MỤC LỤC
Nguyễn Thị Phương Châm đã chia cuốn sách thành 3 chương, trong đó, tác giả dành hẳn chương 1 viết về Biến đồi văn hoá: Những tiền đề lý thuyết và thực tiễn, theo Nguyễn Thị Phương Châm: “Dù còn rất nhiều quan điểm, những sự phân tích khác nhau về toàn cầu hoá và văn hoá, nhưng các nhà nghiên cứu có chung thống nhất cho rằng sự biến đổi văn hoá là xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hoá, sự biến đổi ấy đã và đang diễn ra rất đa dạng, ở nhiều cấp độ và diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau” [11,tr.17]. Từ điển Bách khoa Việt Nam đã trích định nghĩa này làm khái niệm CNH, HĐH có bổ sung: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay lấy CNH gắn với HĐH đất nước” là “Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Sang thời kỳ CNH, HĐH, vùng ven biển Hà Tĩnh với tiềm năng về tài nguyên biển và lợi thế về mặt giao thông biển, nên không chỉ phát triển mạnh nghề đánh bắt với những đầu tư thiết bị hiện đại, mà một số ngành nghề mới (của nền kinh tế công nghiệp) đã xuất hiện và phát triển mạnh trong vùng, đó là: nghề nuôi trồng thuỷ hải sản mặn, lợ (với hình thức nuôi chuyên canh công nghiệp, bán công nghiệp), nghề du lịch (nhiều khu du lịch biển được hình thành), các ngành công nghiệp (các khu công nghiệp ra đời), dịch vụ hàng hải (xây dựng các hải cảng thương mại, trong đó có cả hải cảng thương mại quốc tế), buôn bán hải sản bằng ô tô đi các tỉnh và ra các nước,. Vùng ven biển Hà Tĩnh phong phú với loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật (như đình, đền, chùa, miếu,…) mang đậm dấu ấn sinh hoạt văn hoá tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân ven biển Hà Tĩnh, tiêu biểu có: Đền Chế Thắng Phu Nhân Nguyễn Thị Bích Châu (ở cửa Khẩu - Kỳ Anh), đền Lê Khôi (ở cửa Sót - Thạch Hà), đền Ngư Ông, đền Cả (ở Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên), đình Hội Thống (Xuân Hội-Nghi Xuân),… Danh lam thắng cảnh ở ven biển Hà Tĩnh, gồm có: danh thắng “Quỳnh Viên” - núi Nam Giới với đền thờ Lê Khôi ở cửa Sót, xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà; núi Thiên Cầm với hang “Đàn trời” ở thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên,… Làng nghề thủ công truyền thống vùng ven biển Hà Tĩnh trước đây, nổi tiếng có các làng sản xuất nước mắm như: làng Cương Gián (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân), làng Nhượng Bạn (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên), làng Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh),….
Qua kết quả phiếu điều tra xã hội học ở ba khu kinh tế, cho thấy: ở khu kinh tế đánh bắt tín ngưỡng này có xu hướng tăng và được thực hành rộng rãi, với tỷ lệ phiếu trả lời cho thực hành xưa có 91,2%, nay có 92%.Việcthựchànhtín ngưỡng này ở khu kinh tế công nghiệp cũng có xuhướngtăng,vớikếtquảtrảlờixưacó56,5%,naycó68,8%.Ởkhukinhtếdulịchsố cư dân thực hành tín ngưỡng thờ người có công có số phiếu thấp nhất, biểu hiện xuhướnggiảm, mặc dù tỷ lệ giảm không lớn, có 32,7% số phiếu cho trả lời xưa và 32,1% số phiếu cho trả lờinay.Nhưvậy,tín ngưỡng thờ người có công là một trongnhữngtín ngưỡng thờ cúng cộng đồng được cư dân vùng venbiểnHà Tĩnh hiện nay rất quantâm. Kết quả phiếu điều tra mức độ sinh hoạt tín ngưỡng của cư dân ở ba khu kinh tế [PL 4.2, tr.197], với các chỉ số đưa ra để khảo sát là: thường xuyên (rằm, mồng một, lễ tết), thỉnh thoảng (khi nào tiện thì đi) và chưa bao giờ, thu được kết quả: có số phiếu cao nhất về mức độ thường xuyên đi lễ của cư dân tại các cơ sở thờ cúng cộng đồng là ở khu kinh tế đánh bắt với 82,4%, tiếp đến là khu kinh tế du lịch có 79,8%, và có số phiếu thấp nhất về mức độ thường xuyên sinh hoạt tín ngưỡng ở các cơ sở thờ cúng công cộng là cư dân ở khu kinh tế công nghiệp với 69,5%.
Thông thường trong phần hội của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay, có các trò diễn, trò chơi như: đua thuyền, bóng chuyền, đi cà kheo, hát, hò, diễn tích truyện, cướpcù,cờthẻ,kéoco,đicầuKiều,…[CácPLA7.5.1-7.5.8,tr.241-244].Hiệnnay,ở vùng ven biển Hà Tĩnh tiêu biểu cho lễ hộitưởngnhớ anh hùng dântộc,có: lễ hội đềnChếThắngphunhânNguyễnThịBíchChâuởcửaKhẩu(xãKỳNinh, thịxãKỳ Anh);lễhộiđềnLêKhôiởvùngCửaSót(LộcHà,ThạchHà),…Cáclễhộinàyhiệnnay,ngoài nghi lễ cúng tế, rước theo truyền thống, còn có đầy đủ các trò chơi, tròdiễnnêu trên. Tiếp đến là công nhân, cũng có tỷ lệ phiếu thấp trong số các thành phần cư dân tham gia lễ hội ở khu kinh tế công nghiệp, điều này hoàn toàn ngược lại với cư dân ngư nghiệp, bởi số lượng công nhân làm việc ở khu kinh tế công nghiệp rất nhiều, nhưng do yếu tố thời gian rỗi ít và điều quan trọng hơn là số công nhân ở khu kinh tếnàycó nguồngốctừ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, có cả cư dân nước ngoài mới di cư đến làm ăn, sinh sống, định cư trên mảnh đấtnàynên họ chưa kịp hòa nhập với các tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản địa, vìvậycông nhân vẫnchiếmtỷlệ rất ít tham gia vào các sinh hoạt lễ hội ở đây.
Thực trạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, khi điều kiện kinh tế, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, việc quan tâm đến sức khoẻ, quan tâm đến những dấu ấn quan trọng như: trút bỏ những kiêng khem của quan niệm ở cữ (bán phong long), đánh dấu thời điểm đứa trẻ được bế ra khỏi buồng đẻ tiếp xúc với xã hội (chẵn tháng), đánh dấu đứa trẻ tròn một tuổi đầu đời, chuyển sang một giai đoạn mới- tập đi (chẵn năm, còn gọi là thôi nôi),…đó là những thời khắc quan trọng đánh dấu quá trình lớn lên của đứa trẻ, những dấu ấn kỷ niệm này rất đáng trân trọng đối với con người thời nay nói chung và cư dân ven biển Hà Tĩnh ngày nay nói riêng. Hơn nữa, ở khu kinh tế đánh bắt, nghề đánh cá dễ mang lại đồng tiền cho cư dân, nên hệ thống dịch vụ phát triển mạnh ở khu này, vì vậy thích hợp nhất với cư dân ở khu kinh tế đánh bắt là lựachọntổ chức tiệc cưới tại nhà hàng, kháchsạn.Ngược lại vớikhukinhtếđánhbắt,ởkhukinhtếcôngnghiệp,tuysựbiếnđổinàydiễnrachưa phổ biến, nhưng dấu hiệu cho thấy phát triển nhanh, từ chỗ không phần trăm trả lời chocâuhỏi“xưa”,thìởcâuhỏi“nay”lêntới37%,điềuđónóilênthựctếởkhukinh tế công nghiệp tốc độ phát triển kinh tế nhanh,việckiếm tiền của cư dân nơi đây dễdànghơn trước, côngviệccũng vì thế mà trở nên bận rộn, thời gian dư giả không nhiều, cư dân không có đủ thời gian chuẩn bị tiệc cưới.
Các điểm sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí công cộng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, đó có thể là một quảng trường, một sân bóng, hoặc cũng có thể là các thiết chế văn hoá công cộng có chức năng tổng hợp hay chuyên biệt như nhà văn hoá, rạp hát, điểm bưu điện xã, thư viện, … các điểm vui chơi giải trí như quán karaoke, sàn nhảy,… Dù tính chất và công năng có khác nhau, nhưngđâylà các địa điểm sinh hoạt mà thông qua đó cư dân có thể thưởng thức và sáng tạo văn hoá (tiêu dùng vănhoá),tạm xếp các thiết chế, địa điểmnàynhư là nơi cung cấp các phương tiện, mà thông qua đó cư dân thực hiện hành vi TDVH củamình.Qua kết quả khảo sát và căn cứ vào số liệu thống kê về các thiết chế văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí ở ba khu kinh tế do Ban Văn hoá các xã cung cấp [PL4.14, tr. Ngược lại với hai khu kinh tế trên, ở khu kinh tế công nghiệp, địa điểm khảo sát là xã Kỳ Phương, một xã nằm cạnh khu công nghiệp, số lượng quán Internet lớn hơn gấp nhiều lần so với hai khu kinh tế kia, điều này cho thấy nhu cầu đến quán Internet của thanh, thiếu niên ở đây rất lớn, thực trạng này cũng phản ánh cường độ làm việc của các bậc cha mẹ ở khu kinh tế công nghiệp cao, thời gian giám sát con cái không nhiều, không kèm cặp được thường xuyên, nên các em ngoài giờ học tập trên lớp (thoát khỏi sự quản lý của nhà trường) là có thể sa ngay vào các quán Internet đầy hấp dẫn, trong khi đó bố mẹ đang tất bật với cường độ lao động ở khu kinh tế công nghiệp.
Nên, ngoài các sinh hoạt văn hoá văn nghệ của cư dân địa phương, nhà văn hoá còn là nơi diễn ra các cuộc hội họp, sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong làng (thôn, tổ dân phố), nơi họp bàn các công việc chung của thôn, nơi phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,… đây là những sinh hoạt mang tính bắt buộc đối với mỗi người dân sinh sống trên địa bàn, do đó qua điều tra số lượng cư dân đến với thiết chế nhà văn hoá cao ở cả ba khu kinh tế cũng bao hàm cả lý do này. Mặc dù số liệu điều tra xã hội học đã cho một kết quả chính xác và khách quan, tuy nhiên cũng cần nhận định thêm rằng, người dân đến điểm bưu điệnvănhoá xã với nhiều lý do khác nhau (nhận, gửi bưu phẩm thư từ, giao dịch liên hệ lắp đặt thanh toán các khoản phí cho các phương tiện thông tin truyền thông, thông tin liên lạc,…) chứ không phải chỉ đến với mục đích mua báo, tạp chí (tiêu dùng văn hoá), mà mua báo tạp chí chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số người dân đến giao dịch ở đây.
Hơn nữa tại các thiết chế công cộng (Nhà văn hóa, sân thể thao) không phải lúc nào cũng có các chương trình tiết mục diễn ra để cư dân có thể xem hoặc chơi (còn chưa bàn đến chất lượng của các chương trình, tiết mục), đồng thời một số thiết chế mang tính chất dịch vụ văn hóa (như karaoke, …) thì cư dân muốn đến phải bỏ chi phí tương đối lớn và thường phải đi theo nhóm (bạn bè, đồng nghiệp, …), mà việc tập hợp nhóm trong điều kiện công việc rất đa dạng của cư dân ở thời kỳ CNH, HĐH hiện nay lại không hề đơn giản,… Do đó, số đông cư dân trả lời ở mức độ thỉnh thoảng mới đến các thiết chế công cộng là hoàn toàn hợp lý. Cùng với thiết chế thư viện, quán karaoke ở khu kinh tế đánh bắt và khu kinh tế công nghiệp cũng có trên 60 % cư dân trả lời rất ít đến thiết chế vui chơi giải trí này, bởi hầu hết cư dân ở hai khu kinh tế này có rất ít thời gian rỗi để tụ tập bạn bè cùng đi hát karaoke, do tính chất công việc của nghề đánh bắt trên biển lâu ngày và làm việc ở khu công nghiệp rất bận rộn.
Còn lại các mục đích khác chủ yếu ở mức dưới 50%, tuy nhiên ở khu kinh tế công nghiệp, việc sử dụng Internet cho nội dung chát vẫn chiếm tỷ lệ phiếu cao nhất trong ba khu kinh tế và vượt mức trên 50% (59,1%), với kết quả này đưa đến nhận định ở khu kinh tế công nghiệp thời gian rỗi của cư dân để gặp mặt thăm hỏi người thân, gặp gỡ bạn bè không nhiều, do đó cư dân sử dụng mạng Internet để chát với bạn bè, người thân,… Bên cạnh đó, mục đích vào Internet để tìmkiếmcácphầnmềmởkhukinhtếcôngnghiệpcũngcaohơnkhukinhtếđánh. Có tỷ lệ phiếuthấpnhấttrong số các nội dung được điều tra về sự lựa chọn khi đến Nhà văn hoá làtham giacáchộithi,hộidiễnvănnghệquầnchúng,nộidungnàycósốphiếuthấpcũngdễhiểu,bởi để đến xem các hội thi, hội diễn thì ai cũng đến được, nhưng để tham gia các hộithi,hội diễn thì chỉ có những người có thể hát hoặc có thể lên sân khấu mới có thể tham gia, với lý do đó nên số phiếu lựachọnnội dung này có tỷ lệ thấp nhất ở bakhukinhtế,cụthểnhưsau:ởkhukinhtếđánhbắtlà18,6%,ởkhukinhtếdulịch là 22,5%, ở khu kinh tếcôngnghiệp là11,4%.
Thực hiện chủ trương CNH, HĐH, cư dân bản địa sống ở vùng ven biển huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã di dời đến nơi ở mới để nhường chỗ cho các dự án khu công nghiệp Vũng Áng. Việc di cư này đã làm cho cư dân phải sống xa biển, xa môi trường đánh bắt, nghề đánh bắt cũng vì thế không có điều kiện tồn tại, hơn nữa do nguồn tài nguyên đánh bắt ngày càng trở nên khan hiếm trước môi trường và sự phát triển của các dự án khu công nghiệp, vì vậy phần lớn cư dân chuyển đổi ngành nghề sang làm việc phục vụ cho khu công nghiệp và làm việc trong khu công nghiệp, nghề đánh bắt chỉ còn lại rất ít cư dân. Một khi môi trường sống thay đổi, những yếu tố văn hoá gắn với môi trường sống cũng mất theo, các phong tục, tập quán, không gian thiêng cũng vì thế không còn. Trước đây chị là cư dân của xã Kỳ Lợi-một xã ven biển của Kỳ Anh) cho biết: “Vùng biển chúng tôi bây giờ không làm nghề đánh bắt như trước, ngưdânphầnlớn đã chuyển chỗ ở mới và làm rất nhiều việc khác nhau để sống, muốn làmnghềbiển như trước cũng không còn chỗ, ở đó bây giờ là khu công nghiệp … Vì không còn nghề đánh bắt nên các phong tục,nghilễ liên quan đếnnghềbiển trước đây cũng không còn được thực hànhnữa”. Hầu hết các lễ cưới của cư dân ven biển Hà Tĩnh có những yếu tố mới của thời đại và du nhập một số yếu tố mang phong cách phương Tây.Các đám cưới không chỉ có chụp ảnh, mà còn quay video để lưu giữ kỷ niệm, không chỉ chụp ảnh cho cô dâu và chú rể mà còn chụp ảnh cả quá trình diễn ra lễ cưới, cô dâu và chú rể không chỉ chụp trong lễ cưới mà còn chụp ảnh trước lễ cưới, chụp ngoại cảnh,… Trong lễ cưới, nhiều cô dâu chú rể sử dụng cả màn hình rộng để trình chiếu các slide ảnh ngoại cảnh của cô dâu, chú rể, để khách dự cưới có thể xem trong lúc ăn cỗ cưới,… Lễ rước dâu đã sử dụng xe hơi (thay cho đi bộ trước đây, kể cả trong trường hợp quãng đường rước dâu rất gần) và cô dâu mặc váy cưới màu trắng, chú rể mặc comple, thắt cavat [PLA7.6.1 - 7.6.2, tr.245].
- Mai một những tín ngưỡng truyền thống gắn với đạo lý tốt đẹp của dân tộc, như: tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề, mà chủ yếu là các nghề mưu sinh truyền thống, bao gồm: Tổ sư dạy ngư dân làm nghề đánh cá và chế tạo ra chiếc bánh lái cho tàu đánh cá, và tổ sư nghề muối dạy diêm dân làm muối ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên), hiệnnayhai vị tổ sưnàyđược hợp tự về thờ chung ở đền Cả, các thực hành tín ngưỡng liên quan đến hai vị thần này ngày nay không còn tồn tại; tổ sư nghề thợ bạc, tổ sư nghề gốm ở Nhân Canh (nay là thị xã kỳ Anh, huyện Kỳ Anh) hiện nay không còn được cư dân thờ tự.…Như vậy, về tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề trong cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay chủ yếu chỉ còn lại dấu tích nơi thờ, còn thực hành tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội không còn tồn tại, một số vị tổ nghề do đã từ lâu cư dân không làmnghềđó nữa nênhiệnthờ tự cũng không còn. Trước sự xâm nhập, du nhập các yếu tố văn hóa nước ngoài vào vùng ven biển Hà Tĩnh, rất cần vai trò định hướng của các cơ quan chức năng trong việc hướng cư dân tiếp thu, tiép nhận cái gì?, như thế nào?,…Bởi sự tiếp thu, tiếp nhận các yếu tố văn hóa này sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân cách, đạo đức trí tuệ, hành động tư duy của chủ thể văn hóa (cư dân), đặc biệt khi chủ thể văn hóa chỉ thuần túy là các ngư dân cách đây chưa lâu (các ngư dân này trước khi sự nghiệp CNH, HĐH được diễn ra, họ rất ít, thậm chí chưa bao giờ đứng trước bối cảnh có sự giao lưu tác động trực tiếp bởi các yếu tố nước ngoài, chủ yếu họ chỉ tiếp nhận và chịu tác động thứ yếu từ các vùng trung tâm đã qua chọn lọc, lắng đọng sau đó lan tỏa về đây).