MỤC LỤC
- Chi tiêu công có ảnh hưởng như thế nào đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài?. - Các nhân tố vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và lạm phát có tác động như thế nào đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước?.
Kết cấu luận văn
Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường, khi sát nhập, mua lại công ty chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Lợi thế của cách tổ chức thực hiện này là khắc phục được tình trạng tiến hành sản xuất ở các chi nhánh làm ăn thua lỗ ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của công ty, khai thác được những lợi thế của hoạt động chuyển giá nội bộ, tránh được hàng rào thuế quan, hạn chế sự kiểm soát của chính phủ nên tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là phương tiện rất hữu hiệu để các MNCs tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc thiết lập các mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh, và tránh được các rào cản thương mại. Vị trí địa lý: Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển trong giai đoạn 1980-2005 đã xác định lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng thị trường ra xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.
Nguyên nhân của lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm là do ảnh hưởng bởi tình hình chung của kinh tế - tài chính thế giới như vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ,cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008…Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự sụt giảm của lượng vốn FDI vào Việt Nam như hiện nay là do sự vắng bóng của các dự án lớn. Nguồn: Tổng cục thốngkê Trong năm 2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 719 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 17.14 tỷ USD, chiếm 76.7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Xét trong 6 Vùng kinh tế của cả nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu là vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng vốn cấp mới và tăng vốn là 6.73 tỷ USD chiếm 30.1% tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai là vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 6.64 tỷ USD chiếm 28.9% tổng vốn đầu tư cả nước, đứng thứ 3 là vùng Đông Nam bộ với 4.7 tỷ USD cấp mới và tăng thêm.
- Công ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh, sản xuất, lắp ráp, gia công các sản phẩm màn hình smartphone, máy tính bảng, vốn đang ký: 1 tỷ USD Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán khoảng 10 dự án BOT điện, vốn mỗi dự án khoảng từ 2 – 2.5 tỷ USD và có dự án dầu khí đặc biệt lớn tại Bình Định (vốn khoảng 27 tỷ USD) đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.
Đây là những nhân tố tác động tích cực đến việc thu hút FDI được đề cập đến trong nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác nhau chẳng hạn như củaVijayakumar và các cộng sự (2010), John Manuel Luiz, Harris Charalambous (2009) … Do đó, bài nghiên cứu sẽ xem xét tác động của biến chi tiêu quốc gia này có tác động đối với việc thu hút FDI như thế nào đối với các nước Đông Á – Thái Bình Dương, đây cũng là một sự đo lường hiệu quả của chi tiêu chính phủ đối với các quốc gia này. Nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh điều này như nghiên cứu của Marta Bengoa, Blanca Sanchez-Robles (2003), Pravin Jadhav (2012), Camurdan và Ismail (2009).Tuy nhiên, cũng có một vài nghiên cứu không cho thấy sự tương quan của nhân tố độ mở thương mại đối với việc thu hút FDI chẳng hạn như Buckley và các cộng sự (2007). Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ dẫn đến một số hậu quả như: phương sai và hiệp phương sai của các ước lượng OLS lớn, khoảng tin cậy rộng lớn, tỷ số t mất ý nghĩa, hệ số xác định cao nhưng tỷ số t mất ý nghĩa, các ước lượng OLS và sai số chuẩn trở nên rất nhạy với những thay đổi trong số liệu, dấu của các ước lượng của các hệ số hồi quy có thể sai lệch, thêm vào hay bớt đi các biến cộng tuyến với các biến khác thì hệ số của các biến còn lại có thể thay đổi rất lớn và thay đổi cả dấu của chúng.
Trong quá trình hồi quy, bài nghiên cứu sẽ tập trung xem xét lại bản chất của vấn đề nghiên cứu, đồ thị phần dư và dùng một số kiểm định Goldfeld-Quandt, Breusch-Pagan, White, Park trên OLS và phương pháp Greene (2000) trên dữ liệu bảng để kiểm tra xem mô hình đã vi phạm giả thiết hồi quy - hiện tượng phương sai thay đổi.
Kết quả phân tích ma trận tự tương quan giữa các biến trong mô hình theo bảng 4.2 cho thấy, không tồn tại các hệ số tự tương quan cặp giữa các biến độc lập lớn hơn 0.8, nên không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các cặp biến độc lập trong mô hình. Theo kết quả nghiên cứu của Arellano và Bond (1991), phương pháp hồi quy GMM là một giải pháp hiệu quả để ước lượng hồi quy trong mô hình trong trường hợp mô hình vừa có hiện tượng phương sai thay đổi, tượng tương quan và nội sinh. Xét cụ thể thì ở cả 3 mô hình OLS, FEM, REM đều cho thấy biến có tác động dương đối với FDI ở mức ý nghĩa thống kê 1%, giống như vậy thì phương pháp GMM cũng tìm thấy bằng chứng gdpgrowth có tác động dương tới biến phụ thuộc FDI ở mức ý nghĩa 10%.
Xét riêng từng biến cụ thể, thứ nhất mô hình SCC tìm được bằng chứng biến độc lập government_spending - chi tiêu của chính phủ vẫn có tác động dương đối với FDI nguồn vốn từ kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài tại mức ý nghĩa 5%.
Do đó, khi tăng chi tiêu chính phủ nhằm mục đích thu hút FDI chúng ta nên chi tiêu một cách có hiệu quả vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế, phát triển và xây dựng có hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia. Do đó, để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước ta cần đẩy mạnh tự do hóa thương mại, thực tế trong 3 thập kỷ gần đây có thể nói là thời kỳ tự do hóa thương mại mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Việt Nam với những dấu mốc và thành tựu đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thể hiện thông qua ký kết và thực thi BTA với Hoa Kỳ (2001), đàm phán và ký kết 06 hiệp định thương mại tự do (Chủ yếu là các FTA Asian+) trong giai đoạn 2001 -2007, hàng loạt các hiệp định về hợp tác thương mại song phương với nhiều đối tác khác nhau, đàm phán và ký nhiều hiệp định bảo hộ đầu tư, thương mại và một cột mốc đặc biệt quan trọng là đàm phán gia nhập WTO. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại từ việc tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư FDI, chúng ta cũng cần chú ý đến những thách thức của nó trong việc duy trì tính ổn định của nền kinh tế, đặc biệt là trong vấn đề điều hành tài chính vĩ mô và kiểm soát sự lưu chuyển các dòng vốn có nguồn gốc từ bên ngoài khi có biến động tài chính trong nước hoặc trên thế giới, ngoài ra cũng cần chú ý tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước dần dần phát triển và tăng sức cạnh.
Hạn chế của mô hình nghiên cứu: Trong chuỗi dữ liệu nghiên cứu từ năm 1992 đến năm 2014 đã xảy ra 2 cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kết quả nghiên cứu có thể sẽ bị ảnh hưởng do chưa đo lường đầy đủ tác động của 2 cuộc khủng hoảng này đối với rủi ro đầu tư một nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia.