MỤC LỤC
Hầu hết các bài nghiên cứu đều tập trung đánh giá “tác động từ các hiệp định kinh tế đến nền kinh tế chung của Việt Nam” hoặc “mức độ tận dụng các Hiệp định của các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa” theo nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và kết luận dưới góc nhìn khác nhau. Trước tính cấp thiết của đề tài đã nêu ra trước đó, cùng tính không trùng lặp của đề tài, em lựa chọn đề tài “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản tới hoạt động nhập khẩu máy móc từ thị trường Đông Bắc Á của Công ty TNHH Thiên Hòa An”.
Thiên Hòa An, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu máy móc từ thị trường Đông Bắc Á của Công ty dưới tác động của Hiệp định VJEPA.
- Chương 4 bài luận sẽ sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp: thông qua các phân tích từ chương 3 để rút ra giải pháp cần thiết đồng thời đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu máy móc từ thị trường Đông Bắc Á cho doanh nghiệp Thiên Hòa An dưới tác động của VJEPA.
Chính sách của chính phủ có tác động không nhỏ đến quá trình và hiệu quả của hoạt động nhập khẩu, bao gồm các chính sách liên quan đến hải quan, thuế nhập khẩu và an toàn sản phẩm..Các công cụ chính sách đều đem đến cho hoạt động nhập khẩu những ảnh hưởng nhất định, như chính sách về tài chính sẽ tạo điều kiện ưu đãi cho các nhà nhập khẩu để họ có thể giải quyết các vấn đề về tài chính, nắm được cơ hội kinh doanh hay chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước khuyến khích dùng hàng nội địa lại làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà nhập khẩu. Với máy móc công nghiệp, từ khi Việt Nam trở thành điểm đến sản xuất thay thế lớn cho các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh bất ổn do đại dịch Covid-19 và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhu cầu máy móc công nghiệp cũng cao hơn nhưng khảo sát của Tổng cục Thống kê về điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam năm 2021 cho thấy dây chuyền sản xuất cũ và kém phát triển của khoảng 20% doanh nghiệp công nghiệp có ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ.
• Đối với nông sản: Nhật bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 36% số dòng thuế nông sản ngay khi VJEPA có hiệu lực (năm 2009); tiếp tục xóa bỏ dần các dòng thuế nông sản theo lộ tình cụ thể (dài nhất đến 2019) trừ nhóm được loại trừ (nhóm X) (bao gồm 735/2350 dòng thuế nông sản mà Nhật Bản kiểm soát chặt bằng hạn ngạch thuế quan, các biện pháp định lượng) và nhóm đàm phán sau (nhóm C2) (là nhóm các sản phẩm Nhật Bản đang cải cách cơ cấu). Liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của các cá nhân giữa Việt Nam và Nhật Bản vì mục đích kinh doanh, VJEPA đã đưa ra cam kết về “di chuyển thể nhân” nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi nguồn nhân lực giữa hai nước, cho phép sự di chuyển dễ dàng hơn đối với các chuyên gia, doanh nhân và công nhân lành nghề để hỗ trợ các hoạt động kinh tế và đầu tư.
Bên cạnh đó, giá thành nhập khẩu máy móc từ Nhật Bản có thể thấp hơn thị trường khác mà Việt Nam chưa có hiệp định thương mại song phương, như thị trường Hoa Kỳ, mức thuế suất thuế nhập khẩu cho các mặt hàng máy móc thiết bị từ thị trường này vào Việt Nam dao động từ 10%-50% tùy theo từng loại máy móc, trừ một số loại máy móc, thiết bị được hưởng ưu đãi thuế quan theo các quy định thuế quan đặc biệt của Việt Nam như chế độ ưu đãi thuế nhập khẩu cho các dự án đầu tư, chế độ ưu đãi cho các loại máy phục vụ cho nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ,. • Hai bên tiến hành các chương trình liên kết hợp tác đào tạo để bồi dưỡng và đào tạo nâng cao cho sinh viên, ví dụ như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác với Trường Đại học Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản) trong lĩnh vực kỹ thuật cơ – điện tử, Trường Đại học Việt Nhật hiện đang triển khai 8 chương trình đào tạo thạc sĩ và 6 chương trình đào tạo bậc đại học, bao gồm các chuyên ngành như kỹ thuật xây dựng, công nghệ nano, và quản trị kinh doanh.
VJEPA không phải là hiệp định song phương duy nhất Việt Nam tham gia, Việt Nam cũng cùng với các nước trong khu vực Đông Bắc Á tham gia chung cùng nhiều hiệp định kinh tế khác như ( RCEP, AKFTA, AHKFTA, ACFTA, VKFTA..) Các hiệp định này cũng đem lại thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên với VJEPA là hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, thể hiện sự gắn bó hợp tác lâu bền giữa 2 quốc gia Việt Nam – Nhật Bản, là bước đệm để hai nước có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác thương mại hơn so với các quốc gia khác, đặc biệt là tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.
Sứ mệnh của Công ty là: Cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng và dịch vụ chuyên nghiệp nhất tới khách hàng, góp phần nâng cao giá trị của cuộc sống; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên, tạo ra nguồn nhân lực và vật lực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam. Ảnh hưởng từ Hiệp định VJEPA đã thúc đẩy hoạt động nhập khẩu máy móc của Công ty được nhanh chóng và thuận lợi hơn thông qua cam kết giảm thuế suất nhập khẩu giảm bớt gánh nặng về tài chính và các cam kết về thủ tục hải quan đã được hai nước cam kết đơn giản hóa, cụ thể: hai bên đã cam kết loại bỏ các thủ tục hành chính, giấy tờ không cần thiết, rườm rà trong quá trình hải quan, thông quan; các thủ tục hải quan được hợp nhất thành quy trình đơn giản, dễ hiểu;. Phần nhiều các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc vừa và nhỏ trong nước đều hướng đến thị trường Trung Quốc hoặc Hàn Quốc, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu máy móc từ hai thị trường này vào Việt Nam đều chiếm tỷ trọng rất lớn ( Trung Quốc: 54,11% - 2023, Hàn Quốc: 13,07% - 2023), tuy nhóm hàng “máy móc, thiết bị, dụng cụ” được nhập khẩu từ hai thị trường này cũng được hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA như VKFTA, AKFTA, ACFTA nhưng Hiệp định VJEPA được ra đời sớm hơn, có hiệu lực từ năm 2009 vì thế THA có cơ hội tận dụng các ưu đãi thuế quan theo VJEPA khi nhập khẩu máy móc từ thị trường Nhật Bản sớm hơn các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc khác.
Nhờ vào cung cấp các sản phẩm có chất lượng và uy tín, tệp khách hàng của THA được mở rộng từ các đơn vị nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn hơn: năm 2013 THA được VMS – Mobifone lựa chọn là nhà thầu cung cấp và lắp đặt máy phát điện cho các dự án của họ, đến năm 2017 THA đã có được tập các khách hàng truyền thống từ các đơn vị xây dựng nhỏ lẻ đến các công ty xây dựng như Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Đông Sơn, .các khách hàng từ các tập đoàn viễn thông như VNPT;.
Năng lực cạnh tranh về sản phẩm: Doanh nghiệp không nên chỉ tập trung nhập khẩu máy móc từ một quốc gia mà nên đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tìm kiếm những đối tác uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời thường xuyên cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất máy móc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. - Cải thiện hệ thống hạ tầng logistic như đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ đường sắt, đường thủy, đường hàng không để thông quan hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp nhập khẩu; hiện đại hóa hệ thống kho bãi để nâng cao năng lực dự trữ bảo quản hàng hóa, các loại máy móc để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng,.