MỤC LỤC
Trên thế giới và ở Việt Nam, năng lực cạnh tranh xuất khẩu đã được đề cập cho một số ngành nghề, mặt hàng; cũng có các công trình đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia hay các đơn vị sản xuất kinh doanh. Do đó, từ việc kế thừa những công trình nghiên cứu trên và trong quá trình thực tập trực tiếp tại CTCP BWG Mai Châu nên tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng tre công nghiệp sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần BWG Mai Châu”.
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của công ty. Phương pháp tổng hợp so sánh: Được sử dụng để đánh giá sự biến động và thay đổi của các dữ liệu nghiên cứu thu thập được theo không gian và thời gian.
Phương pháp thống kê: Thống kê và đưa vào bảng phân tích dữ liệu thu được của Công ty từ các nguồn thứ cấp. Qua đó, làm rừ những thành tựu đạt được và tỡm ra hạn chế để đề xuất những giải phỏp phự hợp.
Theo quan điểm của Michael Porter (1990): “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một tổ chức kinh tế, một địa phương hay một quốc gia có thể cạnh tranh trên thị trường về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thể hiện ưu thế của tổ chức kinh tế, một địa phương hay một quốc gia trong việc đáp ứng một cách bền vững và lâu dài nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ đó, tổng hòa các yếu tố kỹ thuật, công nghệ, tổ chức và quản lý trong việc cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường”. Uỷ ban phụ trách về NLCT của các ngành ở Hoa Kỳ (The U.S. President's Commission on Industrial Competitiveness) đưa ra định nghĩa về NLCT của một quốc gia như sau: “NLCT của một quốc gia là khả năng mà quốc gia đó – trong điều kiện thị trường tự do và công bằng – có thể sản xuất hàng hoá dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, đồng thời vẫn duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước mình”. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Khi phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu, Trần Hữu Cường và các cộng sự (2011) đã dựa trên 3 yếu tố: i) Các tài sản cạnh tranh (máy móc, thiết bị, công nghệ, lao động, vốn…); ii) Các tiến trình cạnh tranh (chính sách sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến; quản lý nguồn cung ứng); iii) Các kết quả cạnh tranh (lợi nhuận, thị phần, tốc độ tăng trưởng).
Tuy nhiên, chiến lược này còn một số hạn chế như: Sản phẩm dễ bị làm giả, làm nhái ảnh hưởng đến doanh thu và thương hiệu của công ty; sự trung thành của khách hàng dễ bị đánh mất khi thông tin ngày càng nhiều và chất lượng của các sản phẩm cạnh tranh ngày càng tăng; gia tăng sự khác biệt về chi phí giữa công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm với công ty theo đuổi chiến lược dẫn đầu chi phí thấp. Ưu điểm mà chiến lược này mang lại là: Tạo sức mạnh thương hiệu với khách hàng vì công ty là người cung cấp sản phẩm/dịch vụ độc đáo; tạo nên rào cản gia nhập với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; cho phép doanh nghiệp tiến gần đến khách hàng và phản ứng kịp thời trước những thay đổi về nhu cầu, đồng thời công ty có thể phát triển những thế mạnh của mình để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận.
Do tính phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu, điều này có thể đòi hỏi nỗ lực đáng kể để truy xuất nguồn gốc của tre, đảm bảo tất cả giấy phép và giấy tờ xuất khẩu đã được lấy một cách đúng đắn, và tất cả thông tin này được phản ánh chính xác trong bản khai Đạo luật Lacey yêu cầu khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Trong năm 2021, khi nền kinh tế của Hoa Kỳ dần hồi phục, hoạt động thương mại quốc tế của Hoa Kỳ cũng dần quay lại với sự sôi động, song hành với đó là nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng xanh tăng cao nhờ “hiệu ứng Covid”, BWG Mai Châu đã đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tre công nghiệp sang thị trường đông dân với mức tiêu thụ lớn này, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,97 tỷ đồng (chiếm tới 25,2 % tổng doanh thu của Công ty). Sang đến 2022, hoạt động thương mại quốc tế trên toàn cầu gần như đều bị ảnh hưởng bởi biến cố chính trị và kinh tế, sức mua thị trường thế giới giảm, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu đối với BWG Mai Châu tuy nhiên chứng kiến sự giảm sút mạnh mẽ trong kim ngạch, giảm 1 nửa so với 2021.
Đề cập riêng về thuế xuất khẩu sản phẩm tre công nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc sang thị trường Hoa Kỳ thì hiện nay Việt Nam hay BWG Mai Châu đang được hưởng ưu đãi hơn với thuế suất 0%; trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc phải chịu mức thuế suất rất cao là 25% (theo Harmonized Tariff Schedule of the United States). CTCP BWG Mai Châu đã phải trải qua nhiều thay đổi để có thể thích ứng và chống chọi lại với ảnh hưởng của dịch bệnh trong giai đoạn 2020 - 2021, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (2022) và tình hình kinh tế suy thoái giai đoạn 2022 - 2023, để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng tre công nghiệp, hiện tại công ty đã và đang sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
Ưu tiên hỗ trợ xây dựng doanh nghiệp đầu đàn để dẫn dắt và tiêu thụ nguyên liệu cho nông dân thông qua các chính sách thuế VAT và TNDN ưu đãi, lãi suất ưu đãi, hạ tầng ưu đãi, hoàn thuế khi nền kinh tế suy thoái..Hơn nữa, Trung Quốc xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển tre trúc với toà nhà khủng giữa trung tâm Bắc Kinh với các chuyên gia hàng đầu; hỗ trợ kinh phí nghiên cứu giúp phát triển công nghệ và sản phẩm. Quan trọng nhất là cần có chứng nhận cho nguồn nguyên liệu (ví dụ như FSC) bởi nó chứng minh cho một vật liệu hoặc sản phẩm nhất định đáp ứng các yêu cầu về chất lượng; đây được xem là một tấm vé vào các thị trường nước ngoài khó tính như Hoa Kỳ, EU,… Ngoài ra, cần phải có những công nhân lành nghề để chế biến tre thành tài nguyên có thể sử dụng được. Họ tạo áp lực lớn do khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, đặc biệt thường so sánh với các sản phẩm cùng loại ở Trung Quốc, do đó khả năng đàm phán giá cao cũng như việc lựa chọn thay đổi nhà cung ứng dễ dàng.
Có thể thấy, tuy đã tiếp cận được thị trường Hoa Kỳ nhưng tính bao phủ chưa lớn, hơn nữa, quá trình xâm nhập công ty còn gặp phải nhiều khó khăn do sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, rào cản thương mại riêng…. Thứ ba, chất lượng sản phẩm đạt ở mức trung bình, mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, không kịp đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường còn yếu. Bên cạnh những cơ hội, những Hiệp định thương mại tự do cũng có nhiều thách thức với những hàng rào kỹ thuật trong thương mại, quy định xuất xứ hàng hóa, chứng chỉ rừng, nguồn gốc nguyờn liệu an toàn cho người sử dụng,…Do vậy, việc chưa tỡm hiểu rừ những thụng tin về thị trường có thể gây ra khó khăn cho Công ty khi xuất khẩu, cũng như bỏ lỡ cơ hội trong quá trình xúc tiến bán hàng.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty, BWG Mai Châu đã và đang sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để nhanh chóng gia nhập vào các thị trường xuất khẩu tiềm năng, quảng bá sản phẩm thân thiện đến với bạn hàng thế giới, đã tạo ra được một rào cản lớn với các đối thủ muốn gia nhập ngành. Công ty phải nghiên cứu thị trường để nắm bắt các thông tin về cung, cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh,… để từ đó có thể lựa chọn được mặt hàng chủ lực, đối tượng giao dịch, phương thức thanh toán sao cho đạt hiệu quả cao nhất, giúp công ty tổ chức tốt hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, làm đa dạng hóa mặt hàng, tạo động lực để phát triển sản xuất trong nước đồng thời sẽ tạo ra sự cân đối cho nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu.