MỤC LỤC
171 Trong khi đó tại Trung Quốc, ngành bất động sản không phải là ngành thu hút quá nhiều dòng vốn đầu tư trên thị trường, mức gia tăng đầu tư của ngành tập trung vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế công nghiệp như năng lượng, công nghiệp hay vật liệu. Trung Quốc đã đi qua thời gian xây dựng ồ ạt cơ sở hạ tầng khổng lồ, mà hiện tại đang tập trung vào việc phát triển một nền kinh tế có năng lực nội tại tốt, hướng đến tăng trưởng kinh tế dựa vào tiêu dùng nội địa, chứ không phải dựa vào việc tăng giá các bất động sản như tại Việt Nam. Số liệu từ các doanh nghiệp niêm yết cho thấy mức tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của nhóm ngành bất động sản là cao hơn rất nhiều so với các ngành khác, cho thấy lượng lớn vốn từ ngân hàng được giải ngân vào thị trường bất động sản.
Mức vay nợ dài hạn của doanh nghiệp bắt đầu gia tăng đáng kể từ năm 2018 khi thị trường bất động sản đang trong thời kỳ tăng trưởng mạnh, trong khi phần vốn có được từ việc người mua trả tiền trước thì tăng giảm đan xen tùy giai đoạn phát triển của thị trường, nhưng xu hướng chung vẫn là tăng nhẹ từ năm 2015 cho đến nay. Điều này tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, phản ánh qua hiệu quả sinh lời của ngành với hệ số ROE suy giảm rừ rệt và khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu đi khi dũng tiền suy giảm. Trong giai đoạn đầu năm thì hầu như các dự báo đều nghiêng về xu hướng lạc quan cho ngành thủy sản trong bối cảnh dịch bệnh khi đó đang được kiểm soát tốt và thủy sản Việt Nam được cho là sẽ có thể giành được thị phần của các quốc gia xuất khẩu thủy sản cạnh tranh, vốn bị ảnh hưởng bởi những tác động của dịch Covid- 19.
So với giai đoạn trước thì hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thủy sản đã sụt giảm đáng kể khi phần lớn các doanh nghiệp đều thu hẹp quy mô sản xuất khi giá trị hàng tồn kho của toàn ngành đều sụt giảm, tương ứng với điều kiện vĩ mô khó khăn đã được phân tích ở trên. Một điểm tích cực trong bức tranh vĩ mô của ngành thủy sản đó là các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động đầu tư trong khi đó doanh nghiệp đầu ngành là VHC vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng doanh thu nhờ thực hiện hợp lý hóa sản xuất. Những dự án này không những góp phần duy trì xu hướng tăng trưởng tốt trong doanh thu của VHC mà còn góp phần cải thiện biên lợi nhuận ròng, vốn thường rất mỏng trong mảng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều này được lý giải khi các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đang ngày càng phổ biến trên thị trường bởi xu hướng rất ưa chuộng hàng ngoại từ cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, cho đến cả các cá nhân bán hàng online. Nếu xem xét kỹ lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thực phẩm trong nước thì có thể thấy rằng, quy mô thị trường tiêu dùng mở rộng trong những năm qua chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ngoại và doanh nghiệp bán lẻ trong nước như Thế giới Di động hay Coopmart. Đầu tháng 6 thì Cục Quản lý Dược đã công bố một loạt đơn vị đủ thẩm quyền nhập khẩu, kinh doanh, bảo quản vaccine phòng Covid-19, trong đó có Công ty CP Dược phẩm Bến Tre, Công ty CP Dược phẩm Trung ương CPC1, Công ty CP Dược phẩm Trung ương Codupha… Tuy nhiên, hiện tại nhiều đơn vị sản xuất vaccine như Astrazeneca, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson… cam kết chỉ bán cho Chính phủ.
Nếu so sánh với thời điểm đầu năm 2021, thì hoạt động gia tăng đầu tư các doanh nghiệp vật liệu Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh hơn rất nhiều, chứng tỏ kỳ vọng của các doanh nghiệp về thị trường trong tương lai ngày một lạc quan hơn. Các doanh nghiệp đầu ngành như HPG và HSG đã tăng rất mạnh từ đầu tháng 4/2020, nhưng mức định giá P/E và EV/EBITDA ngành thép Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn so với ngành thép các quốc gia khác trong khu vực, qua đó thể hiện tiềm năng tăng trưởng trong ngắn và trung hạn của nhóm cổ phiếu vẫn còn. Trong khi đó, mức vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính của Hòa Phát cũng đều nằm quanh mức trung bình so với các doanh nghiệp lớn trong ngành, do đó khả năng cải thiện lợi nhuận từ hai yếu tố này sẽ rất khó trong dài hạn.