Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

Kết cấu đề án

Khái quát chung về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của địa phương cấp huyện

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất; Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền; Việc bàn giao toàn bộ hoặc một phần mặt bằng xây dựng để thi công theo thoả thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng; Bảo đảm kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có). Mục tiêu của phát triển kinh tế là phải xây dựng được các cơ sở kiến trúc hạ tầng kinh tế ở một trình độ nhất định: điện, nước, đường xá giao thông đi lại, các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung… để đảm bảo sao cho có thể khai thác tốt nhất các nguồn nguyên nhiên liệu, nguồn lao động, công nghệ… tạo nên một môi trường thuận lợi đối với các nhà đầu tư từ đó tăng khả năng thu hút nhiều các nguồn vốn khác nhau cho đầu tư XDCB.

Nguyên tắc cơ bản và nội dung của quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách của địa phương cấp huyện

Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau: Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành của chủ đầu tư (bản chính); Biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này (bản chính); Các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính); Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng; Biên bản nghiệm thu công trình hoặc hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng (bản chính); Báo cáo kiểm toán của đơn vị kiểm toán độc lập trong trường hợp thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán (bản chính); Báo cáo kiểm toán hoặc thông báo kết quả kiểm toán (sau đây gọi chung là báo cáo kiểm toán), kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan Kiểm toán nhà nước, thanh tra, kiểm tra(nếu có). Cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là Kiểm toán nhà nước Khu vực VII, UBND tỉnh, Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng; UBND Huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của Pháp luật về hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện và báo cáo Đoàn kiểm toán, thanh, kiểm tra kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của địa phương cấp huyện

Các yếu tố trong nhân tố chính sách ảnh hưởng đến chi phí trong quá trình thực hiện dự án bao gồm: Những thay đổi bất ngờ trong quy định quản lý, thay đổi chính sách pháp luật, thay đổi chính phủ, quyền sở hữu, chi phí bồi thường như chính sách về giá vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị của địa phương chưa phù hợp, sự chậm trễ trong điều chỉnh chính sách, thực thi chính sách, trong điều chỉnh quy hoạch… Các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp sẽ góp phần đảm bảo cân đối nguồn vốn cho đầu tư XDCB. Mức độ phát triển khoa học công nghệ thông tin hiện đại, toàn diện, thống nhất và chuyên nghiệp trong công tác báo cáo và thanh toán, giúp tiết kiệm biên chế, thời gian xử lý công việc, đảm bảo chất lượng thông tin, báo cáo, đồng thời tạo tiền đề để cho cải cách về thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ quản lý tài chính.

Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho huyện Thanh Thuỷ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước

Thành phố Yên Bái bằng cách thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước, chẳng hạn như trong công tác quy hoạch, kế hoạch và thẩm định dự án, phân bổ vốn một cách khoa học, chủ động thực hiện đẩy mạnh công tác QLNN về xây dựng trên các mặt: Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, ưu tiên thanh toán nợ đọng những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành; Triển khai thực hiện Chương trình đô thị thành phố Yên Bái giai đoạn 2021 - 2030; Đề án quy hoạch, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Yên Bái đến năm 2025; Phát triển hệ thống điện chiếu sỏng, đõ̉y mạnh xó hội húa điện chiếu sỏng cỏc tuyến ngừ;. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với chủ đầu tư, ban quản lý dự án về công tác quản lý dự án đầu tư, trong đó tập trung đối với những dự án chậm quyết toán dự án hoàn thành; xem xét không giao chủ đầu tư cho các đơn vị có nhiều dự án, công trình vi phạm thời gian lập báo cáo quyết toán, không giao thầu cho các nhà thầu không phối hợp trong lập hồ sơ quyết toán; đưa nội dung hoàn thành công tác quyết toán dự án vào tiêu chí bình xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với người đứng đầu, đơn vị.

Một số khái quát về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Thanh Thủy

Với nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, công nghiệp, những năm qua huyện Thanh Thủy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông: các đường trục liên xã, liên thôn được đầu tư xây dựng cùng với hệ thống đường giao thông thủy lợi nội đồng kèm theo hệ thống đèn chiếu sáng có vai trò kết nối sản xuất với tiêu thụ, giữa vùng này với vùng khác và đáp ứng nhu cầu đi lại của con người, đảm bảo được mối liên hệ kinh tế, phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng, tạo điều kiện cho phát triển KT-XH của huyện. Toàn huyện đã huy động các nguồn vốn đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo được 56 công trình nhà lớp học, nhà điều hành, phòng học bộ môn và các hạng mục phụ trợ của trường học các cấp, đảm bảo 100% các trường đều có cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học ngày càng khang trang, sạch đẹp và tương đối hiện đại, khuôn viên trường học đảm bảo đủ diện tích theo quy định của.

Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Thuỷ

Nguồn vốn bố trí từ ngân sách trung ương được phân bổ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến năm 2023 phát sinh khối lượng thực hiện nên được bố trí nguồn vốn. Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn có liên quan là Kho bạc nhà nước huyện, Phòng Tài chính kế hoạch huyện, Ban QL dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện, Chủ đầu tư là UBND các xã, thị trấn trong việc thanh toán, kiểm soát hồ sơ ban đầu, kiểm soát chi từng lần thanh toán, tạm ứng và kiểm soát chi quyết toán công trình được phê duyệt, hoàn thiện hồ sơ hoàn công.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện Thanh Thủy đã đề ra và xây dựng các biện pháp thực hiện cụ thể và chỉ đạo các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt các chủ trương, các nhóm giải pháp đã được UBND huyện Thanh Thủy ban hành tại các Quyết định số 3166/QĐ-UBND ngày 22/12/2020; Quyết định số 4166/QĐ-UBND ngày 21/12/2021; 5186/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển KT- XH; quản lý và điều hành Ngân sách huyện năm 2021, với mục tiêu tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện thi công xây dựng các dự án đầu tư (nhất là các công trình dự án quan trọng); Các công trình, dự án đầu tư thi công phát huy hiệu quả mang lại lợi ích và mục tiêu huyện Thanh Thủy được xây dựng và phát triển trở thành một trong các trung tâm văn hóa du lịch theo hướng đồng bộ, bền vững cả về cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội. Việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư hiện nay tại kho bạc được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau, thường xuyên có sự thay đổi trong thời gian ngắn, thiếu tính dự báo làm cho việc triển khai thực hiện bị động, lúng túng, mất thời gian nghiên cứu văn bản và thực hiện; tình trạng nghiệm thu thanh toán bị dồn vào cuối năm gây nhiều khó khăn cho cơ quan Tài chính thẩm định quyết toán công trình và Kho bạc trong việc kiểm soát thanh toán giải ngân vốn đầu tư XDCB.

Bối cảnh và phương hướng về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện

Thứ sáu, trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN, việc QLNN cần được thực hiện theo hướng kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực này để họ thực hiện tốt trách nhiệm trước dân, trước nhà nước phần việc được phân công. Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng KT-XH, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển KT-XH, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư.

Giải pháp công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện

Có hai vấn đề chính cần xem xét là lợi ích về mặt kinh tế và lợi ích về mặt xã hội mà cần đạt được sự hoà hợp của cả 2 lợi ích, không xem nhẹ lợi ích nào; xem xét về quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng phù hợp với sự quy hoạch phát triển của ngành và lãnh thổ; xác định sơ bộ hiệu quả KT-XH và đánh giá tác động của dự án đối với sự phát triển KT-XH của địa phương như đóng góp ngân sách quốc gia; tạo việc làm cho người lao động; sử dụng nguyên vật liệu trong nước; phát triển KT-XH địa phương có dự án; Thẩm định đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cần khắt khe và quan tâm đúng mực theo quy định của pháp luật có liên quan để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Công tác giải ngân, thanh, quyết toán vốn đầu tư cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước huyện, Chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, đối chiếu xác nhận số liệu vốn đầu tư đã cấp phát, thanh toán cho công trình; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin chuyên ngành, các thông tin về quản lý vốn, thủ tục thanh toán vốn, quyết toán vốn nhằm thống nhất trong việc thực hiện chính sách, mặt khác giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho các chủ thể của vốn, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.

Đề xuất, kiến nghị

- Chính phủ cần nghiên cứu ban hành đầy đủ và đồng bộ hệ thống chính sách chế độ trong quản lý đầu tư XDCB theo hướng tăng cường phân cấp, trao quyền tối đa cho cấp quản lý cơ sở và đơn vị chủ đầu tư; đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB; đồng thời phân định quyền hạn và trách nhiệm vật chất của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn… trong quản lý đầu tư XDCB và có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm. - Chính phủ cần ban hành các cơ chế quản lý chống dàn trải trong phân bổ vốn đầu tư và cơ chế đánh giá đầu tư XDCB; Đề nghị bổ sung vào Luật đấu thầu hoặc Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu qui định về thưởng, phạt trong hợp đồng đấu thầu; xây dựng hệ thống quản lý thông tin XDCB thống nhất, từ địa phương đến trung ương để thuận tiện trong việc theo dừi, quản lý và bỏo cỏo hoạt động XDCB.

Tỷ trọng (%)

Tổng hợp các gói thầu thực hiện qua mạng và không qua mạng tại huyện Thanh Thuỷ giai đoạn 2021-2023. Giá trị khối lượng thực hiện và tổng vốn đã giải ngân huyện Thanh Thủy giai đoạn 2021-2023.

Bảng 2.4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản   tại huyện Thanh Thuỷ giai đoạn năm 2021-2023
Bảng 2.4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Thanh Thuỷ giai đoạn năm 2021-2023