MỤC LỤC
Tuy nhiên, nguồn lực huy động để phục vụ cho sự phát triển của đất nước là có giới hạn, tình hình quản lý ngân sách trong thời gian qua vẫn còn lãng phí, thất thoát, tham nhũng, sử dụng kém hiệu quả…gây nên nhiều sự bất bình trong dư luận của xã hội và quần chúng nhân dân, vì vậy yêu cầu huy động và sử dụng một cách có hiệu lực, hiệu quả vốn ngân sách Nhà nước để hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông là điều hết sức cần thiết không chỉ ở cấp quốc gia mà còn đòi hỏi sự thực hiện ở các cấp chính quyền địa phương. - Phạm Đức Hồng (2002), “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương”; Luận án tiến sĩ kinh tế trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.Dựa vào hệ thống hóa các vấn đề lý luận hạ tầng giao thông về phân cấp ngân sách, tác giả đã phân tích cơ chế phân cấp các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam đến năm 2015, chỉ ra những thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn đọng để đưa ra các giải pháp như đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý,.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO
Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Dự toán về chi ngân sách trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì vậy, chi ngân sách trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông hàng năm.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO
Công tác chuẩn bị đầu tư, thăm dò thị trường, thu nhập tài liệu, môi trường sinh thái, điều tra khí tượng thủy văn, lập dự án đầu tư, điều tra, khảo sát thiết kế..Công tác đấu thầu xây dựng theo quy chế, công tác tổ chức chuẩn bị thực hiện dự án, quản lý công xây lắp, triển khai thực hiện dự án đầu tư, công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư, công tác tạm ứng, thanh toán quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành. Những năm qua, cơ sở vật chất trường học của tỉnh Bình Dương chỉ đáp ứng được khoảng 43,3% nhu cầu, trong đó năm học 2018 - 2019 mới chỉ hoàn thành và đưa vào sử dụng 13 công trình với 194 phòng học, đồng thời sửa chữa thay thế 9 trường học cũ, xuống cấp, nhưng tổng kinh phí đầu tư đã lên tới hơn 1.060 tỷ đồng, khiến tình trạng trường lớp thiếu hụt ngày càng khó giải quyết.
Mẫu nghiên cứu được xác định gồm 2 nhóm: nhóm 1 gồm 30 Cán bộ công chức, viên chức hiện trong biên chế tại: Sở tài chính tỉnh Bình Dương, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương, Phòng tài chính – kế hoạch Thủ Dầu Một..Nhóm 2: gồm 150 cá nhân đại điện cho hơn 50 DN đang thực hiện xây dựng các dự án đầu tư CSHTGT tại tỉnh Bình Dương. Qua kết quả phân tích thống kê mô tả nhân tố đặc điểm tự nhiên của TDM, có 3 biến ĐĐTN3: TDM không thiệt hại nặng nề CSHTGT vì thời tiết; ĐĐTN4: TDM được ưu tiên xây dựng CSHTGT; ĐĐTN5: TDM là tâm điểm kết nối các khu vực khác; các biến này lần lược có trị số trung bình lần lượt là 3,07; 2,85; 2,82, điều này chứng tỏ rằng người được khảo sát cho rằng 3 biến này không liên quan đến việc quản lý xây dựng cơ sở HTGT bằng nguồn vốn ngân sách tại TDM, phương sai cả 3 biến đều nhỏ hơn 1 nên kết quả này đáng tin cậy.
Thực hiện phân cấp mạnh cho cỏc địa phương trong quản lý đầu tư nhưng chưa theo dừi, giỏm sỏt chặt chẽ, chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương, thiếu các quy định cụ thể về chế tài xử lý vi phạm…dẫn đến tình trạng mỗi nơi làm mỗi kiểu, phê duyệt dự án vượt khả năng cân đối ngân sách, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm,. Trong chương 2 tác giả phân tích thực trạng tại thành phố Thủ Dầu Một về công tác quản lý tài chính hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn Thủ Dầu Một bao gồm 5 nhân tố chính: đặc điểm tự nhiên của Thủ Dầu Một, năng lực quản lý của cơ quan hữu quan, nhân tố phát triển kinh tế xã hội, nhân tố hệ thống các văn bản pháp luật, sau cùng là nhân tố nguồn lực ngân sách của nhà nước.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
- Chiến lược xây dựng mô hình dân cư của TP.Thủ Dầu Một theo các khu vực khác nhau: Xây dựng khu đô thị hiện đại, tạo động lực đô thị hóa làm thay đổi kinh tế và toàn cảnh dân cư của thành phố ; Hình thành các thị tứ tại khu Trung tâm liên xã, trung tâm xã tạo tiền đề cho xây dựng dân cư và các công trình phúc lợi, công trình phục vụ sản xuất; Xây dựng các khu dân cư nông thôn với mục tiêu ổn định cuộc sống của người dân, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản phẩm có chất lượng cao và gắn liền với nhu cầu nghỉ ngơi du lịch sinh thái – dân cư nhà vườn cho khu vực nội thành. - Chiến lược phõn khu chức năng khu đụ thị theo hướng xỏc định rừ cỏc khu vực ưu tiên phát triển, khu vực phát triển có kiểm soát và các khu vực dự trữ phát triển trong tương lai gồm: Khu vực đô thị hóa cao hài hòa với khu dân cư nông thôn; Khu vực dự kiến dành cho những dự án có quy mô lớn của thành phố và các hành lang kỹ thuật dự kiến sẽ có trên địa bàn thành phố ; Khu và cụm công nghiệp tập trung với loại hình công nghiệp khác nhau; Khu vực dành cho các dự án xây dựng công trình có quy mô lớn của thành phố; Một số tuyến đường để nối liền các khu chức năng chính trên địa bàn thành phố.
Thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương, của Tỉnh về quản lý đầu tư XDCB, nhất là đối với các quy định mới về đấu thầu, quản lý chất lượng xây dựng công trình, quản lý vốn đầu tư,..Cụ thể, Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ – CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2018, Chỉ thị số 06/CT – UBND ngày 26/01/2018 của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018 của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018; phấu đấu thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2018 đạt kế hoạch đề ra. Cán bộ trong công tác quản lý thanh toán vốn đầu tư phải nâng cao chất lượng nghiệp vụ được thể hiện ở các tiêu chí giải ngân nhanh, kịp thời, không để tồn đọng hồ sơ, đúng chế độ, bảo đảm liên hoàn và thuận tiện ở cả ba khâu: tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán đúng chế độ và thanh toán, chuyển tiền nhanh, an toàn cho đơn vị thụ hưởng; Các biện pháp cụ thể là hoàn thiện quy trình nghiệp vụ khoa học, minh bạch và cụng khai, xỏc định trỏch nhiệm rừ ràng trong nhận thức của cỏn bộ và đơn vị trong kiểm soát và luân chuyển chứng từ;.
UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo đông lực thực hiện khoán chi hành chính. Trong chương 3 tác giả đã tổng hợp được định hướng phát triển của Tỉnh Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng, trên cơ sở đó cộng thêm kết quả phân tích ở chương 2 tác giả đã đưa ra được các nhóm giải pháp như: Nhóm giải pháp dành cho công tác quản lý của cơ quan hữu quan, nhóm giải pháp đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật, nhóm giải pháp về công tác sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra các kiến nghị đối với Chính Phủ, Bộ Tài Chính, kiến nghị đối với thành ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
KẾT LUẬN
[22] Gudrun Maass (2003), “Tài trợ cho nghiên cứu và phát triển công cộng: Xu hướng và Thay đổi” (Funding of Public Research and Development:Trends and Changes). [40] Urška Arsenjuk (2017), “Phân phối ngân sách phát triển chính sách phát triển và nghiên cứu” (Methodological Explanation Government Allocations for Research and Development).
PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ĐÁP VIÊN
PHẦN ĐÁNH GIÁ CÚA ĐÁP VIÊN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN