MỤC LỤC
Tiền sử bệnh có liên quan của đối tượng nghiên cứu Tiền sử bệnh Số lượng (n=34) Tỷ lệ nhóm có yếu tố. Bệnh nhân có thói quen hút thuốc lâu năm chiếm 67,6%, chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tốc độ tiêm và độ HU trong lòng mạch của bệnh nhân CLVT ĐMC có tiêm CLVT ngực-bụng có.
Nhận xét:Theo nghiên cứu của chúng tôi, lượng thuốc cản quang dùng cho bệnh nhân ≤100ml chiếm chủ yếu với 79,4%. Nhận xét: Theo nghiên cứu của chúng tôi, khi chụp CT động mạch chủ ngực-bụng có tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán phình động mạch chủ bụng thì chỉ số CTDIvol sẽ giảm 25% và chỉ số DLP sẽ giảm 36% so với chụp CT ngực-bụng có tiêm thuốc cản quang. Nhận xét: Theo nghiên cứu của chúng tôi 100% các trường hợp là phình động mạch chủ bụng dưới ĐM thận.
Nhận xét: Kết quả cho thấy phần lớn bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng có vôi hóa thành mạch, chiếm 21/34 bệnh nhân, tương đương 61,8%. Nhận xét:Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có huyết khối bám thành chiếm phần lớn, 20/34 bệnh nhân tương đương 58,8% và đa số huyết khối có mật độ đồng đều. Tỷ lệ bóc tách thành mạch của đối tượng nghiên cứu Bóc tách thành mạch Số lượng (n) Tỷ lệ (%). Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy 100% BN không có bóc tách trong khối phình. Đường kính lớn nhất của khối phình. Tỷ lệ đường kính lớn nhất của khối phình. Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy đường kính khối phình ≤ 5 cm nhiều nhất:. Đường kính khối phình. Kết quả trên cắt lớp vi tính đường kính ngang lớn nhất là 39mm).
Nhận xét: Các trường hợp có dấu hiệu dọa vỡ, vỡ, tụ dịch quanh khối phình, loét xuyên thành hay thâm nhiễm quanh khối phình chiếm tỷ lệ thấp (từ 0%. Nhận xét: Kết quả nghiên cứu thấy nhóm có tổn thương và nhóm không có tổn thương nhánh bên tỷ lệ tương ứng 35,3% và 64,7%. Trong nhóm có tổn thương nhánh bên ĐM chậu chiểm tỷ lệ lớn nhất với 5/12 BN.
Sự khỏc nhau về kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả trong và ngoài nước có thể giải thích do sự phát triển của xã hội, nhu cầu quan tâm đến sức khỏe của người dân tăng lên, việc đi kiểm tra định kì thường xuyên góp phần vào việc phát hiện sớm khối phình động mạch chủ bụng khi chưa có triệu chứng bệnh. Kết quả này cũng được ghi nhận ở nhiều tác giả trong và ngoài nước, tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn Tần và cộng sự đã chỉ ra rằng tỷ lệ người hút thuốc lá mắc phình ĐMCB cao gấp 3 lần đối với bệnh nhân không hút thuốc lá [15]. Nguyên nhân có thể giải thích là do một lượng lớn các thành phần có hại trong thuốc lá kích thích các men protease hoạt động tấn công và làm phá hủy lớp collagen ở thành mạch làm thành mạch tổn thương nghiêm trọng [21].
Chỉ định chụp cắt lớp vi tính đa dãy có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán bệnh, tiên lượng và đưa ra phương hướng điều trị bệnh phình động mạch chủ bụng. Tại bệnh viện E, có các chỉ định chụp CLVT để phát hiện phình động mạch chủ bụng là chụp CLVT động mạch chủ ngực-bụng và chụp CLVT ngực-bụng có tiêm thuốc cản quang. Trong đó có 58,8% bệnh nhân được chỉ định chụp CLVT động mạch chủ ngực-bụng có tiêm thuốc cản quang và 41,2% bệnh nhân được chỉ định chụp CLVT ngực-bụng có tiêm thuốc cản quang.
Theo nghiên cứu của chúng tôi có 100% bệnh nhân được chỉ định chụp CT động mạch chủ ngực- bụng tiêm với tốc độ ≥4,5ml/s, 100% bệnh nhân được chỉ định chụp CT ngực- bụng có tiêm thuốc cản quang tiêm với tốc độ <4,5ml/s. Khi bệnh nhân bị bệnh, sẽ có nhiều thăm khám hình ảnh khác liên quan đến tia X, liều tích lũy sẽ tăng cao, nên khi giảm liều trong CT cũng là một trong các cách giảm tổng thể liều cho bệnh nhân. Như vậy, chúng ta thấy khi chụp theo protocol CT động mạch chủ ngực-bụng để chẩn đoán phình động mạch chủ bụng thì tổng liều bức xạ sẽ giảm (CTDIvol giảm 25%, DLP giảm 36%).
Các mảng xơ vữa làm dày thành mạch, lớp áo giữa không thể nhận được các chất dinh dưỡng, thành động mạch sẽ bị xơ cứng, yếu, không giãn nở dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch, gây phình động mạch, sau đó thành mạch yếu chịu áp lực liên tục kéo dài lâu năm thì có nguy cỡ bị vỡ. Huyết khối bám thành có thể tách ra thành nhiều mảng và lưu thông theo dòng chảy gây tắc các mạch nhánh xuất phát từ động mạch chủ bụng như: ĐM thận, ĐM thân tạng, ĐM mạc treo tràng trên, ĐM mạc treo tràng dưới… Hoặc huyết khối dày gây hẹp một phần lòng mạch của các nhánh bên. Bóc tách động mạch chủ bụng xảy ra khi xuất hiện vết rách nội mạc, dòng máu chảy qua vết rách nội mạc làm tách các lớp áo của động mạch, tạo ra lòng giả và lòng thật, lòng giả kích thước nhỏ hơn lòng thật và ngấm thuốc mạnh hơn.
Giải thích cho sự chênh lệch kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả khác là vì nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi đa số là những bệnh nhân phát hiện phình ĐMCB từ sớm, từ khi chưa có triệu chứng nên kích thước khối phình nhỏ. Không có bệnh nhân có dấu hiệu dọa vỡ hay vỡ, 2,9 % bệnh nhân có tình trạng tụ dịch quanh khối phình, 2,9% bệnh nhân bị thâm nhiễm quanh khối phình, 2,9% bệnh nhân bị loét xuyên thành. Một số yếu tố như yếu tố di truyền, yếu tố nội mạc, yếu tố môi trường…tác động lên các lớp áo thành mạch, gây ra phình động mạch, sau đó dẫn đếm viêm, loét, tụ dịch quanh khối phình.