MỤC LỤC
Vì vậy, khóa luận này của em sẽ tập trung vào làm rừ cơ hội và thỏch thức đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm mõy tre đan của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport sang thị trường Châu Âu trong bối cảnh Việt Nam thực thi EVFTA. Từ đó đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Công ty sang EU trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA.
Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 1.5.3. Số liệu sử dụng để nghiên cứu được thi tập trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2023.
Ngoài lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu – sơ đồ - hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Từ khâu nghiên cứu phát triển, phát triển sản phẩm hay đầu tư nước ngoài, xuất khẩu đóng vai trò thử nghiệm để các hình thức xâm nhập thị trường khác theo sau như đầu tư nước ngoài được phát triển mạnh mẽ. Phân tích SWOT thực chất là việc kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu (có được từ việc phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp) với cơ hội, thách thức (có được từ việc phân tích môi trường bên ngoài) một cách logic, có chủ đích, đảm bảo có tính chiến lược phù hợp. Trong nghiên cứu năm 2011 của Ghazinoory và cộng sự, nhóm đã tổng quan các nghiên cứu về SWOT từ hơn 500 bài báo và chỉ ra rằng SWOT ban đầu được hình thành nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức hoạch định chiến lược nhưng qua thời gian công cụ này đã được phát triển với nhiều mục đích khác nhau, áp dụng cho nhiều lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp khác nhau.
- Biến đổi khí hậu, tình hình biển đảo diễn biến phức tạp cũng như việc kiểm soát vùng nguyên liệu tác động đến nguồn cung cấp làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, vận chuyển và cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp. - Các hiệp định thương mại giúp giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường tiềm năng, cải thiện khả năng cạnh tranh và tăng doanh số xuất khẩu. Các doanh nghiệp nên tận dụng các cơ hội tăng cường hợp tác thương mại với các đối tác nước ngoài, chẳng hạn như ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,….
- Các thủ tục hải quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các nước nhập khẩu phức tạp và tốn nhiều thời gian, làm cho chi phí tăng lên khi doanh khiếp phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các quy định của nước nhập khẩu. Hơn nữa việc thu mua từ nhiều làng nghề khác nhau để đủ số lượng khiếp doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát đầu vào và đầu ra do sự khác biệt về tiêu chuẩn chất lượng giữa các làng nghề.
Xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của Công ty sang thị trường EU trên cơ sở thực hiện các giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu mây tre đan. Xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của Công ty sang thị trường EU trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thân thiện môi trường; tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, bao gồm cả công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất. Căn cứ vào những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty CP XNK thủ công mỹ nghệ Artexport khi xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA thì chiến lược W – O là chiến lược phù hợp với hoàn cảnh của Công ty hiện tại.
Các cơ hội như mở rộng thị trường và nâng cao năng lực sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh mà còn cải thiện năng lực cạnh tranh và khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, tận dụng những cơ hội này có thể là phương tiện hiệu quả để cải thiện hiệu suất kinh doanh và tăng trưởng. Công ty nên hợp tác chặt chẽ với các tổ chức xúc tiến thương mại uy tín trong và ngoài nước để tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, khảo sát thị trường tiềm năng, tìm kiếm bạn hàng uy tín trên khắp thế giới, bao cấp mọi chi phí cho các cán bộ của Công ty đi khảo sát thị trường, tìm kiếm bạn hàng, chi phí mua hàng mẫu và gửi hàng mẫu ra nước ngoài. Thứ tư, tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết trong EVFTA và các nội dung hợp tác khác vào mục tiêu phát triển và hợp tác nhằm tăng cường khả năng thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU nhờ tận dụng tốt những cơ hội từ Hiệp định này.
Xây dựng các sàn giao dịch thương mại điện tử; nền tảng hội chợ, triển lãm trực tuyến; xây dựng, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu; xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến … nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo, khóa tập huấn về xúc tiến thương mại, công nghệ thông tin và truyền thông. Bên cạnh đó Công ty cắt cử các nhân viên, cán bộ nhiệt tình, năng nổ về các làng nghề tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu, khảo sát thị trường để tìm kiếm những sản phẩm mới, mẫu mã mới làm phong phú thêm những sản phẩm có khả năng xuất khẩu cũng như các sản phẩm có chất lượng tốt cho Công ty. Đầu tư vào nguồn nhân lực: Ngành mây tre đan là một ngành mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người lao động, Công ty phải có kế hoạch đào tạo lao động bài bản, thường xuyên bồi dưỡng năng lực cho người lao động, đầu tư máy móc công nghệ phụ trợ cho các làng nghề để nhân công có thể tập trung hơn vào chuyên môn của mình.
Chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm: Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua tiêu chuẩn và thương hiệu là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với các Công ty để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường EU. Cần xây dựng lộ trình chiến lược tổng thể để đưa ra những định hướng, kế hoạch, lộ trình cho các bộ, ngành, và địa phương nhằm triển khai đầy đủ, kịp thời các cam kết của EVFTA, giúp hiện thực hóa lợi ích của Hiệp định này cho người dân và doanh nghiệp. Phối hợp với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc thông tin về tình trạng pháp lý và khả năng thanh toán của đối tác, nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu, nhất là ở các quốc gia, vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế.
Hiệp hội cũng phối hợp với VCCI và các hiệp hội ngành hàng khác tham vấn cơ chế, chính sách, các vấn đề về tăng lương tối thiểu vùng, luật lao động, cắt giảm thủ tục hành chính, …Đồng thời đề xuất các kiến nghị với chính phủ và các cơ quan nhà nước về các giải pháp hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp khắc phục những khó khăn do khủng hoảng kinh tế và xung đột quân sự Nga – Ukraina gây ra. Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cần tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành hàng xuất khẩu mây tre đan có thể kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và tạo ra các liên kết hợp tác từ đó tăng trưởng sức mạnh trạnh tranh của toàn bộ ngành trước thách thức và cơ hội của EVFTA. Thành lập quỹ chung gắn kết các doanh nghiệp, sử dụng phục vụ cho lợi ích chung của ngành, tránh tình trạng không thống nhất đoàn kết dẫn đến năng lực cạnh tranh giảm tạo thời cơ cho các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam cũng như thị trường mây tre đan quốc tế.