MỤC LỤC
Mặc dù khoa học du lịch là ngành du lịch có lịch sử phát triển khá trẻ, chỉ mới phát triển vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhƣng đến nay, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, những hoạt động nghiên cứu về du lịch cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, chuyên gia và các nhà quản lý. Các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch nói chung và QLNN về du lịch nói riêng đã đƣợc đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng là các sách giáo trình, chuyên khảo, các bài báo, báo cáo tham luận trong các Hội thảo và đặc biệt là hệ thống các luận án, luận văn của các nghiên cứu sinh, học viên cao học. Những tài liệu nghiên cứu này đã có giúp làm rừ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về nghiờn cứu du lịch. Những công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch Năm 2004, sách tham khảo Một số vấn đề về du lịch Việt Nam [18] của tác giả Đinh Trung Kiên đƣợc xuất bản. Cuốn sách đã cũng cấp những kiến thức về các vấn đề trong quá trình khai thác, phát triển tiềm năng du lịch ở Việt Nam nhƣ mối quan hệ biện chứng giữa các giá trị văn hóa và du lịch, đối với du lịch bền vững, văn hóa trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất để khai thác. Năm 2006, trong cuốn giáo trình Kinh tế du lịch của giáo sƣ Nguyễn Văn Đính [9] nhiều vấn đề về du lịch đã đƣợc đề cập đến nhƣ: khái niệm, lịch sử hình thành và xu hướng phát triển du lịch, các loại hình và lĩnh vực kinh doanh du lịch.. Đặc biệt, giáo trình đã đề cấp đến một số nội dung về QLNN về du lịch nhƣ: quy hoạch phát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch, phát triển và quản lý đội ngũ lao động trong du lịch. Giáo trình là tài liệu nghiên cứu bổ ích đối với các đề tài du lịch đặc biệt là các chủ đề nghiên cứu liên quan đến ngành kinh tế du lịch. Năm 2007, tác giả Trần Xuân Ảnh đã có bài viết Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch [2] đã đƣa ra một số giải pháp thiết thực về công tác QLNN đối với sự phát triển của thị trường lao động. Những giải pháp tác giả đƣa ra phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của du lịch Việt Nam hiện nay. Năm 2009, tác giả Bùi Thị Hải Yến xuất bản cuốn sách Quy hoạch du lịch [51] đã đề cập đến nhiều nội dung QLNN về du lịch. Trong quản lý hoạt động du lịch, việc xây dựng quy hoạch có ý nghĩa to lớn, là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình phát triển của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Cuốn sách đã nghiên cứu các tiềm năng và các điều kiện quy hoạch du lịch, dự báo nhu cầu phát triển du lịch và các định hướng – chiến lược phát triển du lịch, đồng thời, tác giả đã chỉ ra bài học kinh nghiệm của thế giới về quy hoạch du lịch ở các địa bàn khác nhau, từ vùng núi, vùng biển, vùng nông thôn và ven đô. Ngoài ra, còn có thể kể đến một số tài liệu khác cùng chủ đề nhƣ: sách Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995- 2010 [27] do Tổng Cục du lịch Việt Nam ban hành; sách Quản trị kinh doanh khách sạn [20] của nhóm tác giả Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương). Ngoài ra, còn có hệ thống các Luận văn thạc sĩ nhƣ Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh [31] của học viên Nguyễn Thị Thùy (Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng [4] (Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viên Hành chính quốc gia, 2019) của học viên Phạm Châu Huy Bảo..Các luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận của hoạt động du lịch, QLNN về du lịch, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên các địa bàn cụ thể và đƣa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN về du lịch.
- Tiến hành điều tra, khảo sát, lấy số liệu cụ thể để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế đó. - Đề xuất, kiến nghị một số phương hướng, giải pháp để hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Phương pháp điều tra: Trên cơ sở khảo sát, điều tra tại các cơ quan QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Lương Sơn, gặp gỡ các nhà quản lý dày dặn kinh nghiệm về du lịch, người dân tại các điểm du lịch, du khách tham quan để đánh giá chính xác thực trạng hoạt động QLNN về du lịch của huyện Lương Sơn và đƣa ra các giải pháp phù hợp. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thêm các phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích, phương phỏp lịch sử..để tiếp cận và làm rừ cỏc vấn đề lý luận và thực tiễn đối với công tác QLNN về du lịch.
Thu thập thông qua Lãnh đạo, cán bộ tham mưu trực tiếp tại các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Hòa Bình và huyện Lương Sơn.
Cơ cấu của Tổng cục du lịch gồm nhiều cơ quan quản lý nhiều mảng nội dung của hoạt động du lịch, cụ thể là các vụ chức năng (Vụ Lữ hành, Vụ Khách sạn, Vụ Thị trường du lịch, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ) và các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Thông tin du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tạp chí du lịch). Ngoài ra, bên cạnh Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, hoạt động QLNN về du lịch còn có sự tham gia phối hợp của nhiều bộ và cơ quan ngang bộ nhƣ:. Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư, huy động nguồn lực phát triển du lịch;. Bộ Tài chính liên quan đến chính sách về tài chính, thuế và hải quan tạo điều kiện phát triển du lịch;. Bộ Công thương liên quan đến chính sách sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao phục vụ du lịch, thực hiện công tác xúc tiến du lịch;. Bộ Ngoại giao liên quan đến công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất và con người Việt Nam [24, điều 74]. Theo điều 75, Bộ luật Du lịch năm 2017 xác định trách nhiệm QLNN về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, ở cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh là cơ quan trực tiếp thực hiện QLNN về du lịch tại địa phương, cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế địa phương [24, điều 75]. Tại cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn đƣợc phân công quản lý các hoạt động du lịch là Sở VH,TT&DL hoặc Sở Du lịch, đây là đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu cho UBND trong công tác QLNN về du lịch. Phòng Quản lý du lịch là đơn vị trực tiếp tham mưu về chuyên môn cho Sở VH,TT&DL. Cũng theo quy định trong Luật du lịch năm 2017, tại cấp huyện, UBND huyện là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động QLNN về du lịch. UBND phân công cho Phòng Văn hóa - Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND về các hoạt động QLNN về du lịch. QLNN về du lịch ở cấp huyện là sự tác động có tổ chức của UBND cấp huyện lên các đối tƣợng của QLNN về du lịch là tổ chức, cá nhân đang tiến hành các hoạt động du lịch nhƣ các công ty lữ hành, các tổ chức du lịch, các cơ sở lưu trú, khách du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ… nhằm tổ chức, điều chỉnh các hoạt động du lịch trên địa bàn đáp ứng đƣợc các mục tiêu của ngành du lịch và mục tiêu phát triển của địa phương. Đó là mô hình quản lý theo ngành dọc kết hợp với quản lý theo lãnh thổ trên cơ sở phát huy tính sáng tạo, chủ động của chính quyền các cấp. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển, nhà nước cần thực hiện quản lý hoạt động này một cách có tổ chức nhằm hướng đến việc thực hiện các mục tiêu chung của đất nước và địa phương. Vai trò của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch thể hiện trên một số phương diện sau:. Định hướng hoạt động du lịch theo hướng tích cực: QLNN về du lịch giúp du lịch phát triển đúng định hướng và phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế và thỏa mãn du lịch của các dân tộc, các vùng miền trên lãnh thổ cả nước. Nhà nước sử dụng nhiều các biện pháp nhằm tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hòa, phù hợp với tài nguyên du lịch của đất nước và các địa phương. Ngoài ra, hoạt động QLNN còn có vai trò hạn chế nảy sinh nhiều mặt tiêu cực trong hoạt động du lịch. Hỗ trợ các đối tượng tham gia hoạt động du lịch: Khi tham gia hoạt động du lịch, các tổ chức, cá nhân gặp phải nhiều vấn đề như môi trường, an ninh, an toàn của du khách cũng nhƣ các vấn đề về hợp tác quốc tế, thủ tục hành chính…cần có sự tham gia giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước để hoạt động du lịch đƣợc diễn ra thuận lợi và có điều kiện phát triển. Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: Du lịch vốn có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhƣ giao thông, ngân hàng, thuế, viễn thông, xây dựng… Chính vì vậy, khi du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác. Ví dụ, khi muốn đầu tƣ xây dựng một điểm du lịch, cần phải tập trung cải thiện hệ thống giao thông nối điểm du lịch đó, cần Hòan thiện hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, cần đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng…Khi thực hiện các hoạt động quản lý du lịch cũng không thể tách rời với nhiệm vụ quản lý các ngành nghề kinh tế khác, để đảm bảo sự phát triển thống nhất, hiệu quả. Sự phối hợp này thể hiện thông qua việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan QLNN về du lịch với các cơ quan ban ngành có liên quan… nhằm tạo điều kiện phát triển thuận lợi nhất cho du lịch và các các ngành nghề khác. Tạo ra tính chất công bằng trong hoạt động kinh doanh du lịch: Hoạt động QLNN giúp cho các chủ thể kinh doanh du lịch hoạt động trong khuôn khổ cho phép, hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn minh, các hoạt động phá hoại môi trường sinh thái, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với tự nhiên và xã hội. Khi thực hiện các hoạt động du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không thể tránh khỏi các vướng mắc, khó khăn, lúc này cần có sự vào cuộc của cơ quan QLNN để tháo gỡ, giải quyết, tạo môi trường phát triển thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh. Góp phần định hướng sử dụng tài nguyên du lịch hợp lý và phát triển bền vững: Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nếu. buông lỏng hoạt động QLNN để cho tự phát triển, du lịch sẽ bị chệch hướng, thị trường bị lũng đoạn, tài nguyên du lịch bị khai thác cạn kiệt, không đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Nhƣ vậy, QLNN về du lịch là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với sự phát triển của lĩnh vực du lịch, nhất là khi cần phát huy các tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch lên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch. Thứ nhất, nhà nước là chủ thể quyền lực duy nhất quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch là một lĩnh vực năng động trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nội dung của hoạt động du lịch vô cùng phong phú và đa dạng đòi hỏi phải có một chủ thể có đầy đủ tiềm lực và công cụ để đứng ra tổ chức và điều hành, quản lý các hoạt động, chủ thể đó không thể là ai khác ngoài nhà nước. Thứ hai, luật pháp, chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch… là những công cụ được nhà nước sử dụng để thực hiện sứ mệnh quản lý hoạt động du lịch. Các công cụ này gọi chung là văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch phải bắt buộc tuân theo. Dựa theo xu thế, tình hình phát triển của từng giai đoạn, thời kỳ mà các công cụ này sẽ đƣợc nhà nước điều chính, bổ sung để phù hợp với điều kiện quản lý thực tế. Thứ ba, nhà nước thành lập bộ máy quản lý để thực hiện công tác QLNN về du lịch. Bộ máy này được nhà nước trao quyền và sử dụng các công cụ đã được nhà nước quy định để quản lý trực tiếp hoạt động du lịch. Công tác tổ chức bộ máy đƣợc tổ chức thống nhất, đồng bộ, hiệu quả từ TW đến địa phương. Hoạt động QLNN về du lịch có hiệu quả hay không phải dựa nhiều vào năng lực của bộ máy quản lý, vào trình độ, năng suất làm việc của đội ngũ cán bộ trong bộ máy. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch. Năm 2005, lần đầu tiên Luật du lịch ra đời đã có đề cập cụ thể đến nội dung của hoạt động QLNN về du lịch. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;. nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. Đến năm 2017, với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch tại Việt Nam, nhiều nội dung của hoạt động này mà Bộ luật năm 2005 chƣa đề cập đến đƣợc. Chính vì vậy, Quốc hội đã thông qua luật du lịch mới, cho đến hiện nay đây là cơ sở pháp lý chính để xác định nội dung QLNN về du lịch nói chung. Tuy nhiên, trong Luật du lịch năm 2017 lại không còn phần nào quy định rừ cỏc nội dung của hoạt động QLNN về du lịch, thay vào đú trong. phần nói về QLNN về du lịch lại chỉ đề cập đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp. a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;. b) Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;. c) Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;. d) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;. đ) Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch;. e) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch;. g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này. Việc xúc tiến, quảng bá du lịch đƣợc thực hiện với các hình thức linh hoạt nhƣ: tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch, các chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch, phát hành đĩa DVD, xây dựng các trang chuyên đề quảng bá du lịch trên các trang Website…qua đó từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch trên bình diện quốc tế; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Địa phương có môi trường chính trị, tình hình an ninh, trật tự được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động về du lịch, đây cũng là một trong những yếu tố khách du lịch rất quan tâm, thông thường khách du lịch sẽ lựa chọn nhiều hơn tới những điểm đến có môi trường chính trị, an ninh, trật tự đƣợc giữ vững. Bộ máy QLNN về du lịch là gồm các cơ quan từ cấp địa phương đến cấp trung ương; bộ máy tổ chức ở địa phương cấp tỉnh cao nhất là UBND tỉnh tiếp theo là Sở Du lịch (hay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); ở cấp trung ƣơng là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch.
Để ngăn chặn và giải quyết những hoạt động tiêu cực làm xấu hình ảnh của du lịch địa phương, chính quyền đã thành lập đường dây nóng nhằm chấn chỉnh tình trạng gian lận thương mại, lắp đặt pano quảng bá địa chỉ tin cậy du lịch… thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra để thanh kiểm tra các hoạt động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và xử lý nghiêm minh các hoạt động, các địa chỉ đen về “chặt chém” du khách, yêu cầu các đơn vị kinh doanh các mặt hàng dịch vụ nhƣ ăn uống phải thực hiện niêm yết giá cả, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá của cơ quan có thẩm quyền quy định, các dịch vụ nhƣ: giá giữ xe, giá thuê phao dù, ghế bố, tắm nước ngọt, thuê phòng trọ, khách sạn, nhà hàng…đƣợc quy định thống nhất và thụng tin rừ ràng tới du khỏch nhằm tạo ra môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, văn minh, tạo sự yên tâm cho du khách khi đến Vũng Tàu. Tỉnh ủy Khánh Hòa và Thành ủy thành phố Nha Trang đã trực tiếp chỉ đạo các sở, phòng, ban chuyên môn về du lịch xây dựng nên các nghị quyết chuyên đề và các đề án về hoạt động du lịch nhằm tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động này như: Đề án quản lý vỉa hè lòng đường không vì mục đích giao thông, Đề án về an ninh du lịch, Đề án quản lý các tuyến phố kinh doanh theo từng nhóm hàng, dịch vụ… Công tác phối hợp giữa các đơn vị của thành phố và cấp phường chặt chẽ, thông tin hai chiều và toàn diện.
Chủ yếu là khách du lịch từ Hà Nội, khách nội tỉnh, khách từ các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định,…) và các tỉnh vùng Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,…), số đông nhất là đối tƣợng học sinh, sinh viên, cán bộ, người lao động tự do với mục đích chính là du lịch văn hóa, du lịch tham quan. Song, những kết quả đạt được cho thấy sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện; sự vào cuộc của các cơ quan, phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
Thực hiện mục tiêu của Đề án, huyện Lương Sơn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào các loại hình nhƣ du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, trải nghiệm… một số điểm du lịch đã đi vào hoạt động với các sản phẩm du lịch phục vụ du khách có chất lƣợng tốt và có tính liên Hòan (ăn, uống, ngủ, nghỉ dưỡng, bơi lội, các hoạt động vui chơi, thưởng thức văn hóa, văn nghệ) nhƣ: Trang trại Vịt cổ xanh; điểm nghỉ dƣỡng Sunset; điểm nghỉ dƣỡng Beverly hills; Trang viên Đồng Gội, Làng Văn hóa Việt Mường. Hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch huyện Lương Sơn khá đa dạng nhƣ tổ chức đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm về quản lý và phát triển du lịch (sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng) ở các địa phương đã xây dựng thành công nhƣ tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch huyện vận động nhân dân phát huy tình đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vệ sinh môi trường và đảm bảo an ninh trật tự để phục vụ tốt cho hoạt động du lịch trên địa bàn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và ngân sách nhà nước; đều tổ chức các lớp tập huấn cho các cơ sở kinh doanh, người dân để phát triển du lịch bền vững….
Xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách phát triển du lịch là nội dung đóng vai trò quan trọng nhằm định hướng cho các hoạt động du lịch trên địa bàn, ngăn chặn các tác động tiêu cực của du lịch lên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhƣng khi xây dựng các chiến lƣợc, chính sách này nội dung lại chƣa sát với điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch của huyện nên còn chƣa đầy đủ, thiếu chính xác và thiếu đồng bộ. Luận văn đặc biệt tập trung làm rừ nhiều nội dung QLNN về du lịch của huyện Lương Sơn, từ công xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về hoạt động du lịch trên địa bàn, công tác tổ chức bộ máy quản lý, xúc tiến, quảng bá du lịch và thanh tra, kiểm tra..Từ đó thấy đƣợc những thành tựu và hạn chế của QLNN về du lịch tại huyện Lương Sơn và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó.
Do có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, gần với thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa – kinh tế - chính trị của cả nước, hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp, tài nguyên thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành nên Lương Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch chất lượng cao. Để thực hiện được chủ trương này, cần tập trung khai thác những thế mạnh vốn có xây dựng nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn phù hợp với thị hiếu của khách du lịch, nhất là đầu tƣ vào nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để thu hút nhóm khách có khả năng chi trả cao và ƣu thích loại hình du lịch.
Ngoài ra, huyện cần chú trọng nâng cao ý thức pháp luật cho khách du lịch, thông qua các cụm pa nô, áp phích, biển, bảng tuyên truyền, bố trí các bảng quy định, nội quy nơi thông thoáng, nơi du khách dễ nhìn thấy; phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và xúc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch và thông qua vai trò của hướng dẫn viên du lịch giúp cho du khách tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn. Những giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả QLNN về du lịch của huyện Lương Sơn khá đa dạng bao gồm các giải pháp về cơ chế, về bộ máy quản lý, về đội ngũ nguồn nhân lực, về công tác tuyên truyền giáo dục, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và công tác thanh tra, kiểm tra.
- Nghiên cứu các cơ sở hình thành và phát triển hệ thống đô thị, khu dân cƣ nông thôn chủ yếu là: Cơ sở kinh tế, kỹ thuật theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đƣợc duyệt; dân số, lao động, xã hội và mức độ đô thị hóa; sử dụng đất đai và lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật phát triển phù hợp với chiến lƣợc phân bố dân cƣ toàn quốc cho các giai đoạn, đặc biệt trong vùng tỉnh Hòa Bình và vùng Thủ đô Hà Nội. - Vê nông nghiệp: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, phát triển sản phẩm chất lƣợng cao, sản phẩm sạch; xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có sức cạnh tranh cao, nhiều sản phẩm có thương hiệu, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là công nghệ sinh học và cơ giới hóa để nâng cao năng xuất lao động và thu nhập cho nhân dân; là khu vực cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch cho khu vực Hà Nội.