MỤC LỤC
Karl Marx chỉ rừ, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, “sức sản xuất của lao động xã hội và những hình thức đặc biệt của nó biểu hiện ra dưới hình thức tư bản, của lao động vật chất hóa, của các điều kiện vật chất của lao động, với tư cách là thành tố biệt lập như vậy, sau khi được nhân cách hóa trong nhà tư bản, những điều kiện vật chất ấy của lao động đối lập với lao động sống”. Karl Marx đó chỉ rừ rằng: “Trong những quan hệ trao đổi ngẫu nhiờn và thường xuyên biến động giữa các sản phẩm của những lao động ấy, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra các sản phẩm ấy chỉ dùng bạo lực để tự mở đường cho mình với tư cách là một quy luật tự nhiên có tác dụng điều tiết, cũng giống như quy luật trọng lực làm cho người ta biết đến nó khi chiếc nhà sụp.
Mặt khác, trong khi nghiên cứu “hàng hóa” thông thường, phổ biến trong xã hội tư bản, Karl Marx phân tích cụ thể và phát hiện ra một loạt hàng hóa đặc biệt – “hàng hóa sức lao động” vừa có “giá trị” vừa có “giá trị sử dụng”, đặc biệt “giá trị sử dụng” đặc biệt của hàng hóa sức lao động thể hiện ở chỗ: mọi hàng hóa thông thường khi đem tiêu dùng thì nó mất dần giá trị, riêng hàng hóa sức lao động khi đem tiêu dùng (trong sản xuất) thì “tự nó” tạo ra một giá trị lớn hơn gấp bội lần giá trị ban đầu của nó;. Đó là: (i) trên thị trường chưa có một ai có thế lực quyết định đến thị trường và đối thủ cạnh tranh; (ii) các quan hệ kinh tế trên thị trường chưa bị biến dạng bởi các thế lực độc quyền hay các quyết định hành chính của nhà nước; (iii) giá cả thị trường là kết quả khách quan của quan hệ cung cầu, người mua người bán chỉ là người nhận giá; (iv) tư liệu sản xuất và sức lao động được tụ do di chuyển từ ngành này sang ngành khác theo cơ chế thị trường do đó nâng cao hiệu quả của tư bản đầu tư.
(c) Sự phân tích của Karl Marx về cơ chế thị trường tự do cạnh tranh cũng qua đó gợi cho ta suy nghĩ về những điều kiện cần phải có để chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng XHCN: (i) các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hoá phải được bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh theo pháp luật; (ii) giá cả, lãi suất phải được hình thành theo cơ chế thị trường; (iii) cạnh tranh (trong nội bộ ngành, giữa các ngành) là sức sống của cơ chế thị trường. Đối tượng nghiên cứu của nó là quan hệ sản xuất trong mối liên hệ giữa lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng, được đặt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế thị trường hiện đại và kinh tế tri thức.
Không nhất thiết cứ hợp tác hoá (tức xã hội hoá về lao động) thì phải tập thể hoá tư liệu sản xuất. Hợp tác xã phát triển trong các ngành nghề với quy mô và mức độ khác nhau về tập thể hoá tư liệu sản xuất phù hợp với trình độ quản lý, qui trình công nghệ. Có loại hợp tác xã được tập thể hoá về những tư liệu sản xuất chủ yếu và về tổ chức lao động đối với toàn bộ hoặc qui trình sản xuất, ví dụ như hợp tác xã làm đồ gốm. Có loại hợp tác xã chỉ tổ chức kinh doanh chung 1 số khâu cần làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra, còn khâu chủ yếu của qui trình sản xuất do các hộ xã viên đảm nhiệm với tư cách đơn. vị kinh tế tự chủ. Như vậy kinh tế tập thể sẽ có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh làm cho sự thiết lập quan hệ sản xuất XHCN được tiến hành từ thấp đến cao với sự đa dạng hoá về hình thức phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong việc phát triển kinh tế tập thể không nên và không được cho quan hệ sở hữu là cái bao trùm tất cả trong quan hệ sản xuất, mà còn phải chú trọng cả khâu quản lý, khâu phân phối để làm cho sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế. b) Kinh tế tập thể có vai trò quan trọng, có tác dụng hỗ trợ bổ sung cho các thành phần kinh tế khác để tạo thành sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX nà Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khoá IX), kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về qui mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà luật pháp không cấm. Kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, góp phần. to lớn vào sự ổn định và phát triển KTXH, giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy nội lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá: chiếm tỷ trọng 39 - 40% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khoá XII khẳng định quan điểm phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Chúng ta coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển kinh tế độc lập, tự chủ. Không nên lo sợ phát triển nhanh kinh tế tư nhân sẽ làm chệch định hướng XHCN ở nước ta bởi lẽ kinh tế tư nhân được phát triển trong khuôn khổ luật pháp, cơ chế chính sách của nhà nước pháp quyền Việt Nam. Phát triển nhanh, bền vững kinh tế tư nhân sẽ và cần phải có góp phần làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” và từng bước đi lên CNXH. - Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Nhiều doanh nghiệp tư nhân ngưng hoạt động, giải thể và phá sản. - Kinh tế tư nhân có qui mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ kinh doanh, trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính và sức cạnh tranh thấp, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. - Hiện tượng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh còn khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp tư nhân không bảo đảm lợi ích của người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, trốn thuế… Xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp tư nhân, hình thành “lợi ích nhóm” gây hậu quả xấu về KTXH. - Chưa có sự bình đẳng thực sự giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu tính minh bạch, thủ tục hành chính rườm rà…. c) Phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân.
Ngõn hàng thế giới (WB) đó cú kết luận rằng: cuộc tấn công khủng bố và chiến tranh ở Afganixtan đã kìm hãm sự phát triển kinh tế toàn cầu. Hoạt động thương mại của thế giới cũng giảm mạnh. Tổng thống Mỹ, G.Bush thừa nhận rằng, việc kinh tế Mỹ suy giảm lần đầu tiên trong 10 năm qua cho thấy sự kiện 11-9 thật sự gây cú sốc cho nước Mỹ. Kinh tế nước Mỹ đang trên đà suy thoái lại bị ảnh hưởng của cuộc khủng bố đã có những tác động ngầm trải rộng qua các kênh thương mại, đầu tư nước ngoài và mức tăng trưởng ở hầu hết các khu vực đều giảm. Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục trong tình trạng suy thoái. Sự sụt giảm kinh tế của Mỹ, Nhật Bản và UE có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đối với những nước ít hòa nhập vào nền kinh tế thế giới như khu vực Nam Á lại ít bị ảnh hưởng hơn, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vẫn đạt 4,5%. Một số các nước khác, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu chững lại do ảnh hưởng của sự kiện 11-9 và suy giảm kinh tế Mỹ, Nhật Bản và thế giới nhưng vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng nhờ kết quả của việc thực hiện những chính sách đúng đắn như Trung Quốc, Việt Nam.. Từ sự phân tích trên đây, có thể nêu nhận xét: quốc tế hóa gắn liền với sự bành trướng thế lực của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ. Thực chất của quá trình này là mở rộng quan hệ sản xuất quốc tế và các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội nói chung dưới sự tác động và đòi hỏi của sự phát triển lực lượng sản xuất. Song trong điều kiện của CNTB, nó lại biến thành quá trình tăng cường khai thác. thế giới theo phương thức tư bản chủ nghĩa và với Mỹ thì quá trình quốc tế hóa còn nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới của mình. Các nước tư bản phát triển, cũng như các tổ chức độc quyền quốc tế đều muốn áp đặt chính kiến, ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực, và trên thực tế, xu hướng bành trướng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang tăng lên. d) Những tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với CNH, HĐH và mọi lĩnh vực xã hội. - Tác động “tích cực” của toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế có tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung của các nước trên thế giới, thể hiện trên một số mặt:. Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội lực lượng sản xuất, đưa lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đặc biệt là mở đường cho sự gia tăng nhanh chóng thương mại quốc tế - yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, nếu nửa đầu thế kỷ XX, tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thế kỷ XX tổng GDP của thế giới tăng 5,2 lần. Thương mại đã thực sự trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Thứ hai, toàn cầu hóa làm tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các nền kinh tế các nước. Toàn cầu hóa kinh tế làm cho kinh tế ở mỗi nước có thể trở thành bộ phận của cái tổng thể, hình thành cục diện kinh tế thế giới mới. Toàn cầu hóa kinh tế cũng làm giảm thiểu các chướng ngại trong việc lưu chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, nguồn nhân lực.. giữa các nền kinh tế, các nước, làm tăng vai trò kinh tế đối ngoại, mậu dịch và đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước, làm cho việc phân bổ các nguồn lực trên thế giới hợp lý và có hiệu quả hơn. Đặc biệt là mở ra cơ hội thị trường to lớn cho tất cả các nước, mà trước hết là thị trường xuất khẩu. Thứ ba, toàn cầu hóa truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn, tuy chưa được như mong muốn nhưng những thành quả mới mẻ về KHCN, về tổ chức và quản lý, về sản xuất kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đối với các dân tộc, tại nhiều nước.. dọn đường cho CNH, HĐH. Toàn cầu hóa tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất quan trọng, rất cần thiết cho các nước đang phát triển, từ nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm quản lý sản xuất-kinh doanh.. Thứ tư, toàn cầu hóa gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về cạnh tranh đối với mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy nó làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi nước, mỗi nhà sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, ngàng hàng và doanh nghiệp. - Tác động “tiêu cực” của toàn cầu kinh tế. Quỏ trỡnh toàn cầu húa kinh tế trong mấy thập kỷ qua đó bộc lộ rừ dần những tác động tiêu cực về kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi nước và trên thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế không chỉ làm lan tỏa và phổ cập cái hay cái tốt mà cả những cái dở, cái xấu. Sự tác động tiêu cực đó của toàn cầu hóa kinh tế thể hiện trên một số vấn đề sau:. Một là, trên lý thuyết toàn cầu hóa mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia, nhưng trên thực tế lợi ích của quá trình toàn cầu hóa không chia đều cho các nước, mà nó phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh, sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia.. Do đó, dẫn đến sự phân phối không công bằng các cơ hội và lợi ích kinh tế giữa các khu vực, quốc gia và từng nhóm dân cư, vì vậy làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng làm cho khoảng cách giàu nghèo trên thế giới và trong từng quốc gia ngày càng mở rộng. Hiện nay, các quốc gia phát triển kinh tế thế giới chỉ chiếm 19% dân số thế giới, nhưng lại nắm 71% khối lượng buôn bán tài sản và dịch vụ, 58% đầu tư trực tiếp nước ngoài với 91% người sử dụng mạng Internet. Tiền lương thực tế ở các nước thế giới thứ ba và Đông Âu thấp hơn 70 lần so với Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Theo các báo cáo của UNDP, thế giới còn 1,3 tỷ người nghèo đói. Trong khi đó, câu lạc bộ các nhà tỷ phú toàn cầu với gần 450 thành viên có khối lượng của cải lớn hơn toàn bộ GDP của các nhóm nước có thu nhập thấp, với khoảng 50% dân số thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế cũng đào sâu những bất bình đẳng ở ngay tại bên trong mỗi nước kể cả những cường quốc phát triển nhất. Trong cộng đồng Châu Âu hiện có 50 triệu người sống trong tình trạng nghèo đói, 12% gia đình sống dưới mức nghèo. Hai là, toàn cầu hóa có thể mang lại những tác động xấu đến nền kinh tế của các quốc gia, kể cả quốc gia giàu lẫn nghèo. Bởi vì, nó đưa đến tình trạng cạnh tranh gay gắt, dẫn đến tình trạng phá sản, thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề về lao động, xã hội.. Ba là, dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, nền kinh tế của các quốc gia ngày càng thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau, tính dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, song chính điều đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của các quốc gia. Mức độ phụ thuộc này thể hiện trên hai chỉ tiêu chính là tỷ trọng thương mại trong GDP và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ngắn hạn trong tổng vốn đầu tư phát triển. Tỷ trọng thương mại trong tổng GDP càng cao thì cũng có nghĩa là quốc gia đó chịu một khả năng bất ổn từ bên ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH.. nhưng nếu phụ thuộc qua nhiều vào vốn nước ngoài thì khả năng bất ổn định kinh tế cũng gia tăng, bởi lẽ tính lưu động của vốn, đặc biệt là vốn ngắn hạn rất cao. Bốn là, toàn cầu hóa có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống và xã hội. Bởi vì, mở của tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngoài: máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật.. bản thân nó cũng tiềm ẩn những bất lợi: sự xâm nhập công nghệ lạc hậu, nạn ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng trong xã hội gia tăng. Năm là, toàn cầu hóa kinh tế cũng làm xói mòn quyền lực nhà nước, dân tộc, trong khi lại làm cho quyền lực của các công ty xuyên quốc gia không ngừng tăng lên chúng thao túng kinh tế toàn cầu đẩy thế giới vào đại khủng hoảng như đang diễn ra hiện nay. Khi các hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì vai trò của quốc gia dân tộc ngày càng mất đi những ý nghĩa nhiều mặt của nó. Ông Lars Anell đại sứ Thụy Điển tại Liên hiệp Châu Âu đã bình luận về lời đe dọa của các công ty Volvo và Erison sẽ đầu tư 50 tỷ cuaron ra nước ngoài nếu Thụy Điển không tham gia nhập Liên minh Châu Âu: “Chúng ta có thể làm được gì khi mà Thụy Điển cần Erison chứ không phải Erison cần Thụy Điển. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” bắt nguồn từ sự nhận thức về quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế của các nước, trong đó có Việt Nam. a) Sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế. (2) Xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang mở ra nhiều cơ hội đối với các quốc gia dân tộc trong những năm thập niên đầu thế kỷ XXI. Có thể kể ra các cơ hội sau đây:. - Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy nhanh sự phát triển lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao của nền kinh tế thế giới, theo đó nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Đây là cơ hội rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nếu nửa đầu thế kỷ XX tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thể kỷ tổng GDP thế giới tăng 5,2 lần. - Toàn cầu hóa kinh tế truyền bá và chuyển giao những thành quả mới mẻ về khoa học, công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với nhiều quốc gia dân tộc và đặc biệt là tạo tiền đề và điều kiện cho các quốc gia đi sau thực hiện công nghiệp hóa muộn có điều kiện rút ngắn lộ trình công nghiệp hóa. - Toàn cầu hóa kinh tế mang lại những nguồn lực rất quan trọng và cần thiết cho các nước đang phát triển, tạo khả năng cho các nước này có khả năng phát triển rút ngắn, nhưng đồng thời nó cũng yêu cầu các nước đang phát triển phải xây dựng được chiến lược phát triển quốc gia theo hướng có khả năng “bắt nhịp”. và “thích nghi” được với xu hướng phát triển hiện đại, nếu không muốn tụt hậu ngày càng xa hơn. b) Bối cảnh trong nước. 30 năm qua, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh. Sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN được đẩy mạnh. Đời sống nhõn dõn được cải thiện rừ rệt. Hệ thống chớnh trị và khối đại đoàn kết toàn dõn tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị- xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước đi lên với chuyển vọng tốt đẹp54. Trong khi khẳng định những thành tựu núi trờn, cần thấy rừ: “Cho đến nay nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển, kinh tế còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới”55. Bên cạnh những thành tựu nêu trên, nền kinh tế, xã hội nước ta vẫn còn yếu kém. - Chất lượng phát triển kinh tế- xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. 54 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. 55 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. - Trong nền kinh tế đã xuất hiện các “nút thắt” của sự tăng trưởng: kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng còn yếu kém, chắp vá, thiếu đồng bộ;. nguồn nhân lực cơ cấu không hợp lý, chất lượng thấp; các ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu vắng và yếu kém; cấu trúc thị trường không đồng bộ; bộ máy hành chính còn quá cồng kềnh, quan liêu, thiếu minh bạch, tham nhũng. - Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. - Lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc chậm được giải quyết v.v…. Quan niệm, nội dung của CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. * Quan niệm về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức a) Quan niệm về CNH, HĐH. Bất kỳ một nước chậm phát triển nào muốn đạt được trình độ một nước phát triển đều phải trải qua giai đoạn phát triển có tính tất yếu lịch sử là công nghiệp hóa. Trên thế giới đã có nhiều nước tiến hành thành công công nghiệp hóa và hiện nay còn nhiều nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa. Dĩ nhiên công nghiệp hóa ở các nước khác nhau trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, có sự khác nhau về các quan niệm, mô hình và bước đi, ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Ở nước ta, trong những năm 1960, công nghiệp hóa được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Đảng ta xác định thực chất của công nghiệp hóa XHCN là: “Quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy XHCN để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng”56. Quan niệm của Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã thực hiện nội dung toàn diện, mục tiêu và tính lịch sử của quá trình công nghiệp hóa ở nước ta, còn bản chất của quá trình công nghiệp hóa XHCN thì được đem độc lập nó với bản chất của quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Hiện nay, quan niệm công nghiệp hóa truyền thống trước đây đã không còn thích hợp. Hoàn cảnh phát triển thế giới đã thay đổi đến mức sự phát triển hiện đại chỉ có thể diễn ra trên cơ sở nhận thức và tư duy mới về phát triển. Điều này càng đúng đối với tiến trình CNH, HĐH của Việt Nam, một tiến trình phải giải. 56 Đảng Lao động Việt Nam. Văn kiện đại hội III. Một là, phải vượt qua nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, xây dựng nền kinh tế công nghiệp hiện đại và từng bước tiếp cận nền kinh tế tri thức. Hai là, phải chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới. Ba là, trên cơ sở thực hiện có hiệu quả hai nhiệm vụ trên, phải tạo lập được những điều kiện vật chất cần thiết cho sự phát triển theo định hướng XHCN, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Bước vào đổi mới, khái niệm về công nghiệp hóa có sự thay đổi và phù hợp với tình hình thực tiễn. Hội nghị lần thứ bảy, BCHTW Đảng, khóa VII đã đưa ra khái niệm: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt đọng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Quan niệm trên đây về CNH, HĐH được thể hiện và quán triệt đầy đủ trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX. Quan niệm này đã có 2 thay đổi quan trọng:. - Công nghiệp hoá với hiện đại hóa gắn bó chặt chẽ với nhau. - Quá trình CNH, HĐH diễn ra trong môi trường thị trường- mở cửa và chủ động hội nhập quốc tế. Hai thay đổi này phản ánh hai điểm mới cơ bản của tiến trình CNH, HĐH nói chung, CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn nói riêng. Việc thay đổi cơ chế kế hoach tập trung quan liêu bao cấp bằng cơ chế thị trường định hướng XHCN đồng nghĩa với việc thay đổi phương thức tiến hành công nghiệp hóa. Điểm mấu chốt ở đây là sự thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực, hình thành một động lực phát triển mới là cạnh tranh thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách. b) Quan niệm về CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức (i) Nền kinh tế tri thức.
Mô hình phát triển kinh tế truyền thống, hay còn gọi là kinh tế tuyến tính (Linear Economy) có đặc điểm Khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, qua quá trình Sản xuất, Tiêu dùng và cuối cùng Thải loại ra môi trường, dẫn đến gia tăng chất thải, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, vượt qua giới hạn sức chịu tải của môi trường. Với Việt Nam, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với các vấn đề về tài nguyên và môi trường, hậu quả của mô hình kinh tế tuyến tính, nổi lên là:. i) Tiêu thụ năng lượng tăng nhanh và suy giảm tài nguyên: Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP khiến kể từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu ròng năng lượng. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về rác nhựa thải ra biển. iii) Tái sử dụng, tái chế còn hạn chế: Cho đến nay, vấn đề phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được triển khai mở rộng. Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp lộ thiên hoặc lò đốt chất thải. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được giảm thiểu hoặc tái chế tại các cơ sở xử lý đạt khoảng 42%74. iv) Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại nghiêm trọng: Theo World Bank75, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Chỉ thị số 36/CT- TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Nghị quyết số 24-NQ-TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường 2014; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn 2018… Việt Nam đã có một số mô hình KTTH được thực hiện, đem lại hiệu quả nhất định như mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ… mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm) tạo ra Chitosan và SSE; sáng kiến không thải rác ra thiên nhiên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khởi xướng, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang… Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang KTTH, Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại.
Cuốn sách có những điểm thú vị như: (1) “đóng gói” các nghiên cứu điển hình hiện đại để giúp sinh viên áp dụng lý thuyết kinh tế vào thế giới thực; (2) trình bày một cách nghiêm túc các cuộc tranh luận với bối cảnh lịch sử của chúng, giúp người đọc có thể hình thành quan điểm và lập luận của riêng mình; (3) bao gồm các tính năng sư phạm được phát triển cẩn thận, chẳng hạn như các câu hỏi cuối chương chặt chẽ giúp người học suy ngẫm về việc học của mình, kiểm tra kiến thức và hình thành quan điểm của riêng mình; (3) đi kèm với một loạt các tài nguyên trực tuyến, để sinh viên nâng cao việc học của mình; (4) cập nhật kỹ lưỡng để kết hợp những phát triển gần đây, chẳng hạn như chính quyền Trump, Brexit và chủ nghĩa dân tộc kinh tế; (5) bao gồm phạm vi bảo hiểm hoàn toàn mới về nền KTCT quốc tế về công việc và lao động, một chủ đề ngày càng quan trọng trong nền KTCT toàn cầu; (6) khám phá nền KTCT quốc tế về năng lượng, một lĩnh vực nghiên cứu phổ biến. Tính thực tiễn của cuốn sách thể hiện ở những vấn đề được trình bày như: các tác động kinh tế của các sự kiện bầu cử năm 2016, bao gồm các sáng kiến mới của chính quyền Trump liên quan đến TPP và NAFTA; Vương quốc Anh và Brexit, và làn sóng dân túy châu Âu; xem xét cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cuộc khủng hoảng nợ của EU, nới lỏng định lượng, chu kỳ dòng vốn toàn cầu và cuộc chiến tiền tệ; khám phá sự thất bại của Vòng đàm phán Doha và khám phá các ưu đãi thương mại cá nhân, giải quyết tranh chấp trong WTO, các hiệp ước đầu tư song phương và chuỗi giá trị toàn cầu, tiêu chuẩn lao động và vai trò của các thể chế đối với phát triển kinh tế; xem xét cách chính sách tài chính và tiền tệ của Hoa Kỳ định hình dòng vốn tài chính vào và ra khỏi các nền kinh tế thị trường mới nổi, liệu đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có thể thay thế đồng đô la như một loại tiền tệ toàn cầu hay không;.
Cả hai điều này đều quan trọng bởi vì, khi cố gắng hiểu CNTB xuất hiện sau quá trình chuyển đổi, chúng thúc đẩy sự xuất hiện lịch sử của các thị trường nhân tố (đất đai, lao động và vốn). Các mạng xã hội được tạo ra trong quá trình chuyển đổi để hỗ trợ khả năng tiếp cận thuận lợi các nguồn lực được tạo ra để thực hiện kế hoạch và sau đó, khi một hình thức CNTB xuất hiện, được sử dụng để tiếp cận các nguồn lực dưới các hình thức phù hợp với hoạt động định hướng thị trường. Những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu kinh tế chính trị học Việt. khá và xuất sắc), nhưng chỉ mới đáp ứng yêu cầu phục vụ giảng dạy và học tập (cung cấp tài liệu tham khảo cho các môn lý luận chính trị), chưa có đề tài lớn, đạt giá trị khoa học cao có thể làm luận cứ khoa học cho các quyết sách chính trị, KTXH. Hay cụ thể hơn, qua thực tiễn nhiều lần tham dự các hội đồng bảo vệ luận văn hoặc luận án tiến sĩ KTCT, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều học viên hoặc nghiên cứu sinh có một nhầm lẫn rất đáng ngại là đều trích dẫn KTCT Marxism - Leninism trong phần cơ sở lý thuyết để minh chứng cho tính chất KTCT trong công trình của mình, cho dù việc trích dẫn đó hầu như không liên quan gì đến đề tài nghiên cứu.
Thứ ba, phát huy hơn nữa môi trường dân chủ và tự do có định hướng cho công tác nghiên cứu lý luận; tôn trọng tính sáng tạo của nhà giáo – nhà khoa học, không vội vàng quy chụp “chệnh hướng” đối với những quan điểm “không chính thống”, những thông tin mới, chưa được nêu trong sách giáo khoa và chưa được cập nhật trong các văn bản của Đảng, Nhà nước; khuyến khích việc nghiên cứu các vấn đề bức xúc về công tác lý luận đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay, mở rộng tranh luận học thuật, khắc phục cả chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội, cải lương lẫn chủ nghĩa không tưởng và phiêu lưu chính trị, nghĩa là khắc phục các biểu hiện cực đoan trong nghiên cứu khoa học phục vụ cho đào tạo lý luận chính trị. Điều đó có nghĩa là, CNH, HĐH phải hướng phải xây dựng các trụ cột của kinh tế tri thức: (1) Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ (kết cấu hạ tầng cứng, bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống năng lượng, hệ thống thông tin liên lạc; kết cấu hạ tầng mềm, bao gồm: Hệ thống giáo dục- đào tạo, hệ thống y tế, văn hóa…); (2) Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao (đội ngũ hiền tài, đội ngũ chuyên gia hoạch định và thực thi chính sách, đội ngũ doanh nhân tài ba, lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề); (3) Xây dựng nhà nước pháp quyền mạnh (nhà nước trong sạch vững mạnh, pháp luật đầy đủ, chính sách công khai minh bạch…); (4) Xây dựng xã hội học tập (mọi người đều phải học và học suốt đời để làm việc).