược lại.